Hướng dẫn cách đăng ký và tạo Mini app trên Zalo từ A-Z

Mini app Zalo ra đời đã mang đến sợi dây gắn kết giữa các ứng dụng của doanh nghiệp và khách hàng. Hiểu được sự quan trọng của nó, nhiều doanh nghiệp bắt đầu tạo Mini app Zalo để khai thác triệt để tiềm năng của mình. Trong bài viết này LPTech sẽ hướng dẫn cách tạo Mini app Zalo vô cùng dễ dàng. Mời bạn tham khảo ngay bài viết để cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Mini app zalo là gì?

Mini app Zalo là một phương pháp tích hợp ứng dụng website của doanh nghiệp vào nền tảng Zalo. Các mini app sẽ mang đến cho người dùng một trải nghiệm mượt mà như đang sử dụng một app riêng biệt mà không phải tải về điện thoại hay đăng xuất khỏi Zalo.

Đa số các mini app điều có giao diện không phức tạp, sự tập trung được đặt vào chi tiết sản phẩm, không chứa nhiều thông tin và đảm bảo không có quảng cáo làm gián đoạn người dùng. Các mini app - ứng dụng con và Super app - Zalo sẽ chia sẻ với nhau một không gian kinh doanh chung, đem đến nhiều giá trị cho khách hàng và tạo ra lợi nhuận. 

Mặc dù đây là một công nghệ mới ra đời vào năm 2017 nhưng chúng nhanh chóng trở thành một xu hướng thương mại mới của những doanh nghiệp chú trọng đến quản lý hoạt động bán hàng đa kênh. Vậy bạn đã biết cách tạo mini app trên Zalo chưa? Mời bạn đọc tiếp nội dung sau đây để xem hướng dẫn tạo Mini app Zalo với 3 bước vô cùng đơn giản. 

Cấu hình tải và tạo Mini app trên Zalo

Trước khi thực hiện phát triển một mini app trên ứng dụng Zalo, bạn cần phải đăng ký cấu hình của ứng dụng mini app với Zalo.

  • Node.js phiên bản lớn hơn hoặc bằng 12.13.0. Bạn có thể dùng nvm để quản lý những phiên bản Node. 
  • Đối với máy Mac có bộ vi xử lý là Apple M1 sẽ cần cấu hình tối thiểu như sau: Node.js: phiên bản lớn hơn hoặc bằng 15.6.0

Hướng dẫn cách đăng ký và tạo Zalo Mini app

Trước khi tiến hành tạo mini app trên zalo, người dùng cần thực hiện đăng ký trước. Sau khi đăng ký thành công thì bạn có thể tiến hành xây dựng ứng dụng của mình thông qua các tính năng được cung cấp miễn phí. 

Bước 1:  Đăng ký Mini app trên zalo 

Truy cập vào Zalo for Developer và tiến hành đăng nhập tài khoản Zalo của bạn. Sau đó tiến hành tạo ứng dụng trên Zalo Platform hoặc dùng một ứng dụng có sẵn khác. Tại phần cài đặt bạn chọn kích hoạt ứng dụng để người dùng sử dụng được ứng dụng do bạn tạo ra. 

Bước 2: Tạo và đặt tên cho mini app trên zalo

Tại trang quản trị ứng dụng Mini App, tiến hành chọn Zalo sau đó chọn Zalo app vừa được tạo ở bước trên, nhấp tạo mini Appđiền tên và các thông tin cần thiết

Điều muốn công khai ứng dụng cho nhiều người dùng khác có thể nhìn thấy được thì bạn có thể vào phần Cài đặtchọn Kích hoạt ứng dụng.

Bước 3: Hướng dẫn cách khởi tạo Mini app Zalo

Để khởi tạo mini app trên zalo người dùng có thể sử dụng Zalo Mini App Studio kết hợp với Command line. Tại đây sẽ có hai hướng chính để chọn là: phát triển ứng dụng dựa trên các công cụ và tín năng có sẵn của zalo, hai là tự tạo và thêm các tính năng, hình ảnh cho ứng dụng. 

Để thực hiện, đầu tiên người dùng cần cài đặt mini App DevTools và làm theo các bước sau:

Nếu mini app dự án có sẵn: Những dự án có sẵn làm theo hướng dẫn sau đây: 

  • Di chuyển terminal đến thư mục dự án và chạy lệnh. 
  • Nhập Mini App ID bạn vừa tạo.
  • Chọn hình thức đăng nhập để tiến hành xác nhận tài khoản. 

Sau khi đăng nhập, chọn Using ZMP to deploy only và nhập tên ứng dụng để hoàn thành. Lúc này, hệ thống sẽ nhanh chóng tự động tạo file app - config.json có chứa thông tin về cấu hình ứng dụng. 

Đối với Mini app Zalo được thiết lập từ đầu

Bạn cần xem các thông tin chi tiết về cấu trúc của thư mục cũng như hướng dẫn dùng Zalo mini App.

5 Nguyên tắc cần nắm khi tạo Zalo mini app 

Là một ứng dụng thu nhỏ chạy trực tiếp trên nền tảng zalo, vì vậy giao diện được xem là yếu tố quan trọng quyết định nên sự thành công của ứng dụng. Tương tự hầu hết các mobile app thông thường, giao diện đơn giản, nhất quán sẽ giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng.

Tối giản trong thiết kế

Điện thoại sở hữu kích thước nhỏ hơn hầu hết các thiết bị di động khác, vì vậy một ứng dụng rườm ra và quá nhiều yếu tố sẽ gây ra cảm giác rối mắt, khó chịu. Hãy chắc chắn rằng ứng dụng của bạn được đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các chức năng cần thiết.

Cấu trúc thân thiện

Mỗi ngành nghề sẽ có những tính năng và yêu cầu riêng, do đó việc chọn và vẽ cấu trúc từ trước sẽ là điều cần thiết. Ví dụ ở các nhóm ngành bán hàng, tính năng tìm kiếm và sử dụng voucher là điều cần thiết. Đối với ngành F&B thì tính năng booking sẽ luôn được ưu tiên hàng đầu. Việc xác định và chọn lọc những tính năng cần thiết và loại bỏ bớt các thành phần ít quan trọng hơn sẽ giúp ứng dụng trở nên tối ưu hơn. 

Một điều quan trọng nữa trong thiết kế vào tạo zalo mini app là nguyên tắc sử dụng điện thoại của người dùng. Hầu hết người dùng khi lướt điện thoại sẽ chỉ sử dụng một tay, đặc biệt là ngón cái. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đã đặt các tính năng và nội dung quan trọng vào đúng phạm vi thao tác của người dùng. 

Hiển thị phản hồi

Hãy đảm bảo rằng, các phản hồi thông tin về trạng thái của một thao tác hay dịch vụ nào đó được hiển thị trực quan và rõ ràng nhất. Chẳng hạn như phản hồi thành công sau khi đăng ký dịch vụ, đặt hàng hoặc các thông báo chương trình mới. 

Để hiển thị phản hồi được trực quan bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Kích thước và font đơn giản, dễ nhìn: các thông tin phản hồi được hiển thị với các font dễ đọc sẽ giúp người dùng nhìn thấy và nắm bắt được nội dung chính nhanh hơn.
  • Nội dung ngắn gọn: thông tin phản hồi cần súc tích, ngắn gọn và tóm tắc được nội dung chính muốn truyền tải.
  • Nút Close: tất cả các thông tin phản hồi đều cần có nút Close giúp người đọc chủ động hơn khi không cần thiết.

Các phản hồi được thiết kế rõ ràng, thuận tiện và dễ hiểu sẽ giúp tăng trải nghiệm của người dùng trên ứng dụng. Ngoài ra, có thể thiết kế thêm các nút phản hồi khác như hướng dẫn, giải thích tính năng hoặc các thao tác khác. Điều này giúp người dùng chủ động hơn trong việc sử dụng ứng dụng.

Tính nhất quán trong thiết kế 

Sự đồng nhất và nhất quán trên ứng dụng không chỉ mang lại trải nghiệm tốt mà còn giúp doanh nghiệp tạo dấu ấn trong tâm trí người dùng. Một ứng dụng zalo mini app tốt cần đồng nhất về hình thức, thiết kế, màu sắc và các tính năng,... 

  • Sự đồng nhất về bảng màu trong thiết kế và bộ nhận diện thương hiệu trên tất cả các trang sẽ giúp người dùng dễ ghi nhớ và nhận diện thương hiệu hơn. 
  • Nên thống nhất và sử dụng cùng một font chữ cho tất cả các trang, điều này giúp người dùng dễ đọc và nắm bắt được các ý chính.
  • Sự dụng cùng một cấu trúc giao diện cho tất cả các trang, điều này giúp người dùng dễ thao tác trên ứng dụng hơn. 

Cho phép sai số

Trong quá trình sử dụng, đôi khi khách hàng sẽ có những thao tác sai chẳng hạn như điền sai thông tin, chọn nhầm sản phẩm,... Điều này sẽ mang đến những trải nghiệm không tốt trong quá trình sử dụng và buộc khách hàng phải thao tác lại từ đầu. 

Vì vậy, việc cung cấp các tính năng cho phép khách hàng sửa sai trong trường hợp này là cần thiết. Một vài thao tác giúp sử sai thường được sử dụng như:

  • Chức năng làm lại (Undo/ Redo): tính năng này cho phép người dùng hoàn (xóa) các thao tác vừa thực hiện.
  • Chức năng chỉnh sửa: tính năng này sẽ cho phép người dùng sử đổi các thông tin nhập sai trước đó.
  • Chức năng quay lại (Back): tính năng này cho phép người dùng quay lại thao tác trước để thực hiện lại.

LPtech - Thiết kế Mini app zalo uy tín, giá tốt

LPTech là đơn vị thiết kế Mini app Zalo tạo nên sự kết nối bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng. Chọn LPTech, bạn không cần phải lo lắng về mức độ uy tín, chất lượng và chi phí.

Mỗi bước trong quá trình tạo Mini app Zalo, sẽ có những đề mục công việc chi tiết mà LPTech và khách hàng sẽ cùng trao đổi với nhau nhằm đưa ra một chiến lược phát triển bền vững. Đồng thời, LPTech hy vọng mang lại những sản phẩm thật sự chất lượng hỗ trợ quá trình kinh doanh của khách hàng đạt được hiệu quả cao nhất. 

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ đề cũng như cách tạo Mini app Zalo vô cùng đơn giản. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích với bạn. Theo dõi LPTech ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Visual Studio Code là gì? Lập trình đa ngôn ngữ...

Visual Studio Code là phần mềm lập trình đa ngôn ngữ đã quá quen thuộc với nhiều lập trình viên. Phần mềm này cho phép soạn thảo các đoạn...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

NodeJS là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về Node.JS

Node JS là nền tảng phát triển dựa trên V8 Javascript engine của Chrome. Nó là nền tảng có thể mở rộng và được dùng để phát triển thêm...

Mạng máy tính là gì? Thành phần và lợi ích của...

Mạng máy tính là gì? Đây là hệ thống hoạt động bằng cách kết nối nhiều thiết bị máy tính lại với nhau để trao đổi và chia sẻ dữ liệu, tài...

SQL Server là gì? Hướng dẫn cách tải và cài đặt...

SQL (Structured Query Language) server được thiết kế để quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL server cung cấp cho người dùng các tính năng...

Cloudflare là gì? Nên dùng Cloudflare cho website...

Cloudflare là một DNS trung gian, được thiết kế để điều phối lưu lượng truy cập bằng lớp bảo vệ của Cloudflare. Cloudflare nằm giữa kết...

Bài viết mới nhất


IBM là gì? Tìm hiểu về tập đoàn công nghệ IBM...

IBM - tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Khám phá lịch sử phát triển, các sản phẩm và dịch vụ nổi bật của IBM, từ giải pháp đám mây, trí tuệ...

Render là gi? Top 5 phần mềm render nhanh và ít...

Render, hay còn gọi là "xuất hình", là quá trình đòi hỏi rất nhiều tài nguyên. Top 5 công cụ render mượt và tránh bị lỗi thiếu tài nguyên khi render.

CMO là gì? Tìm hiểu ý nghĩa viết tắt của các...

CMO - viết tắt của Chief Marketing Officer - là Giám đốc Marketing. Tìm hiểu thêm về tâm quan trọng của chức vụ CMO và các vị trí bắt đầu bằng chữ...

SPSS là gì? Chạy SPSS là gì? Phần mềm phân tích...

SPSS là một phần mềm giúp phân loại và phân tích dữ liệu thống kê được đông đảo mọi người sử dụng. Tìm hiểu về SPSS và cách tải SPSS nhanh chóng ở...

Autocad là gì? Ứng dụng vẽ kỹ thuật 2D và 3D...

Autocad là phần mềm vẽ kĩ thuật có thể được áp dụng trong rất nhiều ngành nghề như thiết kế, kiến trúc, hàng không, cơ khí,... Được phát triển bởi...

Siri là gì? Trợ lý ảo cực thông minh của hệ...

Siri là tính năng trợ lý ảo của Apple, được thiết lập trên các thiết bị iPhone, iPad, Apple Watch hoặc Macbook. Siri giúp hỗ trợ sử dụng Apple đơn...

Line là gì? Ứng dụng mạng xã hội nhắn tin và...

Line là ứng dụng mạng xã hội nhắn tin và gọi điện miễn phí đang được rất nhiều cá nhân và tổ chức sử dụng để làm phương tiện liên lạc. Tìm hiểu...

Globalization (Toàn cầu hóa) là gì? Có gì khác...

Globalization là thuật ngữ nói về việc toàn cầu hóa, chỉ việc gia tăng hợp tác giữa các nền kinh tế trên thế giới. Vậy Globalization và...

Fresher là gì? Cách phân biệt giữa vị trí...

Fresher là gì? Fresher là thuật ngữ dùng để chỉ những sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu đi làm. Họ có kiến thức và cần doanh nghiệp hướng dẫn...

Youtube Studio là gì? Nền tảng quản lý kênh...

Bạn muốn sáng tạo nội dung trên YouTube nhưng lại loay hoay tìm cách quản lý và phát triển kênh? YouTube Studio chính là giải pháp dành cho bạn....