Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

4.5/5 (914 Reviews)

Là một trong những bộ mã hóa hàng đầu, MD5 được biết đến với khả năng kiểm tra dữ liệu toàn vẹn và vô cùng chính xác. Để có thể ứng dụng mã MD5 hiệu quả trong lập trình, người dùng cần hiểu được MD5 là gì, các cách kiểm tra mã MD5 và trường hợp nên sử dụng MD5. Tìm hiểu ngay những kiến thức này trong bài viết dưới đây nhé! 

Mã MD5 là gì?

MD5 được viết tắt từ cụm từ Message Digest Algorithm 5, có nghĩa là Tiêu hóa tin 5. Đây là hàm số đã được mã hóa, với giá trị Hash dài 128-bit. Trong kỹ thuật, mã MD5 được dùng để kiểm tra tính toàn vẹn của file dữ liệu hoặc cho phép sao chép giữa nhiều thiết bị khác nhau. 

Mã MD5 là gì?

Khi thực hành với mã hóa MD5, kết quả trả về luôn là một chuỗi với độ dài cố định gồm 32 ký tự và chỉ tương ứng với một chuỗi input đầu vào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, đầu vào là hai mẫu khác nhau, nhưng cho ra kết quả giống nhau. Điều này có thể giải thích là bởi vì quá trình xử lý của mã MD5 đã xảy ra lỗ hổng. 

Thuật toán MD5 và cách hoạt động

MD5 là một thuật toán băm mật mã chuyển một đoạn thông tin có chiều dài thay đổi thành một kết quả có chiều dài không đổi là 128 bit. Mẩu tin đầu vào được chia thành các khối 512 bit. Trước khi xử lý, các khối này được độn để chiều dài của chúng chia chẵn cho 512. Quá trình độn như sau:

  • Đầu tiên, một bit 1 được gắn vào cuối mẩu tin.
  • Tiếp theo, một dãy các số 0 được thêm vào cho đến khi chiều dài của mẩu tin là 64 bit ít hơn một bội số của 512.
  • Cuối cùng, một số nguyên 64 bit đại diện cho chiều dài của mẩu tin gốc được thêm vào.

Thuật toán MD5 chính hoạt động trên một trạng thái 128 bit, được chia thành bốn từ 32 bit. Các từ này được khởi tạo với các hằng số cố định. Thuật toán chính sau đó sẽ xử lý các khối tin 512 bit, mỗi khối xác định một trạng thái. Quá trình xử lý khối tin bao gồm bốn giai đoạn giống nhau, gọi là vòng. Mỗi vòng gồm 16 tác vụ giống nhau. Mỗi tác vụ bao gồm các bước sau:

  • Sử dụng hàm phi tuyến F để tính một giá trị mới từ trạng thái hiện tại.
  • Cộng giá trị mới với trạng thái hiện tại.
  • Dịch trái trạng thái hiện tại một số bit.

Có bốn khả năng cho hàm F. Mỗi khả năng được sử dụng trong một vòng khác nhau.

Thuật toán MD5 và cách hoạt động

Ứng dụng của mã hóa MD5

Mã hóa MD5 có thể được ứng dụng trong nhiều trường hợp. Sau đây là hai chức năng cơ bản nhất của MD5 trong thực tế:  

Mã hóa mật khẩu

Thuộc tính nổi bật của MD5 là không thể dịch ngược (không thể mã hóa ngược), là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong mã hóa mật khẩu. Do đó, nhiều ứng dụng hay nền tảng hiện nay sử dụng MD5 để gia tăng tính bảo mật cho người dùng. 

Kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu

Kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu là quá trình so sánh kết quả đầu vào và đầu ra có tương thích với nhau hay không, dựa trên sự hỗ trợ của MD5. Quá trình yêu cầu bên phát hành dữ liệu phải cung cấp mã MD5 có sẵn để có thể tiến hành kiểm tra. 

Chẳng hạn, khi tải một phần mềm X trên mạng từ một nguồn không chính chủ, anh A đã mã hóa phần mềm X bằng thuật toán MD5 để đảm bảo phần mềm không bị chỉnh sửa hoặc bị chèn virus. Khi so sánh kết quả với mã MD5 từ nhà phát hành của phần mềm X, kết quả là giống nhau. Lúc đó, anh A có thể tin tưởng phần mềm được tải về là toàn vẹn. 

Với những tệp tin không phải văn bản thuần túy, người dùng có thể sử dụng một hàm băm để thực hiện bài kiểm tra tính toàn vẹn. Điều này sẽ giúp các thao tác diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. 

Ứng dụng của mã hóa MD5

2 Biện pháp sử dụng MD5 với "Salt" để tăng độ an toàn

Sự kết hợp giữa "Salt" và MD5 là gì? Đây thực chất là chỉ là một cú pháp thông thường của MD5, đi kèm với "Salt" khi mã hóa thuật toán. Để sử dụng chúng tối hơn, người dùng có thể ứng dụng trong: 

Giảm khả năng bị “vét cạn”

Khi thêm "Salt" và câu lệnh của MD5 để mã hóa, người dùng có thể làm giảm nguy cơ thông tin output bị “vét cạn” và dễ dàng đánh cắp. Mặc dù là hàm mã hóa không thể dịch ngược, MD5 vẫn có thể gặp một số lỗ hổng về bảo mật đối với các bộ đầu vào phổ biến như là anhyeuem, 123123, 123456, iloveyou,... Mọi người có thể tìm kiếm được công cụ Crack MD5 (dịch ngược MD5) trên Google để trải nghiệm kết quả. 

Khi thêm "Salt" vào, cách để mã hóa các chuỗi lệnh phổ biến kể trên là vô cùng khó khăn và phức tạp. Trừ khi, giá trị "Salt" được gắn quá đơn giản, người dùng hoàn toàn có thể an tâm về yếu tố bảo mật. 

>>> Xem thêm: 2FA là gì? Bảo mật 2 lớp là giải pháp bảo mật không thể thiếu hiện nay

Giảm sự đụng độ 

Kết quả mã hóa MD5 có thể bị trùng nhau (đụng độ) trong một số trường hợp. Để giảm thiểu vấn đề này, người dùng nên sử dụng kèm với "Salt" ở vị trí đầu vào của thuật toán. Nhờ vậy, tỉ lệ đụng độ giữa các kết quả là khá thấp.  

Sử dụng MD5 với "Salt" giúp nâng cao độ an toàn

Cách kiểm tra mã MD5 online trên trình duyệt máy tính

Khi hiểu rõ mã MD5 là gì, người dùng có thể bắt check mã MD5 trên trình duyệt máy tính một cách đơn giản. Mọi người có thực hiện 3 bước cho cả 2 trình duyệt sau: 

Online MD5

Online MD5 nổi bật với khả năng so sánh, thay đổi hoặc thậm chí là bẻ khóa mã hóa MD5 trong trường hợp cấp thiết. Đây là trình duyệt có cách thức hoạt động tương đối đơn giản và dễ sử dụng. 

Bước 1: Truy cập vào link kiểm tra MD5

Người dùng phải truy cập vào website Online MD5. Tại đây, người dùng sẽ nhìn thấy giao diện chính của trình duyệt, và cần chú ý đến 3 đối tượng là Compare with, Choose File và File Checksum.

Cách kiểm tra mã MD5 online trên trình duyệt máy tính bước 1

Bước 2: Sao chép mã MD5

Khi kết thúc quá trình tải một file bất kỳ, người dùng sẽ nhận được thông tin của file đó, bao gồm cả 1 mã duy nhất. Hãy click vào file và sao chép dòng mã, sau đó dàn vào ô Compare with trên trình duyệt. 

Người tiếp tục chọn Choose File, và lựa chọn đúng file cần kiểm tra. Hãy nhớ rằng dung lượng file không vượt quá 4GB.  

Cách kiểm tra mã MD5 online trên trình duyệt máy tính bước 2

Bước 3: Kiểm tra mã MD5

Hệ thống Online MD5 có thể check mã trong vòng vài giây. Khi xuất hiện dấu tích và 2 mã dòng Compare with và File Checksum đều giống nhau, file được kiểm tra đã đảm bảo tính toàn vẹn là tuyệt đối. 

Cách kiểm tra mã MD5 online trên trình duyệt máy tính bước 3

MD5File

Cách thức vận hành của MD5 File tương tự với Online MD5, tuy nhiên, người dùng không tương tác qua hộp thoại mà trực tiếp trên màn hình trình duyệt. Cụ thể, người dùng cần phải: 

Bước 1: Truy cập vào website của MD5 File

Người dùng truy cập vào website của MD5 File theo đường dẫn sau: https://md5file.com/calculator. Người dùng nên quan tâm đến hai đối tượng cơ bản là Drop files here or click to select và Choose Files.  

Cách kiểm tra mã MD5 bằng MD5 File

Bước 2: Lựa chọn phần muốn kiểm tra

Khi đăng nhập vào web, hệ thống mặc định kiểm tra tất cả. Người dùng chỉ nên chọn MD5 để kiểm tra riêng mã hóa MD5 cho dữ liệu. 

Bước 3: Chọn file kiểm tra và kết thúc

Người dùng có thể click vào Drop files here or click for select để chọn đúng file muốn kiểm tra mã hóa MD5, và chờ đợi kết quả hiển thị trên màn hình.  

Cách kiểm tra mã MD5 trên máy tính

Hiện nay, hai phần mềm hỗ trợ check MD5 miễn phí trên máy tính nổi tiếng là FFSJ và MD5 Checker. Cùng tìm hiểu cách kiểm tra mã hóa MD5 với hai ứng dụng này ngay dưới đây: 

FFSJ

Người cài đặt có thể lựa chọn một trong hai phiên bản của FFSJ là:

  • FFSJ Lite: là phần mềm nhỏ, có khả năng hỗ trợ rất nhiều các tính năng cơ bản để check MD5, và phù hợp với nhiều người dùng. 
  • FFSJ Standard: là phần mềm yêu cầu đặc quyền của quản trị viên khi tiến hành bất kỳ cài đặt nào trên ứng dụng. 

Cách kiểm tra mã MD5 trên máy tính bằng FFSJ

Để tiến hành check mã MD5 trong FFSJ, người dùng cần thực hiện 3 bước sau đây:

  • Bước 1: Tải công cụ FFSJ về máy tính và bắt đầu khởi động.
  • Bước 2: Chọn vào mục MD5 Checksum
  • Bước 3: Tìm đường link dẫn tới file dữ liệu cần kiểm tra mã hóa MD5 tại dòng Get MD5 signature from.
  • Bước 4: Chọn Get & Copy và đợi quá trình hoàn tất. 

MD5 Checker 

Phần mềm MD5 Checker cho phép check mã MD5, thêm, hoặc cập nhật các MD5 checksum một cách nhanh chóng và dễ dàng. MD5 Checker thực chất là phần mềm di động, và có thể được lưu trữ ở bất kỳ thiết bị ngoài nào như ổ cứng di động, thẻ nhớ, USB và ổ đĩa mềm.  

Nếu muốn kiểm tra mã MD5 bằng MD5 Checker, người dùng phải thực hiện các bước như sau:  

Bước 1: Tải phần mềm MD5 Checker

Người dùng tìm kiếm tên phần mềm MD5 Checker trên Google và chọn trang web có chứa file nén tải phần mềm. Sau đó chọn phần mềm có bộ bit tương thích với máy tính của mình. 

Bước 2: Cài đặt MD5 Checker 

Khi đã tải xong, người dùng không cần phải “Run as administrator” mà chỉ cần tiến hành sao chép mã MD5 đã được chia sẻ từ trước ở giao diện chính, và dán vào ô Paste.  

Bước 3: Tìm đúng file đã tải về

Người dùng cần nhấp chuột vào mục Browser để tìm kiếm file dữ liệu vừa được tải về, và kiểm tra xem dãy mã có trùng khớp hay không. Nếu có bất kỳ lỗi nào, phần mềm đó có thể đã bị chỉnh sửa hoặc chèn thêm virus.

Cách kiểm tra mã MD5 trên máy tính bằng MD5 Checker  

Câu hỏi thường gặp về MD5

Trong khi kiểm tra mã hóa MD5, người dùng không thể tránh khỏi một số vấn đề phát sinh. Hiểu được điều đó, LPTech đã tổng hợp các câu hỏi thường gặp về MD5 để hỗ trợ tốt hơn cho người sử dụng. 

Thời gian kiểm tra mã MD5 có lâu không?

Câu trả lời dựa trên dung lượng của file tải về. Trong trường hợp file dữ liệu càng lớn, thời gian để chương trình có thể kiểm tra càng dài. Cho nên, người dùng cần kiên nhẫn trong suốt quá trình quét trước khi cài đặt những ứng dụng quan trọng như hệ điều hành. 

Tuy nhiên, khi tải từ các trang chủ của nhà phát triển ứng dụng, người dùng sẽ không cần phải kiểm tra mã hóa MD5 vì tính toàn vẹn của chúng gần như tuyệt đối. 

Làm thế nào check virus khi không có mã MD5 từ nhà phát hành?

Khi không có mã MD5 của nhà phát hành, người dùng nên bật tường lửa Windows Defender hoặc bất kỳ phần mềm bảo mật nào khác. Điều này sẽ hạn chế rủi ro từ các phần mềm độc hại cho máy tính của người dùng. Trên thực tế, các phần mềm uy tín đều cung cấp mã MD5 cho người dùng. Cho nên, với các phiên bản không có MD5, khả năng cao file đó bị lỗi. 

Đâu là những phương pháp mã hóa khác MD5?

Nếu người dùng muốn tìm hiểu thêm về các phương pháp mã hóa, có thể tham khảo một số loại phổ biến sau: CRC-16, MD2, MD4, SHA1, SHA512, Keccak-256 và Shake-256. 

Làm sao để tải file không cần kiểm tra sự toàn vẹn?

Đối với các file thông thường, người dùng có thể sử dụng IDM để hỗ trợ quá trình tải phần mềm diễn ra nhanh hơn. Nhờ vậy, tính toàn vẹn cũng được đảm bảo tốt hơn khi chỉ bằng trình duyệt thông thường.

Với một số file đặc thù, có tính bảo mật cao như hợp đồng kinh doanh, người dùng vẫn nên kiểm tra mã hóa để đảm bảo nội dung không bị thay đổi. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về MD5 là gì, và hướng dẫn check MD5 trên đa nền tảng. Hi vọng mọi người đã nắm được những kiến thức cơ bản về MD5 cũng như một số ứng dụng của loại mã hóa này. Tìm đọc thêm các bài viết về lập trình và phương thức mã hóa tại website của LPTech để có thể thành thạo hơn với dữ liệu nhé!

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử đơn vị

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi...

CSRF là gì? Tìm hiểu cách chống tấn công giả mạo chủ thể

CSRF là gì? Tìm hiểu cách chống tấn công giả mạo...

CSRF (Cross-Site Request Forgery) là một dạng tấn công trong các ứng dụng web. Tìm hiểu chi tiết về CSRF và cách bảo vệ ứng dụng khỏi...

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware trong backend

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và...

JWT là gì? Tìm hiểu về khái niệm JSON Web Token

JWT là gì? Tìm hiểu về khái niệm JSON Web Token

JWT (JSON Web Token) là một phương thức xác thực bằng mã hóa phổ biến trong các ứng dụng web, giúp truyền tải thông tin, xác thực và ủy...

Shell là gì? Các loại môi trường dòng lệnh phổ biến

Shell là gì? Các loại môi trường dòng lệnh phổ biến

Shell còn được gọi là môi trường dòng lệnh. Đây là nơi cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành thông qua các dòng lệnh. Tìm hiểu...

NVM là gì? Tìm hiểu định nghĩa và cách sử dụng NVM

NVM là gì? Tìm hiểu định nghĩa và cách sử dụng NVM

NVM là viết tắt của Non Volatile Memory hay còn gọi là bộ nhớ không bay hơi. Đây là một loại loại lưu trữ máy tính giúp lưu dữ liệu ngay...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.