Làm Content Marketing hiệu quả với chiến lược phân tích đối thủ cạnh tranh

"Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng", câu tục ngữ này không chỉ đúng trong bối cảnh xưa mà cả xã hội hiện đại ngày này. Chiến lược phân tích đối thủ cạnh tranh là một trong những bước quan trọng mà người làm content marketing phải thực hiện để cải thiện cũng như gia tăng độ hiệu quả cho các chiến dịch content của mình. Dưới đây là 6 yếu tố giúp marketer phân tích content của đối thủ đúng cách và đem đến hiệu quả cao!

Phân tích content marketing của đối thủ cạnh tranh là gì?

Phân tích content marketing của đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá đối thủ dựa trên các chiến lược nội dung của họ. Việc xem xét các chiến lược content của đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp chọn lọc được những kinh nghiệm, cách triển khai, các chủ đề và nội dung hay để ứng dụng cho công ty mình sao cho tạo được nhiều tương tác và hiệu quả chuyển đổi.

Ba hoạt động chính trong phân tích chiến lược content marketing của đối thủ cạnh tranh là:

  1. Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh
  2. Dự đoán hành vi đối thủ
  3. Vận dụng vào content marketing của mình

Khi bạn thực hiện đầy đủ các bước bạn có thể lên kế hoạch marketing để vượt mặt đối thủ, giảm rủi ro đe dọa trong tương lai và có lợi thế cạnh tranh hơn khi biết rõ đối thủ. Hãy tự mình đặt ra các câu hỏi trong quá trình phân tích đối thủ như:

  1. Đối thủ cạnh tranh là ai? 
  2. Đối thủ của bạn lo sợ điều gì?
  3. Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của đối thủ mà bạn dự đoán
  4. Chiến lược content marketing của đối thủ theo đuổi ra sao? Đã thành công chưa?
  5. Điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm mà đối thủ cung cấp? Có dịch vụ kèm theo, khuyến mại,...gì không?

Cách phân tích đối thủ khi làm content Marketing

Như LPTech đã giải thích khi tiếp thị nội dung mình tự sáng tạo không chưa đủ, bởi sẽ có chiến lược thành công nhưng cũng có thất bại. Đối với những đối thủ cạnh tranh mạnh hơn, họ làm nội dung hay và thu hút khách hàng chính là điều mà mỗi doanh nghiệp nên học hỏi để phát triển và tăng độ hiệu quả cho content của mình.

Học hỏi từ các kênh truyền thông của đối thủ

Một trong những cách đầu tiên để các team content có thể phân tích nội dung đối thủ hiệu quả chính là xem các kênh truyền thông của đối thủ. Đây à nơi đối thủ của bạn sẽ xuất bản các ấn phẩm truyền thông và thực thi các chiến lược quảng bá sản phẩm/dịch vụ.

Hãy xem đối thủ của bạn đang thực hiện tốt điều gì, ý tưởng content của họ hấp dẫn ra sao. Khi nghiên cứu kỹ bạn sẽ thấy thương hiệu, phong cách, giọng điệu của doanh nghiệp đứng đằng sau sản phẩm đó.

Để ý các content có sức hút lớn, viral cao để học hỏi cách đối thủ làm marketing cho thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của họ. Ngoài việc cập nhật liên tục các mẩu content đa dạng của đối thủ, bạn cũng nên chăm lướt website, học hỏi cách họ tiếp cận và chăm sóc khách hàng.

Những dạng nội dung bạn có thể tham khảo, học hỏi ví dụ như: blog, các bản thu audio, webinar, sách điện tử, video, bản thuyết trình, bản tin,...

Tìm kiếm những bài đăng thu hút nhiều sự quan tâm nhất

Để đánh giá cụ thể từng chi tiết trong chiến lược content marketing của đối thủ, đừng bỏ qua những bài đăng được nhiều tương tác của đối thủ. Kiểm tra nội dung của đối thủ, phân tích diễn biến tâm lý khách hàng và điều gì khiến họ bị thu hút bởi content đó. 

Dù phải học tập liên tục tuy nhiên hãy nhớ rằng, nếu bạn mãi đứng dưới một cái bóng bạn chẳng thể nào toả sáng được. Làm content marketing cũng vậy! Việc kiên trì học hỏi các điểm hay điểm tốt trong content marketing là rất tốt, nhưng nếu bạn copy y chang chẳng nhứng bị "đạo văn" mà còn không có gì ấn tượng cả. 

Hãy học hỏi một cách có chọn lọc, phát triển thêm những ý tưởng hay mới, đầu tư content và tạo dấu ấn xoáy sâu vào nhu cầu mong muốn của khách hàng khiến khách hàng khắc ghi content của bạn. Những content bổ ích có thể lưu lại trong tâm trí khách hàng, níu chân khách hàng dài lâu và chuyển đổi họ trở thành người khách hàng/người xemtrung thành của doanh nghiệp của bạn

Tăng lượt truy cập từ nhiều nguồn

Đối thủ của bạn thu hút các lượt truy cập website như thế nào? Hãy học hỏi điều đó! Kiểm tra kênh phân phối họ sử dụng, nguồn blog, cách viết content chuẩn Seo tự nhiên, cách họ chạy quảng cáo,...

Tìm hiểu rõ cách đối thủ làm content marketing tạo ra lượt truy cập cao bằng cách sử dụng công cụ similarweb. Đây là công cụ giúp bạn xác định lượt truy cập vào trang đối thủ, thời gian ở lại trang, số like, số phản hồi,... 

Bạn có thể sử dụng các số liệu này để lựa chọn tạo ra những content marketing phù hợp nhắm đến các kênh social media, nền tảng truyền thông hoặc các kênh truy cập khác.

Chọn lọc từ khoá của đối thủ

Từ khoá được tìm kiếm nhiều sẽ giúp bài viết của bạn được truy cập một cách tự nhiên nhất, không tốn phí. Bạn có thể thu thập những từ khoá này bằng nhiều cách trong đó có phân tích đối thủ.

Hiện nay, việc nghiên cứu từ khoá của đối thủ được áp dụng phổ biến trong marketing sản phẩm. Đã có những kết quả tốt rõ ràng từ thao tác này. Một số công cụ hỗ trợ bạn tìm kiếm từ khoá đối thủ sử dụng hiệu quả như Ahref, KWFinder.

Phân tích sở thích người đọc, tính cạnh tranh giữa các đối thủ

Trong mạng lưới đối thủ cạnh tranh của công ty bạn, hãy chia ra đâu là những đối thủ trực tiếp và đâu là đối thủ gián tiếp. Bạn nên học đối thủ nào để phát triển chiến lược content marketing, kiểm tra những phân tích của mình và vận dụng những điểm hay trong chiến lược của đối thủ.

Ngoài việc phân tích đối thủ, bạn cũng cần quan tâm đến tâm tư sở thích của khách hàng, lấy điều đó làm mục tiêu hướng tới. Xem điều khách hàng thích là gì, chất lượng sản phẩm yêu cầu ra sao, nhu cầu thế nào,... Tìm ra điều khách hàng mong muốn để chọn lựa content đánh trúng insight khách hàng.

>> Xem thêm: Customer insight là gì? Cách để xác định “sự thật ngầm hiểu” của khách hàng

Tổng Kết

Phân tích đối thủ trong content marketing là cách làm thông minh giúp bạn tăng tương tác nhanh chóng. Đánh dấu 6 yếu tố trên có thể vận dụng trong quá trình phân tích đối thủ của bạn giúp hiệu quả tăng cao nhanh chóng. Áp dụng ngay và cho LPTech biết kết quả bạn nhé!

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Youtube Studio là gì? Nền tảng quản lý kênh...

Bạn muốn sáng tạo nội dung trên YouTube nhưng lại loay hoay tìm cách quản lý và phát triển kênh? YouTube Studio chính là giải pháp dành...

Google Sites là gì? Hướng dẫn tạo trang web miễn...

Bạn đang muốn thiết kế một website cho riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay đó là...

Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương mại...

Bạn muốn sản phẩm nổi bật trên Google? Bỏ túi ngay thông tin chi tiết về Google Merchant, công cụ đắc lực cho website bán hàng, tăng...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại...

Hướng dẫn cách tạo tài khoản Gmail không cần dùng số điện thoại trên điện thoại Android, iOS và PC. Lưu ý khi tạo tài khoản Gmail không...

10 cách nén, giảm dung lượng ảnh online miễn phí...

Giảm dung lượng ảnh là biện pháp giúp ảnh vẫn đảm bảo chất lượng nhưng không làm nặng hệ thống khi upload. Tìm hiểu 10 cách nén, giảm...

Bài viết mới nhất


Retail (bán lẻ) là gì? Các mô hình retail áp...

Retail hay còn gọi là bán lẻ là phương thức bán hàng mà người bán sẽ làm việc trực tiếp với người mua cuối cùng hay còn gọi là người tiêu dùng. Xem...

EBITDA là gì? Khái niệm, cách tính EBITDA và...

Tìm hiểu EBITDA là gì và tại sao chỉ số này lại quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Cung cấp khái niệm, công thức tính...

IBM là gì? Tìm hiểu về tập đoàn công nghệ IBM...

IBM - tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Khám phá lịch sử phát triển, các sản phẩm và dịch vụ nổi bật của IBM, từ giải pháp đám mây, trí tuệ...

Render là gi? Top 5 phần mềm render nhanh và ít...

Render, hay còn gọi là "xuất hình", là quá trình đòi hỏi rất nhiều tài nguyên. Top 5 công cụ render mượt và tránh bị lỗi thiếu tài nguyên khi render.

CMO là gì? Tìm hiểu ý nghĩa viết tắt của các...

CMO - viết tắt của Chief Marketing Officer - là Giám đốc Marketing. Tìm hiểu thêm về tâm quan trọng của chức vụ CMO và các vị trí bắt đầu bằng chữ...

SPSS là gì? Chạy SPSS là gì? Phần mềm phân tích...

SPSS là một phần mềm giúp phân loại và phân tích dữ liệu thống kê được đông đảo mọi người sử dụng. Tìm hiểu về SPSS và cách tải SPSS nhanh chóng ở...

Autocad là gì? Ứng dụng vẽ kỹ thuật 2D và 3D...

Autocad là phần mềm vẽ kĩ thuật có thể được áp dụng trong rất nhiều ngành nghề như thiết kế, kiến trúc, hàng không, cơ khí,... Được phát triển bởi...

Siri là gì? Trợ lý ảo cực thông minh của hệ...

Siri là tính năng trợ lý ảo của Apple, được thiết lập trên các thiết bị iPhone, iPad, Apple Watch hoặc Macbook. Siri giúp hỗ trợ sử dụng Apple đơn...

Line là gì? Ứng dụng mạng xã hội nhắn tin và...

Line là ứng dụng mạng xã hội nhắn tin và gọi điện miễn phí đang được rất nhiều cá nhân và tổ chức sử dụng để làm phương tiện liên lạc. Tìm hiểu...

Globalization (Toàn cầu hóa) là gì? Có gì khác...

Globalization là thuật ngữ nói về việc toàn cầu hóa, chỉ việc gia tăng hợp tác giữa các nền kinh tế trên thế giới. Vậy Globalization và...