Google MCC là gì? Lợi ích sử dụng tài khoản MCC chạy quảng cáo Google

Google MCC là tính năng thuộc trong Google Adwords được các doanh nghiệp ứng dụng trong chiến dịch Digital Marketing. Với các cá nhân hay tổ chức muốn xây dựng chiến lược quảng cáo không thể thiếu một tài khoản Google MCC. Vậy Google MCC là gì? Lợi ích khi sử dụng MCC để quảng cáo là gì tất cả sẽ được LPTech giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Google MMC là gì?

Google MCC (My Client Center) với nghĩa là Trung tâm khách hàng, giờ được chuyển thành Tài khoản người quản lý (Manager Account), giúp doanh nghiệp quản lý từ một bảng điều khiển trong một lần đăng nhập tài khoản.

Google MCC là một tính năng của Google Adwords, với tính năng này người dùng có thể tạo và quản lý nhiều tài khoản con bên trong cùng lúc, chỉ cần 1 lần đăng nhập duy nhất. Bạn có thể hiểu đơn giản, ví Google MCC giống như Facebook Business với sự giống nhau ở cách hoạt động. Thông qua Google MCC, người dùng dễ dàng quản lý, lấy dữ liệu hay chạy các tập lệnh trên nhiều tài khoản của mình vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo chiến lược quảng cáo hiệu quả nhất.

Nhờ vậy, Google MCC giúp người dùng dễ dàng quản lý, lấy dữ liệu nhằm chạy các tập lệnh trên các tài khoản quảng cáo khác nhau qua đó giúp bạn quản lý một cách linh hoạt và dễ dàng. Từ đó khi chạy các chiến dịch sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian và vẫn đảm bảo hiệu quả.

Lợi ích khi sử dụng MCC khi chạy quảng cáo 

Không phải ngẫu nhiên Google MCC lại được coi là tính năng không thể thiếu của Adwords với những đặc điểm nổi trội của nó mà được rất nhiều marketers lựa chọn. Dưới đây là những lợi ích của việc sử dụng MCC sẽ mang lại.

  1. Quản lý chiến dịch trên nhiều tài khoản khác nhau: Các chiến dịch quảng cáo Google Ads có thể dễ dàng điều chỉnh qua MCC, để thay đổi ngân sách đến quyết định có nên tiếp tục hay tạm dừng chiến dịch.
  2. Theo dõi tất cả tài khoản: Người dùng có thể theo dõi và kiểm soát toàn bộ tài khoản khác nhau, số lượng tài khoản con có thể theo dõi lên đến 1000 tài khoản.
  3. Tập hợp tất cả tài khoản Google Adwords về một nơi: Người dùng có thể dễ dàng quản lý và thao tác dễ dàng với các chiến dịch quảng cáo, chỉ với 1 lần đăng nhập duy nhất. Thậm chí người dùng có thể tạo cả quảng cáo trong tài khoản người khác, qua đó giúp bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
  4. Phân quyền quyền truy cập điều chỉnh linh hoạt: Khi dùng công cụ này bạn có thể dễ dàng cấp quyền truy cập cho người khác, cũng như cho phép cấp quyền vai trò của họ một cách linh hoạt.
  5. Tiết kiệm thời gian:Với MCC, người dùng không cần phải đăng nhập và đăng xuất liên tục để quản lý các tài khoản quảng cáo khác nhau. Thay vào đó, họ có thể quản lý tất cả các tài khoản từ một nơi duy nhất.

Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp chạy nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau, bạn có thể theo dõi tổng quan các chiến dịch và đánh giá kịp thời đưa ra những biện pháp hợp lý nhằm tối ưu hóa quảng cáo của doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, việc người dùng tích hợp nhiều tài khoản Google Adwords sẽ xây dựng được độ uy tín nhất định cho tài khoản MCC của mình. Từ đó bạn có thể trở thành đối tác quảng cáo của Google Adwords, quá trình xét duyệt quảng cáo nhờ đó trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn, cũng như nhận được nhiều ưu đãi từ Gooogle Adwords.

Sự khác nhau giữa Google MCC và tài khoản thường

Các doanh nghiệp ngày nay thay vì sử dụng các tài khoản cũ thông thường họ chuyển sang dùng Google MCC, để hiểu rõ hơn điều này cùng phân tích sự khác nhau của chúng dưới đây. 

Đối với tài khoản Google Ads thường

  1. Số lượng tài khoản có thể liên kết:Số lượng tài khoản tối đa 20 cả với Google MCC và tài khoản quảng cáo Google Ads
  2. Giao diện quản lý: Mỗi một tài khoản liên kết thông thường thì phải sử dụng với một tab trên website, khiến cho máy tính của bạn load chậm hơn trong việc thao tác.

Đối với tài khoản Google Ads thường sẽ gặp một chút khó khăn hơn khi so sánh các số liệu cũng như quản lý các chiến dịch quảng cáo. Lưu ý với những bạn máy tính có cấu hình thấp, sẽ dẫn đến thời gian thao tác sẽ chậm hơn, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc rất nhiều.

Đối với tài khoản Google MCC

  1. Số lượng tài khoản có thể liên kết: Tối đa lên đến 1000 tài khoản bao gồm tài khoản Google MCC và tài khoản Google Ads.
  2. Giao diện quản lý: Bạn có thể mở tài khoản trong 1 tab duy nhất trên website mà bạn không cần phải mở quá nhiều tab khi thay đổi tài khoản quảng cáo Google liên kết.

Dễ dàng so sánh các số liệu, chi phí của từng tài khoản quảng cáo với nhau. Với khả năng di chuyển qua lại giữa các tài khoản trên cùng một tài khoản MCC. Chính vì vậy, bạn sẽ có thể tạo thêm các chiến dịch cho tài khoản quảng cáo của mình với các liên kết khác thuận tiện hơn.

Các loại tài khoản Google Adwords MCC

Công cụ nay cung cấp các loại dịch vụ với những chức năng phù hợp với mục đích của người dùng, sao cho hỗ trợ một cách hữu ích nhất, Google MCC có 2 loại tài khoản:

Tài khoản cá nhân

Tài khoản cá nhân của Google MCC là một loại tài khoản cơ bản, dễ sử dụng, giúp người dùng dễ dàng khởi tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo. Loại tài khoản này phù hợp với các cửa hàng nhỏ, doanh nghiệp quy mô nhỏ, và các chiến dịch quảng cáo vừa phải. Tuy nhiên, hạn chế của loại tài khoản cá nhân là không được hỗ trợ đầy đủ các tính năng như gói nâng cao.

Tài khoản người quản lý

Tài khoản người quản lý Google MCC đây là loại tài khoản cao hơn so với tài khoản cá nhân, gói này sẽ giúpdoanh nghiệp quản lý nhiều tài khoản quảng cáo. Tài khoản người quản lý sở hữu những ưu điểm phải kể đến: Liên kết nhiều tài khoản để theo dõi chuyển đổi, báo cáo đơn giản, giảm thiểu sai sót trong việc chuyển đổi nhiều lần. Tăng tốc trang web của bạn do ít thẻ hơn, giúp website cải thiện thời gian tải trang.

Tài khoản MCC quản lý phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều tài khoản Google Ads, các Agencies,.. với những chiến dịch quảng cáo lớn để việc theo dõi và kiểm soát hàng loạt các chiến dịch quảng cáo tốt hơn.

Tài khoản Google MCC hoạt động như thế nào?

Để phát huy được tối đa ưu điểm của google MCC thì người dùng phải nắm được quá trình hoạt động của MCC.

Quản lý đồng thời nhiều tài khoản Google Adwords

Sau khi đăng ký tài khoản MCC thành công, bạn có thể dễ dàng quản lý nhiều tài khoản quảng cáo bằng cách liên kết chúng với tài khoản MCC. Với một tài khoản MCC chung và một mật khẩu duy nhất, người dùng có thể sử dụng tài khoản MCC để quản lý nhiều tài khoản Google Ads con.

Theo dõi và thông báo hoạt động

Trong chiến dịch quảng cáo, nếu phát sinh vấn đề Google MCC sẽ ngay lập tức thông báo sự cố qua Email đã được đăng ký để người dùng kịp thời nắm bắt, điều chỉnh và xử lý các dữ liệu kịp thời. Đồng thời, Google MCC còn có tính năng theo dõi hiệu suất của kế hoạch quảng cáo, tự động tạo báo cáo các tác vụ, giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian và điều chỉnh các tập lệnh quảng cáo.

Quyền truy cập kiểm soát

Trong MCC thì tính năng dashboard cho phép các thành viên khi được cấp quyền truy cập, thì đều có thể chia sẻ và điều chỉnh dữ liệu. Qua đó, các thành viên trong team sẽ dễ dàng trao đổi, hỗ trợ nhau và theo dõi hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.

Hóa đơn thanh toán

Google MCC cung cấp tính năng hợp nhất hóa đơn thanh toán, giúp bạn dễ dàng quản lý chi phí của từng chiến dịch quảng cáo. Bằng cách này, bạn có thể so sánh hiệu quả ngân sách của các chiến dịch và phân bổ nguồn chi tiêu một cách hợp lý và kịp thời. Google MCC nhờ có các tính năng tuyệt vời trên, được biết đến là tài khoản “có tất cả trong một”, là chọn lựa hiệu quả tối ưu nhất cho các chiến dịch quảng cáo.

Hướng dẫn cách đăng ký sử dụng tài khoản Google MCC

Từ những lợi ích tuyệt vời đã nêu ở trên, nếu doanh nghiệp hay cá nhận bạn đang muốn sử dụng tính năng này cần có cho mình một tài khoản MCC để thuận lợi cho việc chạy các chiến dịch quảng cáo của mình. Dưới đây, là những hướng dẫn chi tiết về cách đăng ký và tạo một tài khoản Google MCC.

Cách tạo tài khoản Google MCC

Để đăng ký tài khoản Google MCC thì trước hết bạn cần phải có một tài khoản Gmail. Nếu chưa có bạn có thể tạo một gmail mới qua google. Sau đó, hãy thực hiện các bước dưới đây để đăng ký tài khoản Google MCC:

  1. Bước 1: Khi đã có tài khoản Gmail rồi, người dùng hãy truy cập vào địa chỉ liên kết https://www.google.com/intl/vi/adwords/myclientcenter
  2. Bước 2: Khi nhấn vào liên kết, trên màn hình sẽ hiện ra giao diện của một cửa sổ mới yêu cầu bạn phải đồng ý các quy tắc của Google, chọn đồng ý với điều khoản trên, và chọn “Lưu và tiếp tục” để đăng ký tài khoản Google MCC.
  3. Bước 3: Trên màn hình của bạn sẽ xuất hiện một bảng để  trống các thông tin cơ bản tạo tài khoản người quản lý. Việc của bạn là điển đúng thông tin địa chỉ Gmail (email chưa sử dụng để đăng ký tài khoản Adwords hay tài khoản Google MCC) tên tài khoản của bạn ( có thể là tên của doanh nghiệp, đặt tên thích hợp với đúng chức năng của tài khoản đăng ký).

Nếu doanh nghiệp bạn tạo ra tài khoản MCC với mục đích quản lý tài khoản Adwords của khách hàng thì bạn chọn “quản lý tài khoản của tôi” để quản lý các tài khoản của người khác. Tiếp tục điền theo đúng thông tin trên gmail của bạn điền thông tin cần có về quốc gia, múi giờ, đơn vị tiền tệ, và bạn chỉ cần kiểm tra lại xem các dữ liệu sao cho trùng khớp. Khi hoàn thành tất cả các thông tin trên để yêu cầu chuyển sang tiến hành bước xác nhận bạn hãy ấn “Lưu và tiếp tục".

4. Bước 4: Google sẽ gửi cho bạn một email xác nhận đến địa chỉ mail mà bạn đăng ký Google MCC. Để kích hoạt tài khoản bạn cần nhấn vào link mà Google gửi tới cho bạn. Cơ bản nếu hoàn thành bạn đã đăng ký thành công tài khoản Google MCC.

5. Bước 5: Tạo tài khoản MCC Adwords trong Google MCC: Tài khoản Google MCC đã đăng ký thành công thì cần tạo các tài khoản con để chính thức sử dụng hãy chọn mục “Tài khoản” (Accounts) ấn chọn “Hiệu suất”. Tại biểu tượng dấu cộng có màu xanh dương ở trên màn hình và nhấn “tạo tài khoản mới”. Một cửa sổ mới sẽ hiện ra, hãy lựa chọn tên cho tài khoản Google Adwords mà bạn muốn, những mục khác Google sẽ tự động điền cho bạn. Bạn có thể chỉnh sửa theo sở thích mặc định hay chỉnh sửa và cuối cùng ấn “Lưu và tiếp tục”.

Lưu ý: Để mời người dùng khác vào quản trị MCC của bạn, bạn chỉ cần nhập địa chỉ Email của họ và nhấn chọn “Quyền quản trị” là có thể cấp quyền cho họ. Chỉ với những thao tác cơ bản bạn đã sở hữu cho mình một tài khoản Google MCC và các tài khoản Adwords để phát triển chiến lược quảng bá của doanh nghiệp.

Cách liên kết tài khoản Google Adwords có sẵn với tài khoản Google MCC

Để có thể tận dụng tối đa công cụ google MCC, người dùng có thể tích hợp vào liên kết với tài khoản MCC đã có trước đó một cách linh hoạt. 

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Ads mà bạn muốn liên kết với Google MCC để có mã ID tài khoản, sẽ có hai trường hợp sẽ xảy ra: Với tài khoản Google Adwords có sẵn mà chưa nằm trong một tài khoản Google MCC nào thì số ID sẽ nằm ở góc bên phải màn hình của bạn. Còn đối với khoản Google Adwords có sẵn vào một tài khoản Google MCC thì số ID sẽ nằm ở trên cùng bên trái màn hình của bạn.

Bước 2: Tiếp đó hãy đăng nhập vào tài khoản Google MCC của mình để thực hiện liên kết với mã ID trước đó. Tại phần giao diện trung tâm của MCC, hãy ấn “Tài khoản” và chọn “Hiệu suất” trên màn hình và nhấn chọn “Liên kết tài khoản đã có”.

Lưu ý: Bạn có thể áp dụng những bước trên cho việc liên kết một hay nhiều tài khoản Google Adwords khác nhau đã có sẵn. Trong trường hợp bạn muốn liên kết nhiều tài khoản con, hãy nhập nhiều ID vào bảng xuất hiện trên màn hình. Mỗi ID tương ứng một dòng tiếp đó nhấp vào “ Gửi yêu cầu” để tiến hành liên kết tài khoản.

Bước 3: Muốn liên kết để chấp nhận quyền truy cập cho tài khoản Google MCC, hãy quay lại đăng nhập vào tài khoản Adwords. Tại thanh công cụ ở trên cùng chọn mục “Công cụ và cài đặt” bảng công cụ hiện ra tiếp theo ấn chọn “Quyền truy cập và bảo mật tài khoản”. Tiếp theo bạn chọn tab “ Người quản lý” và cuối cùng nhấp chọn “Chấp nhận” là hoàn tất các bước để liên kết tài khoản Google Adwords có sẵn với Google MCC.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn hủy liên kết với Google Adwords, vào mục “Công cụ và cài đặt” sau đó nhấn “Truy cập tài khoản”, chọn “Người quản lý” và ấn vào “Xóa quyền truy cập”nằm ở bên phải màn hình của MCC Adwords để hoàn thành việc hủy liên kết trong tài khoản MCC.

Những lưu ý khi sử dụng tài khoản Google MCC

Google MCC là một công cụ phổ biến và không thể thiếu của Google AdWords hiện nay. Tuy nhiên, để sử dụng tài khoản MCC một cách thuận lợi, người dùng cần có kiến thức nhất định về công cụ này. Bao gồm những lợi ích thiết thực mà Google MCC đã mang lại ở trên, người dùng cần phải lưu ý một số điểm nhằm phát huy tối đa hiệu quả khi sử dụng MCC Adwords.

Tài khoản MCC được đánh giá tương tự như các công cụ hỗ trợ khác của Google, khi đã sử dụng tài khoản người dùng cần phải tuân thủ các chính sách quảng cáo bắt buộc từ Google. Tài khoản Google MCC có thể dễ dàng quản lý, điều chỉnh và theo dõi tài khoản của mình đồng thời có thể các tài khoản con của các chiến dịch quảng cáo của người quản lý doanh nghiệp đưa ra một cách thuận tiện, nhưng không được hưởng thêm bất kỳ chính sách ưu đãi khác từ Google.

Trong trường hợp một hoặc nhiều tài khoản Google AdWords thuộc Google MCC dính phải vi phạm chính sách quảng cáo của Google, chúng sẽ không ảnh hưởng đến tài khoản MCC và các tài khoản con khác. Tuy nhiên, nếu bạn có quá nhiều tài khoản MCC Adword vi phạm chính sách của Google mà không được chủ quản lý của Google MCC giải quyết ngay thì nguy cơ Google MCC của bạn sẽ gặ vấn đề. Khi đó tài khoản  sẽ bị đánh giá là vi phạm và có thể tạm ngưng các chiến lược quảng cáo để google xem xét hay tồi tệ hơn là tài khoản của bạn sẽ bị khóa vĩnh viễn.

Khi đó tài khoản của bạn sẽ thật sự nguy hiểm và gây thiệt hại cho công ty đặc biệt là các thông tin dữ liệu mà bạn lưu trữ chưa kịp lưu hoặc tải xuống có thể bị khóa. Chính vì vậy khi sử dụng Google MCC các bạn cần lưu ý điều này để khai thác và sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý nhất, tránh làm ảnh hưởng đến tài khoản và doanh nghiệp của mình.

>>Đọc thêm: Tìm hiểu top 6 loại quảng cáo Google phổ biến nhất

Ngày nay, các chiến dịch quảng cáo trên Google Adwords của các doanh nghiệp, tổ chức quảng được xem là một vũ khí quan trọng trong chiến lược marketing. Sử dụng công cụ là Google MCC là rất phù hợp và cần thiết với các doanh nghiệp mới thành lập người quản lý. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về google MCC để ứng dụng cho doanh nghiệ xây dựng chiến dịch quảng cáo hợp lý để đưa doanh nghiệp mình phát triển nhanh chóng.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho doanh...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm...

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.

15 nền tảng CMS thông dụng tốt nhất năm 2025

CMS (Content Management System) là hệ thống để tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung một cách dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình.

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt...

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm...

Cách thay đổi ngày, tháng, năm sinh trên Tiktok...

Đổi ngày sinh trên TikTok giúp đủ tuổi để mở khóa một số tính năng như tài video về, livestream, nhắn tin,.. Xem cách đổi ngày sinh trên...

Bài viết mới nhất


SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.

Weebly là gì? Hướng dẫn tạo website bằng Weebly...

Weebly là nền tảng thiết kế website thân thiện với người dùng, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc nhà bán hàng trực tuyến.

Three.js là gì? Tổng quan thư viện ThreeJS cho...

Three.js là thư viện JavaScript mạnh mẽ hỗ trợ xây dựng các ứng dụng tương tác, từ game, thương mại điện tử đến mô phỏng kiến trúc.

Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.

15 nền tảng CMS thông dụng tốt nhất năm 2025

CMS (Content Management System) là hệ thống để tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung một cách dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình.

Design Pattern là gì? Các loại Design Pattern...

Design Pattern là gì? Đây là những mẫu thiết kế giúp tổ chức mã nguồn, tăng tính linh hoạt và dễ dàng bảo trì hệ thống.

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm hiểu chi tiết...

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ...

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác thực phổ...