Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (2 Reviews)

Thuật ngữ Fintech chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với chúng ta khi mà bối cảnh công nghệ thông tin và mạng Internet ngày một phát triển vượt bậc hơn bao giờ hết. Sự bùng nổ của fintech đã ảnh hưởng không nhỏ đến đến đời sống, kinh tế xã hội. Và có thể thấy Fintech đang trao quyền cho người tiêu dùng chịu trách nhiệm về cuộc sống tài chính của họ bằng cách tận dụng công nghệ tiên tiến.

Để mọi người hiểu rõ hơn về Fintech là gì cũng như tác động của nó đến nền kinh tế trong tương lai, hãy cùng LPTech.asia đi tìm hiểu những thông tin chi tiết dưới đây!

Fintech là gì?

Fintech (hay còn được hiểu là công nghệ tài chính) là sự kết hợp của các thuật ngữ Finance (tài chính) với Technology (công nghệ). Thuật ngữ này đề cập đến việc các doanh nghiệp sử dụng công nghệ để nâng cao hoặc tự động hóa các dịch vụ và quy trình tài chính.

Về cốt lõi, fintech được sử dụng nhằm mục đích giúp các công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp và người dùng quản lý hiệu quả hơn các hoạt động tài chính, quy trình của họ. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng ứng dụng phần mềm và thuật toán chuyên biệt được sử dụng trên máy tính và các thiết bị di động thông minh.

Fintech là gì?

Thuật ngữ Fintech xuất hiện vào thế kỷ 21, ban đầu nó được áp dụng tại các hệ thống back-end của các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, sau đó công nghệ tài chính đã có sự chuyển đổi sang các dịch vụ hướng đến người tiêu dùng hơn. Fintech hiện bao gồm các lĩnh vực và ngành công nghiệp khác nhau như giáo dục, tài chính, ngân hàng bán lẻ, các tổ chức phi lợi nhuận, gây quỹ và quản lý đầu tư.

Hiện nay, công nghệ tài chính được đánh giá là một ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng với mục đích phục vụ lợi ích của cả người tiêu dùng và tổ chức doanh nghiệp theo nhiều cách (từ ngân hàng di động và bảo hiểm đến tiền điện tử và các ứng dụng đầu tư…). Fintech cũng bao gồm việc phát triển và sử dụng tiền điện tử, chẳng hạn như Bitcoin.

Các nhóm đối tượng của Fintech

Thông thường, trong một thị trường tài chính truyền thống gồm 2 đối tượng: Các định chế tài chính (ngân hàng, đầu tư, chứng khoán, công ty tài chính,…) và khách hàng. Riêng đối với fintech bao gồm 3 đối tượng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau: 

  1. Công ty Fintech: là các công ty độc lập, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên nghiên cứu và triển khai cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Khách hàng của các công ty Fintech có thể là người sử dụng cuối cùng và cũng có thể là các công ty tài chính (định chế tài chính).
  2. Các định chế tài chính: Mối quan hệ giữa công ty Fintech và các định chế tài chính rất gắn bó và liên kết với nhau do nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ. Họ luôn kiểm tra và theo dõi việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Các định chế tài chính có thể sử dụng dịch vụ do chính công ty Fintech cung cấp hoặc trực tiếp đầu tư nguồn nhân lực để nghiên cứu, áp dụng công nghệ vào hệ thống để tăng thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
  3. Khách hàng là người sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính cũng là mục tiêu mà các định chế tài chính hướng đến. Ngoài việc áp dụng công nghệ tài chính không những nâng cao kết quả kinh doanh mà còn mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng. Với những ứng dụng công nghệ mới, khách hàng chính là những người hưởng lợi nhiều nhất giữa sự cạnh tranh của các công ty, tiện ích mới nhất mà công nghệ đem đến. 

Các nhóm sản phẩm chính của Fintech

Dựa theo đối tượng sử dụng, các sản phẩm trong fintech được chia làm 2 nhóm khác nhau, bao gồm:

Nhóm thứ 1: Nhóm sản phẩm phục vụ người tiêu dùng

Đây là nhóm các sản phẩm công nghệ tài chính phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng nhờ vào các công cụ kỹ thuật số và công nghệ khác. Mục đích chính là cải thiện cách mà người tiêu dùng vay mượn, quản lý tiền bạc và tài trợ vốn cho các startup.

Nhóm thứ 2: Nhóm các sản phẩm công nghệ “back-office”

Nhóm sản phẩm này hỗ trợ hoạt động của các định chế tài chính cũng như chính bản thân các fintech. Đối với định chế tài chính ở đây đó là ngân hàng, đầu tư, công ty tài chính… có vai trò quyết định trong lĩnh vực tài chính. Họ ngày càng quan tâm và chú trọng đến việc áp dụng công nghệ IT vào hệ thống vận hành.

Các định chế tài chính này có thể sử dụng dịch vụ của công ty Fintech hoặc đầu tư nhân lực, tài chính để nghiên cứu áp dụng IT vào hệ thống để tạo nên lợi thế cạnh tranh. Thực tế hiện nay, ngoài những dịch vụ thông thường như cho vay, chuyển tiền, thanh toán,… Fintech còn cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng hơn, cụ thể:

  1. Cho vay ngang cấp (peer to peer lending)
  2. Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding)
  3. Tư vấn tài chính (personal finance)
  4. Quản trị dữ liệu (data management)
  5. Công nghệ bảo hiểm (insurtech)
  6. Tiền số (crypto blockchain)

Các nhóm sản phẩm chính của Fintech

Tiềm năng phát triển của Fintech

Sự phát triển mạnh mẽ của Fintech mang đến cho xã hội những tiện ích rất lớn, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin. Do đó, công nghệ tài chính được xem là ngành có tiềm năng mở rộng rất lớn trong tương lai.

Theo dự đoán, lĩnh vực Fintech trên toàn thế giới sẽ có giá trị 25,6 nghìn tỷ đô vào năm 2022. Một yếu tố đi đầu trong việc định giá ấn tượng này là mức độ của những đổi mới đột phá được đưa vào ngành. Nhiều sáng kiến phát minh hiện đại còn cho thấy, Fintech sẽ còn có tầm ảnh hưởng lớn trong đa lĩnh vực chứ không chỉ trong phạm vi ngân hàng, thương mại, tư vấn tài chính hay quản lý tài sản.

Thông qua các công cụ như Trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ blockchain và Dữ liệu big data, các kỹ sư phần mềm FinTech có thể áp dụng sự đổi mới hàng đầu để phát triển các giải pháp đột phá hơn.

Vai trò của Fintech trong thời đại công nghệ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay, sự phát triển của Fintech được xem là một trong những tín hiệu thành công mang đến cho con người những tiện ích thông qua sự phát triển công nghệ thông tin. Các tác động của Fintech có vai trò lớn không chỉ với doanh nghiệp, người tiêu dùng mà còn với những nhà đầu tư.

Đối với doanh nghiệp

Các công ty FinTech tạo ra các thuật toán và hệ sinh thái để các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán cho các giao dịch và dịch vụ một cách liền mạch nhất có thể. Do đó, có thể kết luận rằng đổi mới FinTech là một trong những động lực tăng trưởng chính cho các doanh nghiệp.

Theo một khảo sát của Deloitte năm 2019 cho thấy các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài chính số hóa có khả năng tăng trưởng doanh thu cao hơn gấp 3 lần.

Việc áp dụng các công nghệ tài chính mới không đòi hỏi phải chuyển đổi cơ sở hạ tầng. Với chi phí thấp, các doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình thanh toán dễ dàng và tận hưởng sự tối ưu hóa hàng đầu đi kèm với nó.

Bên cạnh đó, bằng cách điều chỉnh một số sản phẩm FinTech chung và dành riêng cho ngành, các doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua hàng ấn tượng hơn, do đó dẫn đến tỷ lệ giữ chân khách hàng tốt hơn nhiều.

Vai trò của Fintech trong thời đại công nghệ

Đối với người tiêu dùng

An toàn tài chính là điểm mạnh của các dịch vụ thanh toán điện tử và công nghệ tài chính đã giúp giảm thiểu rủi ro mất mát và trộm cắp vật lý. Mặc dù công nghệ này vẫn có xu hướng bị đánh cắp trên mạng, nhưng xác suất của những vụ trộm như vậy có thể được giảm xuống mức tối thiểu nhất với việc áp dụng các trung gian an ninh mạng hiện đại.

Theo dõi tiền theo thời gian thực, cho dù là thanh toán trong nước hay quốc tế, giúp cải thiện tính minh bạch. Blockchain và các công nghệ mới khác sử dụng sổ cái phân tán đảm bảo rằng các giao dịch là bất biến và được đánh dấu thời gian.

Ngoài ra, big data và trí tuệ nhân tạo đảm bảo rằng các sản phẩm và kết quả đầu tư được cá nhân hóa hơn để phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. Với bản đồ tư duy và thiết kế UX phù hợp, FinTech đảm bảo thân thiện với người dùng hơn và cải thiện khả năng kết nối tài chính so với các giải pháp tài chính truyền thống khác.

Đối với nhà đầu tư

Lĩnh vực FinTech hiện đang tăng trưởng với tốc độ CAGR là 13,7% và thị trường FinTech toàn cầu đã sẵn sàng nhận được 190 tỷ đô la đầu tư vào năm 2026. Với mức tăng trưởng ấn tượng này, định giá của các công ty khởi nghiệp FinTech dự kiến ​​sẽ có giá trị đáng kể trong những năm tới và việc đầu tư vào lĩnh vực này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư. Hiện nay, những gã khổng lồ công nghệ như Intel, Salesforce, Google đã có một mức độ quan tâm đến FinTech từ cộng đồng đầu tư.

Đối tượng sử dụng Fintech là ai?

Có 4 danh mục người sử dụng fintech đó là:

  1. B2B cho các ngân hàng
  2. Khách hàng doanh nghiệp
  3. B2C cho các doanh nghiệp
  4. Người tiêu dùng

Xu hướng ngân hàng di động, sự gia tăng về thông tin, dữ liệu, phân tích tài chính và phân quyền truy cập sẽ tạo cơ hội cho cả bốn nhóm tương tác theo nhiều cách khác nhau.

Đối với người tiêu dùng đặc biệt là các bạn càng trẻ sẽ có nhiều khả năng nhận thức và có thể hiểu chính xác hơn về công nghệ tài chính. Thực tế là fintech nhắm mục tiêu hướng tới người tiêu dùng chủ yếu là thế hệ trẻ với quy mô lớn và tiềm năng thu nhập (thừa kế) đang tăng lên. Một số người tin rằng sự tập trung vào thế hệMillennials có liên quan nhiều hơn đến là khả năng và sự quan tâm của Gen Xđối với thị trường. Bên cạnh đó, fintech có xu hướng ít cung cấp cho người tiêu dùng lớn tuổi hơn vì nó chưa giải quyết được các vấn đề của họ.

Đối với các doanh nghiệp, trước khi fintech ra đời và áp dụng, chủ doanh nghiệp hoặc công ty startup sẽ phải đến ngân hàng để đảm bảo tài chính hoặc vốn khởi nghiệp. Giờ đây, với công nghệ tài chính, những rào cản đó đã được thay thế thay bằng công nghệ di động hiện đại hơn.

Thực trạng áp dụng Fintech tại Việt Nam hiện nay

Trong những năm trở lại đây, thị trường Fintech tại Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về mặt số lượng, sự đa dạng trong sản phẩm, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư. Theo nghiên cứu của Solidiance, thị trường Fintech Việt Nam đã đạt 4,4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và đạt khoảng 7,8 tỷ USD vào năm 2020, tương đương với mức tăng 77% trong vòng 03 năm.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2021, số lượng công ty Fintech tại Việt Nam đã tăng từ 39 công ty vào cuối năm 2015 lên đến khoảng 154 tính đến cuối năm 2021 (tăng khoảng 4 lần). Trong số các công ty Fintech này, có khoảng 70% là công ty khởi nghiệp, con số này chứng minh cho thấy sự tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành Fintech tại Việt Nam.

Thực trạng áp dụng Fintech tại Việt Nam hiện nay

Bên cạnh đó, theo khảo sát của MasOffer Fintech (2021), trong số 154 công ty hoạt động trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam, có 37 công ty hoạt động trong lĩnh vực thanh toán, 22 công ty hoạt động trong mảng cho vay ngang hàng (P2P Lending), 22 công ty hoạt động về Blockchain, Crypto… Các công ty công nghệ tài chính mặc dù hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng tập trung nhất vẫn là thanh toán qua ví điện tử và P2P Lending.

Một số công ty Fintech Việt Nam nổi tiếng với hệ thống hỗ trợ thanh toán và chi trả trực tuyến hiện đại không thể không nhắc tới đó là:

  1. ZaloPay: Một số tiện ích trên ZaloPay có thể kể đến như thanh toán, nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, mua sắm thông qua các ứng dụng khác. Tại đây, khách hàng có thể dùng điện thoại để thanh toán hóa đơn mua sắm, dịch vụ một cách dễ dàng. 
  2. VNPAY: Ngoài ứng dụng hỗ trợ thanh toán trực tuyến, VNPAY còn xây dựng cả một hệ sinh thái đa dạng sản phẩm, dịch vụ và tiện ích khác nhau. Hiện nay, VNPAY đã liên kết với hàng trăm điểm bán hàng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau và hợp tác cùng khoảng 40 ngân hàng trên cả nước.
  3. Momo: Không chỉ phát triển tại thị trường Việt Nam, Momo còn lấn sân sang thị trường quốc tế. Ứng dụng Momo cho phép người dùng thực hiện các thao tác thanh toán trực tuyến, chuyển tiền, mua sắm sản phẩm/dịch vụ, nạp tiền điện thoại, thanh toán các hóa đơn một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Bên cạnh sự phát triển của các công ty dịch vụ Fintech, các tổ chức tài chính ngân hàng trong nước không ngừng đầu tư nguồn lực để nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm khách hàng. Một số ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng Fintech phải kể đến đó là Vietcombank, VPbank, BIDV,...

Rủi ro tiềm ẩn của Fintech tại Việt Nam

Bên cạnh vai trò to lớn đối với đời sống xã hội, Fintech đâu đó vẫn tồn tại những rủi ro, tuy nhiên những lo ngại này trên thực tế là không đáng kể.

  1. Hoạt động trên nền tảng Internet nên Fintech không thể tránh khỏi vấn đề bảo mật dữ liệu khách hàng và nguy cơ bị rò rỉ hoặc bị ăn cắp thông tin.
  2. Đội ngũ nhân lực còn hạn chế, do vậy không thể phát huy tối đa 100% hiệu quả của công nghệ tài chính.
  3. Các rủi ro về lãi suất, thanh khoản, nợ xấu ngày càng gia tăng bởi điểm thuận lợi đến từ các công nghệ vay vốn Fintech.

Top 3 công ty Fintech được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay có rất nhiều các công ty Fintech ra đời nhưng trong số đó 3 cái tên phổ biến không thể không nhắc đến đó là: 

Momo

Momo - một cái tên quen thuộc với thế hệ công nghệ hiện nay. Có thể bạn chưa biết, Momo là một trong các công ty Fintech tiên phong và hàng đầu hiện nay, không chỉ riêng Việt Nam mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế. Với Momo, khách hàng có thể thanh toán trực tuyến, chuyển tiền, nạp tiền điện thoại,... vô số tiện ích khác. 

ZaloPay

Giống với Momo, ZaloPay cũng là một ví điện tử được sử dụng phổ biến với đa số người dùng hiện đại. ZaloPay hiện đang là một trong các công ty Fintech Việt Nam với hệ thống hỗ trợ thanh toán và chi trả trực tuyến được ưa chuộng. Khách hàng có thể dùng điện thoại để thanh toán hóa đơn các dịch vụ nhanh chóng không cần chi trẻ theo cách truyền thống như trước kia. Một số tiện ích trên ZaloPay đem lại như thanh toán, nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, mua sắm,...

VNPAY

VNPAY ra đời đáp ứng hoàn toàn phù hợp với người dùng ưa chuộng lối sống tiện lợi, hiện đại từ của dịch vụ số từ thanh toán tới mua sắm. Đây không chỉ là một ứng dụng thanh toán trực tuyến thông thường, mà còn xây dựng cả một hệ sinh thái rộng lớn với nhiều tiện ích khác nhau. Cụ thể hơn, hệ sinh thái tiện ích trên ví VNPAY đa dạng từ chuyển tiền, thanh toán tiền điện, nước, internet, di động,...

Có thể thấy trong tương lai, công nghệ tài chính Fintech sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và mang lại những đột phá mới cho nền kinh tế. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết nhất về chủ đề fintech là gì và tác động của nó đến nền kinh tế.

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại mới nhất 2024

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại...

Hướng dẫn cách tạo tài khoản Gmail không cần dùng số điện thoại trên điện thoại Android, iOS và PC. Lưu ý khi tạo tài khoản Gmail không...

Performance marketing là gì? Cách triển khai đúng cho doanh nghiệp của bạn

Performance marketing là gì? Cách triển khai đúng...

Performance marketing là gì? Đây là một chiến lược tiếp thị dựa trên hiệu suất, tập trung vào việc đo lường các chỉ số cụ thể, ví dụ như...

Tiếp thị liên kết TikTok là gì? Các làm affiliate TikTok

Tiếp thị liên kết TikTok là gì? Các làm affiliate...

Tiếp thị liên kết TikTok là hình thức kiếm tiền hấp dẫn cho người sáng tạo nội dung. Điều kiện và cách đăng ký affiliate TikTok đơn giản...

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược giá đem lại tỷ lệ lợi nhuận cao

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược...

Chiến lược giá là chiến lược quan trọng giúp xác định được mức giá bán ra của sản phẩm. Vậy vai trò của chiến lược giá là gì? Cách xây...

Collab là gì? Vai trò của Collab đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Collab là gì? Vai trò của Collab đối với doanh...

Collab là gì? Collab - viết tắt của Collaboration, là sự hợp tác giữa tổ chức với tổ chức, cá nhân với cá nhân hoặc tổ chức với cá nhân...

ACP là gì trên Facebook và Tiktok? Ý nghĩa và cách dùng

ACP là gì trên Facebook và Tiktok? Ý nghĩa và...

Acp là viết tắt của Accept và được dùng ở nhiều lĩnh vực. Ở mỗi lĩnh vực, acp sẽ có những ý nghĩa riêng biệt. Vậy acp là gì trên Facebook...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.