Mô hình PEST và cách áp dụng

Mô hình PEST là một trong những mô hình tầm cỡ vĩ mô được áp dụng trong hoạch định chiến lược kinh tế đem lại hiệu quả ấn tượng. Hiểu và vận dụng được mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xác định được đường đi đúng đắn, hạn chế rủi ro và đem lại nguồn lợi kinh doanh lớn hơn. Vậy mô hình PEST là gì và cách áp dụng như thế nào, mời bạn xem tiếp trong bài viết dưới đây!

Mô hình PEST là gì?

Mô hình PEST là mô hình nghiên cứu những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp thông qua bốn yếu tố chính của môi trường vĩ mô có tác động trực tiếp đến nền kinh tế, bao gồm: Yếu tố chính trị (P), yếu tố kinh tế (E), yếu tố văn hóa - xã hội (S), yếu tố công nghệ (T). Xuất hiện từ những năm 1960 với tên gọi đầu tiên là ETPS, sau đó đổi tên thành STEP và hiện nay là PEST. 

Ngoài ra PEST còn có nhiều biến thể khác sau khi bổ sung các yếu tố về dân tộc, nhân khẩu học, công nghệ, khí hậu,... Tuy nhiên, 4 yếu tốkinh tế, chính trị, công nghệ, văn hóa - xã hội nêu trên vẫn là cốt lõi, tác động trực tiếp đến từng doanh nghiệp và rộng ra cả nền kinh tế. Do đó, khi nghiên cứu mô hình PEST, bạn phải phân tích cụ thể rõ ràng 4 yếu tố này để tìm ra chiến lược phù hợp nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

Mô hình PEST cần thiết cho ai?

Mô hình PEST thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng cần đến mô hình này và cũng không phải ai cũng có đủ khả năng để trả lời những câu hỏi trong đó. Phần lớn các doanh nghiệp sử dụng mô hình PEST là các doanh nghiệp lớn có đầy đủ đội ngũ quản lý cấp cao, các nhà tư vấn chiến lược giỏi chuyên môn và có khả năng phán đoán chính xác. 

Đặc biệt là những đối tượng có thể ra quyết định như tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phòng, đối tác của doanh nghiệp,... Bởi tầm quan trọng ở mức độ vĩ mô, do đó mô hình này ít được sử dụng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng mô hình này vào doanh nghiệp mình cũng sẽ đem lại kết quả khả quan.

Nội dung cụ thể về mô hình PEST

Phân tích đúng mô hình PEST và đưa ra chiến lược chính xác sẽ hạn chế rủi ro và giảm thiểu được mối đe dọa ẩn tàng có thể xảy đến với doanh nghiệp. Đây là công cụ giúp bạn nắm rõ được tổng thể bối cảnh môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, luôn chủ động trong mọi tình huống và bao quát được các biện pháp xử lý vấn đề. 

Yếu tố chính trị - luật pháp (Political)

Yếu tố chính trị có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các hoạt động đời sống - kinh doanh của mọi đối tượng trên một khu vực lãnh thổ. Khi thành lập và hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải tuân thủ các thể chế và quy định pháp luật tại khu vực/quốc gia đó. Có thể nói, pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Ở yếu tố P, bạn cần quan tâm đến một vài vấn đề sau:

  1. Sự ổn định của chính trị: có xảy ra xung đột chính trị tại khu vực doanh nghiệp bạn hoạt động không? Các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất như thế nào, có bị gây trở ngại khó khăn gì không?
  2. Mức độ can thiệp của chính phủ: vai trò và thái độ của chính phủ như thế nào đối với nền kinh tế, các chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho doanh nghiệp, mức độ kiểm soát của nhà nước trên từng lĩnh vực kinh tế.
  3. Hệ thống pháp luật: thuế, lao động, môi trường, chính sách kinh tế thương mại,... Bạn càng nắm rõ hệ thống luật pháp bao nhiêu, doanh nghiệp càng giảm bớt đi những thiệt hại do thiếu hiểu biết bấy nhiêu.
  4. Các chính sách phát triển kinh tế, xã hội: chính sách thương mại, chính sách kích cầu, chinh sách tiền lương cơ bản, chính sách lãi suất,...

Yếu tố kinh tế (Economic)

Các yếu tố kinh tế ngán hạn hay dài hạn đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Để hiểu rõ được yếu tố này bạn cần xem xét một yếu tố liên quan đến kinh tế như sau:

  1. Mức độ tăng trưởng GDP kinh tế: Mức độ này thể hiện sự phát triển kinh tế của khu vực, con số tăng thì nền kinh tế đang cải thiện, cũng có nghĩa là doanh nghiệp được tạo điều kiện càng phát triển và ngược lại.
  2. Triển vọng của nền kinh tế trong tương lai: tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số hiệu quả sử dụng vốn,...
  3. Hệ thống tiền tệ: các chính sách và công cụ điều tiết cung ứng tiền tệ có thể ảnh hưởng đến việc vay vốn của doanh nghiệp và hành vi tiêu dùng của khách hàng. 
  4. Cán cân thương mại, lạm phát và giảm phát, hiệp định thương mại: có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp.
  5. Cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên: đầu vào của doanh nghiệp, đóng vai trò thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp. Nơi nào cơ sở hạ tầng vững chắc hiện đại, nhiều tài nguyên thiên nhiên thì các doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh hơn.
  6. Các chính sách kinh tế cũng như sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế.

Yếu tố văn hóa - xã hội (Social_

Yếu tố này ảnh hưởng đến nhu cầu về từng sản phẩm của người dân và doanh nghiệp. Từ đó có thể đưa ra định hướng về cách doanh nghiệp cung ứng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó. Rất rõ ràng, bạn không thể bán các sản phẩm từ thịt heo tại Indonexia hoặc thịt bò tại Ấn Độ.

Các vấn đề bạn cần quan tâm đến ở đây chính là: các tổ chức xã hội, tiêu chuẩn và giá trị văn hóa, đặc điểm dân số, cơ cấu lứa tuổi, thái độ nghề nghiệp... Với việc phát hiện và xác định rõ những vấn đề này, doanh nghiệp bạn có thể thay đổi để thích ứng với yêu cầu của khách hàng từng khu vực. Customer Insights - "những sự thật ngầm hiểu" của khách hàng là một phần không thể thiếu của yếu tố "S".

Yếu tố công nghệ (Technological)

Công nghệ và cải tiến kỹ thuật đã tạo ra những sản phẩm mới, quy trình hoàn toàn mới giúp giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Các kênh phân phối sản phẩm ngày càng được mở rộng giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu hơn.

Người dùng thay đổi thói quen tiêu dùng, thích mua hàng trực tuyến do đó các doanh nghiệp cũng phải thay đổi thói quen bán hàng. 

Cách áp dụng mô hình PEST vào thực tế

> Bước 1: Xác định lĩnh vực doanh nghiệp bạn đang nắm giữ. Thu thập tin tức vĩ mô về 4 yếu tố đã nói ở trên.

> Bước 2: Chọn lựa yếu tố có tính quan trọng, chia rõ những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến doanh nghiệp. Bạn có thể tạo thang điểm chấm để có cái nhìn rõ ràng hơn về mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố.

> Bước 3: Phân tích và đưa ra kết luận cho từng yếu tố đã chọn lọc đối với ngành và lĩnh vực doanh nghiệp bạn kinh doanh.

> Bước 4: Đưa ra hành động cụ thể cho tương lai của doanh nghiệp.

Tổng Kết

Mô hình PEST có vai trò quan trọng không thể thiếu cho doanh nghiệp nếu muốn phân tích thị trường. Việc nghiên cứu kỹ càng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong tương lai gần và hệ lụy to lớn trong tầm dài hạn. Đây là giải pháp cứu cánh cần được coi trọng hơn ngay cả đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

>> Có thể bạn quan tâm:

Phân tích SWOT là gì? Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả

5 bài học đắt giá dành cho các mô hình startup

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Email là gì? 4 cách tạo địa chỉ email nhanh...

Địa chỉ email là gì? Đây là một địa chỉ thư điện tử, được dùng để trao đổi thư tín qua lại bằng internet. Ngày nay, hầu như mỗi cá nhân...

Beacon là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của công...

Beacon là gì? Beacon là công nghệ được hình thành để hỗ trợ quá trình marketing, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội như Tiktok. Tìm...

UID là gì? Cách lấy UID Tiktok, Facebook đơn giản

UID một dãy số được dùng để định danh một tài khoản trên nền tảng mạng xã hội. UID có tầm quan trọng trong việc giúp xây dựng chiến lược...

Thư viện quảng cáo là gì? Cách xem Facebook ads...

Thư viện quảng cáo là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp người dùng có thể nghiên cứu và xây dựng được chiến dịch quảng cáo thích hợp cho mình.

Top 6 phần mềm SEO Facebook miễn phí, mới nhất 2024

Các phần mềm SEO Facebook hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà bán hàng trong việc quản trị fanpage và kinh doanh online. Tìm hiểu 6 phần mềm...

Top 22 phần mềm marketing Facebook đối thủ không...

Các phần mềm facebook marketing là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những nhà marketer. Tham khảo ngay top 22 phần mềm facebook marketing hiệu...

Bài viết mới nhất


SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.

Weebly là gì? Hướng dẫn tạo website bằng Weebly...

Weebly là nền tảng thiết kế website thân thiện với người dùng, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc nhà bán hàng trực tuyến.

Three.js là gì? Tổng quan thư viện ThreeJS cho...

Three.js là thư viện JavaScript mạnh mẽ hỗ trợ xây dựng các ứng dụng tương tác, từ game, thương mại điện tử đến mô phỏng kiến trúc.

Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.

15 nền tảng CMS thông dụng tốt nhất năm 2025

CMS (Content Management System) là hệ thống để tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung một cách dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình.

Design Pattern là gì? Các loại Design Pattern...

Design Pattern là gì? Đây là những mẫu thiết kế giúp tổ chức mã nguồn, tăng tính linh hoạt và dễ dàng bảo trì hệ thống.

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm hiểu chi tiết...

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ...

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác thực phổ...