Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (913 Reviews)

Với thời buổi hiện đại như ngày nay, việc truy cập và sử dụng internet là nhu cầu thiết yếu của rất nhiều người dùng hiện nay trong giải trí, học tập, làm việc,... Trong đó, ISP đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc này. Để biết được chi tiết ISP là gì và đâu là những yếu tố cần đánh giá khi lựa chọn ISP, bạn hãy cùng LPTech tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết bên dưới đây bạn nhé.

ISP là gì?

ISP - viết tắt của cụm từ Internet Service Provider trong tiếng Anh là nhà cung cấp dịch vụ internet, mang đến các giải pháp về kết nối mạng toàn cầu cho cá nhân hoặc các tổ chức. ISP chính là cầu nối giữa mọi thứ trên mạng và người sử dụng ở bất kỳ đâu. Tức là để máy tính của bạn có thể kết nối với hệ thống máy tính khác trên thế giới thì việc bạn cần làm là đăng ký với một nhà cung cấp dịch vụ internet. 

ISP là gì?

ISP có mấy loại?

ISP được chia làm 3 loại dịch vụ cung cấp internet phổ biến như sau:

  1. DSL: Dịch vụ DSL là lựa chọn rất phù hợp cho những ai ở xa các trạm cung cấp, thường chỉ dùng một thiết bị để lướt web, xem TV trực tuyến,... DSL sẽ kết nối người dùng với với internet thông qua đường dây điện thoại. Nó cung cấp tốc độ tải xuống là 5 đến 35 Mbps, tốc độ tải lên là 1 đến 10 Mbps. 
  2. Cáp: Đây là dịch vụ ISP được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, ưu điểm của nó là có độ trễ thấp. Cáp có tốc độ tải xuống là từ 10 đến 500 Mbps, tốc độ tải lên là 5 đến 50 Mbps.
  3. Fiber Internet: Dịch vụ này được đánh giá là có tốc độ tải nhanh hơn rất nhiều so với những dịch vụ khác. Nó còn được biết đến với các tên gọi khác như Fiber, Fiber Optical và Broadband, dịch vụ này đang dần trở thành xu hướng sử dụng phổ biến của một số người dùng hiện nay.

ISP có mấy loại?

ISP có vai trò gì?

ISP có hai vai trò quan trọng mà bạn nên biết như sau:

  1. Xem dữ liệu từ những trang web không mã hóa: Với website không mã hóa, ISP có thể xem chi tiết về URL của người dùng. Nó có thể xem được thời gian truy cập, trang web truy cập, vị trí truy cập, thiết bị dùng. Còn với trang web mã hóa, ISP sẽ không xác định được nội dung của các trang mà người dùng truy cập. Mặc dù vậy nhưng nhà cung cấp dịch vụ internet vẫn sẽ biết được người dùng truy cập vào trang web nào.
  2. Theo dõi thông tin và lượng người dùng: ISP sẽ sử dụng lịch sử duyệt web của bạn để bán thông tin hoặc phân phối các quảng cáo. Điều này có thể khiến nhiều người dùng cảm thấy khó chịu vì bị tiết lộ thông tin cá nhân. Để tránh vấn đề này, bạn hãy dùng đến kết nối an toàn hoặc VPN để tránh thông tin bị rò rỉ.

ISP có vai trò gì?

Cơ chế hoạt động của ISP

Ngoài cung cấp dịch vụ internet, ISP còn có thể biết được hành vi và thói quen duyệt web của người dùng. Điều này sẽ giúp ISP có thể thấy được đường dẫn URL của các trang web không mã hóa được người dùng truy cập trước đó. Còn với những trang web được mã hóa thì ISP vẫn sẽ xác định được tên website nhưng lại không vào được URL.

Thông qua các thông tin về lịch sử hoạt động trực tuyến của người dùng. ISP có thể ước tính được độ tuổi, sở thích, thói quen dùng internet của người dùng. Điều này sẽ giúp người dùng thấy được các quảng cáo phù hợp với mình. Hoặc là thông tin về dữ liệu truy cập của bạn sẽ được bán cho các nhà tiếp thị, quảng cáo.

ISP cung cấp các dịch vụ internet nào?

Những dịch vụ internet phổ biến mà ISP cung cấp bao gồm:

  1. WWW (web): Ở dịch vụ internet này, ISP được xem là đơn vị trung gian giúp kết nối người dùng với những trang web trên internet. Ví dụ như các kênh tin tức, du lịch, chia sẻ kinh nghiệm, bán hàng,…
  2. Mạng xã hội: ISP sẽ giúp người dùng có thể dùng mạng xã hội được kết nối trên toàn cầu để tiếp nhận thông tin, kết nối, liên lạc, chia sẻ thông tin,… Dù bạn đang ở bất cứ nơi nào trên thế giới thế giới thì vẫn sẽ thực hiện được.
  3. Mail: Đây là một dạng thư điện tử được sử dụng rất phổ biến hiện nay, mail là sản phẩm được ISP cung cấp, nó giúp người dùng có thể gửi và nhận tin tức một cách nhanh chóng nhất. 
  4. Các công cụ tìm kiếm: Nhờ có ISP mà người dùng có thể tìm kiếm các thông tin trên Internet thông qua Google, Cốc cốc,...

Các dịch vụ internet mà ISP cung cấp

ISP và DNS có mối quan hệ như thế nào?

DNS được viết đầy đủ là Domain Name System, nó được hiểu là một hệ thống tên miền, người dùng có thể xem DNS là danh bạ trên Internet. Nó sẽ bao gồm các tên trùng khớp với các số và những con số này chính là địa chỉ IP. DNS sẽ liệt kê những tên miền có số nhận dạng tương ứng và thực hiện dịch chúng nhằm để trình duyệt có thể tải tài nguyên trên internet. Những nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) sẽ có địa chỉ DNS riêng và mỗi DNS này thường có tốc độ khác nhau. Do vậy mà người dùng có thể sử dụng DNS tùy theo lựa chọn của mình. 

Các yếu tố cần đánh giá khi lựa chọn ISP

Việc lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình vận hành và thiết kế website chuyên nghiệp. ISP không chỉ cung cấp kết nối internet mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất, độ ổn định và trải nghiệm người dùng của website.

Các gói cước

Khi đã bắt đầu sử dụng ISP thì người dùng cần tìm hiểu về những chi phí phải trả cho một gói dịch vụ 4G hoặc cáp quang. Những chi phí này thường khác nhau tùy vào nhà cung cấp dịch vụ và các yếu tố kỹ thuật cơ bản. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều nhà cung cấp dịch vụ internet đáng tin cậy như Viettel, VNPT, FPT,… Mỗi nhà cung cấp dịch vụ internet đều đảm bảo mang đến cho người dùng trải nghiệm dùng tốt. Tùy vào nhu cầu của mình mà bạn hãy lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ internet phù hợp, liên hệ với bộ phận hỗ trợ để biết về các gói cước và các dịch vụ nổi bật.

Các gói cước để đánh giá ISP

Thiết bị truy cập

Với các doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn,... thường có nhu cầu sử dụng các thiết bị có khả năng hỗ trợ nhiều đường truy cập Internet. Những thiết bị này cũng cần có tính bảo mật cao và cùng khả năng chịu tải cao. Thị trường thiết bị mạng hiện nay khá đa dạng, nó đến từ những thương hiệu lớn như Cisco, Juniper, Fortinet, Huawei,… hoặc là những thiết bị mạng của ISP.

Với nhu cầu cá nhân thì người dùng chỉ cần dùng đến một bộ định tuyến (router) đi kèm khi lắp đặt internet tại nhà là đã có thể truy cập được vào internet. Với một số nhóm người khác thì họ lại có nhu cầu sử dụng internet 4G, lúc này những thiết bị cầm tay sẽ được tích hợp bộ điều hợp mạng (network adapter) để giúp người dụng một cách hiệu quả.

Tính chất công việc

Những nền tảng mạng xã hội phổ biến đang được nhiều người dùng cá nhân sử dụng như Facebook, Twitter, Instagram,… Còn với các doanh nghiệp thì họ thường sử dụng các trang web, email, Linkedin,… Để có thể vận hành một website hiệu quả thì người quản trị web cần phải hiểu rõ về ISP và các vấn đề kỹ thuật khác.

Ví dụ: Khi dùng trang web thì người quản trị cần biết được những thông tin liên quan đến domain, IP public và chứng chỉ SSL. Còn với email thì IT admin phải biết cách whitelist các địa chỉ IP, nhằm mục đích đảm bảo tính bảo mật.

Tính chất công việc khi chọn ISP để sử dụng

Bài viết vừa cho bạn biết ISP là gì cùng những thông tin hữu ích khác liên quan đến ISP. Nhìn chung, ISP đang có một vai trò cực kỳ quan trọng trong thời đại công nghệ số hiện đại như ngày nay. Đừng quên thường xuyên theo dõi các tin tức khác của LPTech để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích bạn nhé.

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Mạng LAN là gì? Kết nối máy tính như thế nào? Các loại kết nối LAN

Mạng LAN là gì? Kết nối máy tính như thế nào? Các...

Mạng LAN là một loại mạng máy tính nội bộ, được sử dụng để các thiết bị có thể thiết kế với nhau và chia sẻ dữ liệu trong một khu vực nhỏ...

Localhost là gì? Chức năng và cách cài đặt localhost chi tiết

Localhost là gì? Chức năng và cách cài đặt...

Localhost là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực quản trị website. Localhost có thể được hiểu đơn giản là chạy máy tính...

Lỗi err_connection_refused là gì? Nguyên nhân và cách sửa

Lỗi err_connection_refused là gì? Nguyên nhân và...

Err_connection_refused là lỗi liên quan đến việc xảy ra trục trặc trong quá trình kết nối giữa máy chủ web và trình duyệt web. Tìm hiểu...

Cách xóa bộ đệm DNS trên Windows, Mac và Chrome

Cách xóa bộ đệm DNS trên Windows, Mac và Chrome

Làm sao để xóa bộ đệm DNS ra khỏi các loại trình duyệt web? Tìm hiểu ở bài viết này cách xóa DNS cache khỏi Windows, Mac và Chrome bằng...

Cloud Desktop là gì? Cách hoạt động và sử dụng máy tính ảo Cloud

Cloud Desktop là gì? Cách hoạt động và sử dụng...

Cloud Desktop là gì? Tìm hiểu cách thức hoạt động của máy tính ảo trên đám mây và hướng dẫn sử dụng chi tiết. Khám phá lợi ích của việc...

CDN là gì? Lợi ích khi sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN)

CDN là gì? Lợi ích khi sử dụng mạng phân phối nội...

CDN là gì? Tìm hiểu về mạng phân phối nội dung (Content Delivery Network) và cách nó giúp tăng tốc độ tải trang web, cải thiện UX và giảm...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.