Trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và thiết kế website nói riêng, chắc hẳn trong số chúng ta dù chuyên hay không chuyên sâu cũng đã từng nghe hoặc biết đến cụm từ DNS, cấu hình DNS. Vậy DNS là gì? Cách cấu hình DNS website như thế nào?
Bài viết dưới đây LPTech sẽ giới thiệu tới các bạn các thông tin chi tiết về DNS cũng như hướng dẫn từ A-Z cách cấu hình DNS cho website nhanh chóng và đơn giản. Cùng theo dõi bài viết dưới đây!
DNS là gì?
DNS (viết tắt của cụm từ Domain Name System) với ý nghĩa đầy đủ là hệ thống phân giải tên miền, giúp cho con người và máy tính có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng hơn.
Về cơ bản, DNS là một hệ thống chuyển đổi tên miền giúp con người ghi nhớ dễ hơn (ví dụ: www.example.com) thành một địa chỉ IP (ví dụ: 123.11.19) tương ứng với tên miền. DNS giúp kết nối các thiết bị mạng với nhau trong việc định vị vị trí và địa chỉ của các thiết bị trên internet.
DNS được điều hành bởi Tổ chức Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN). Tổ chức này có trách nhiệm điều hành hệ thống root, chia thành các kiểu tên miền khác nhau gồm các dạng .com, .org, .edu. Trong đó, mỗi quốc gia đề cử ra một đại diện điều hành tên miền cấp cao của quốc gia mình.
Ví dụ tại Việt Nam tên miền .vn do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) kiểm soát.
Các loại bản ghi của DNS
Sau đây là thông tin các loại bản ghi phổ biến của DNS, cụ thể như sau:
- A Record: Đây là bản ghi DNS đơn giản và được sử dụng phổ biến dùng để trỏ tên website tới một địa chỉ IP cụ thể.
- CNAME Record: Đây là loại bản ghi giữ vai trò đặt tên cho một tên hoặc nhiều tên khác nhau cho miền chính. Người dùng có thể tạo một tên mới bằng cách điều chỉnh trỏ chuột tới tên gốc và đặt TTL.
- MX Record: Bản ghi dùng để chỉ định Server quản lý các dịch vụ Email của các tên miền theo đó.
- TXT Record: Bản ghi có chức năng chứa các thông tin định dạng văn bản của tên miền và người dùng có thể thêm các giá trị TXT, TTL,...
- AAAA Record: Bản ghi DNS này tương tự với A Record, chỉ khác biệt ở chỗ AAAA Record được sử dụng để trỏ domain đến một địa chỉ IPV6 Address. Tại đây, bạn có thể thêm host mới, IPv6, TTL.
- DNS Record: DNS Server Records của tên miền, tại đây người dùng được phép chỉ định Name Server cho từng tên miền phụ.
- SRV Record: SRV Record là bản ghi đặc biệt trong Domain Name System, thường nó được sử dụng để xác định chính xác dịch vụ nào, chạy port nào.
Chức năng của DNS là gì?
Chức năng nổi bật của hệ thống tên miền DNS được xem như “người phiên dịch” và “truyền đạt thông tin” giữa máy tính và con người. DNS sẽ làm công việc dịch các tên miền thành một địa chỉ IP gồm các dãy số khác nhau. Ví dụ như www.lptech.asia thành 123.45.678.90 hoặc ngược lại DNS sẽ dịch từ một địa chỉ IP thành tên miền.
Nhờ đó, khi đăng nhập vào một website, người dùng thay vì phải nhớ và nhập một dãy số địa chỉ IP của hosting, họ chỉ cần nhập tên website là trình duyệt tự động nhận diện.
Mỗi máy tính trên Internet sẽ có một địa chỉ IP duy nhất. Địa chỉ IP này được dùng để thiết lập kết nối giữa server và máy khách để tạo một kết nối. Khi bạn truy cập vào một website tùy ý hoặc gửi một email, DNS sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong trường hợp này.
Một số ưu nhược điểm của hệ thống DNS
Hệ thống tên miền DNS mang lại một số ưu, nhược điểm như sau:
Hỗ trợ sử dụng Internet
Ưu điểm chính của hệ thống DNS đó chính là sự hỗ trợ cho việc sử dụng Internet. Người dùng sẽ gặp phải khó khăn hơn rất nhiều khi phải ghi nhớ tất cả các địa chỉ IP mà mình muốn truy cập. Không cần ghi nhớ địa chỉ IP Máy chủ - DNS cung cấp một giải pháp tiện lợi để chuyển đổi tên miền chính hoặc tên miền phụ sang địa chỉ IP.
Hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy thế nào khi phải ghi nhớ địa chỉ IP của Twitter, Facebook, Google hoặc bất kỳ trang web nào khác mà bạn thường truy cập hàng ngày. Điều này chắc hẳn sẽ rất kinh khủng. Ngoài ra, hệ thống của DNS còn giúp cho các công cụ tìm kiếm dễ dàng phân loại và lưu trữ thông tin.
>>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn check IP - xác định địa chỉ IP chính xác nhanh nhất
Sự ổn định
Một lợi thế đáng kể khác của DNS đó chính là sự ổn định mà nó cung cấp. Vì những lý do khác nhau, địa chỉ IP (ví dụ: máy chủ phục vụ một trang web) có thể thay đổi, vì vậy nếu bạn muốn truy cập một trang web, bạn không chỉ cần biết địa chỉ IP mà thông tin này cũng phải được cập nhật và việc làm này sẽ rất vất vả.
Ngược lại, hệ thống DNS có nhiệm vụ cập nhật địa chỉ IP một cách nhanh hơn và liên tục, tiết kiệm được thời gian và công sức cho người dùng.
Tăng cường bảo mật
DNS là một thành phần quan trọng đối với bảo mật các kết nối của bạn ở bất kỳ quy mô lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ cần áp dụng các biện pháp bảo mật khác để bảo vệ dữ liệu của mình, đặc biệt nếu đó là một tổ chức lớn với khối lượng dữ liệu khổng lồ.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì hệ thống DNS cũng có một số nhược điểm, chẳng hạn như những mặt hạn chế liên quan đến vấn đề bảo mật. Ví dụ về khả năng xảy ra một trong những “cuộc tấn công DNS”, trong đó kẻ tấn công thay thế địa chỉ DNS thực bằng một địa chỉ gian lận. Mục đích của chúng là đánh lừa người dùng và hướng họ đến các địa chỉ độc hại, thường với mục đích rất xấu, chẳng hạn như chiếm đoạt chi tiết ngân hàng hoặc dữ liệu nhạy cảm khác của họ.
Ngoài ra, còn có rất nhiều hình thức gian lận khác như việc tạo ra các tên miền rất giống với tên miền thật (ví dụ: thay thế chữ cái “l” trong tên bằng số “1”) có thể đánh lừa người dùng và hướng họ đến các trang web có hại.
>> Xem thêm: SQL Injection là gì
Nguyên tắc hoạt động của DNS
Hãy tưởng tượng rằng bạn thực hiện một yêu cầu yêu cầu tìm kiếm DNS (ví dụ: bạn nhập tên của một trang web vào thanh địa chỉ của trình duyệt). Điều đầu tiên máy tính của bạn sẽ làm là gửi một yêu cầu đến máy chủ DNS cục bộ của hệ điều hành. Thao tác này sẽ kiểm tra xem câu trả lời bạn cần có nằm trong bộ nhớ cache của máy tính hay không (ví dụ: nếu gần đây bạn đã truy cập trang đó, thì có khả năng thông tin vẫn được lưu trữ).
Nếu nó không được tìm thấy trong bộ nhớ cache, yêu cầu sẽ được gửi qua Internet tới một hoặc nhiều máy chủ DNS, thường sẽ là những máy chủ được cung cấp cho người dùng bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet mà bạn đã ký hợp đồng. Nếu thông tin bắt buộc không được tìm thấy trên các máy chủ DNS này, yêu cầu sẽ được gửi đến các máy chủ bên ngoài khác.
INTERNIC (Internet Network Information Center) hiện đang là tổ chức chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng, được thành lập bởi NSF (National Science Foundation), AT&T và Network Solution. INTERNIC có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên mạng Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.
Hướng dẫn cấu hình DNS website chi tiết
Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cấu hình DNS website chi tiết thì không nên bỏ qua những thông tin hữu ích mà LPTech chuẩn bị chia sẻ dưới đây:
Cấu hình DNS bằng Z.com
Bước 1: Đầu tiên bạn cần đăng nhập vào trang quản lý tên miền ở Z.com.
Bước 2: Click chọn vào mục DNS để cấu hình
Bước 3: Lựa chọn tên miền cần cấu hình, sau đó tạo bản ghi bằng cách nhấp vào biểu tượng cây bút như hình.
Bước 4: Bạn chọn và điền giá trị vào bản ghi cần chỉnh sửa hoặc bấm vào dấu cộng để thêm bản ghi mới.
Cấu hình DNS bằng Domain.com
Bước 1: Đăng nhập vào trang quản lý tên miền ở Domain.com.
Bước 2: Nhấn chọn vào mục Domain > Manage
Bước 3: Lựa chọn DNS & Nameserver sau đó nhấp vào mục DNS Records
Bước 4: Lựa chọn phần dấu + để thêm bản ghi DNS và cuối cùng là chọn Add DNS để lưu bản ghi
Top 6 DNS sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Sau khi đã tìm hiểu DNS là gì, chức năng và những ưu, nhược điểm của DNS trong sử dụng internet. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là hiện nay có những DNS nào phổ biến nhất? Cùng LPTech tham khảo top 6 DNS nổi bật trên thị trường như sau:
DNS Google
DNS Google có tốc độ nhanh, ổn định, áp dụng cho mọi đối tượng sử dụng. Chính vì vậy, DNS Google trở thành một trong những DNS Server được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Các thông số của DNS Google:
8.8.8.8
8.8.4.4
DNS Cloudflare
DNS Cloudflare giúp điều phối lượng truy cập thông qua lớp bảo vệ của mình và được biết đến là một dịch vụ DNS trung gian.
Các thông số của DNS Cloudflare:
1.1.1.1
1.0.0.1
DNS OpenDNS
DNS OpenDNS hiện được nhiều người sử dụng bởi người dùng hoàn toàn có thể tìm kiếm máy chủ Domain name system công cộng một cách thuận tiện. Bên cạnh đó, DNS OpenDNS được đánh giá nằm trong top những DNS server có tốc độ truy cập nhanh và có tính bảo mật tốt, giúp bảo vệ máy tính trước các sự tấn công trên mạng internet.
Các thông số của DNS OpenDNS:
208.67.222.222
208.67.220.220
DNS VNPT
VNPT là một nhà mạng được nhiều người biết đến và khá nổi tiếng tại Việt Nam. Đặc biệt, DNS VNPT cung cấp các DNS Server đến người dùng sử dụng đường truyền mạng đến từ VNPT.
Các thông số của DNS VNPT:
203.162.4.191
203.162.4.190
DNS Viettel
Bên cạnh VNPT, Viettel là một trong những nhà mạng lâu đời tại Việt Nam với đường truyền internet ổn định. DNS Server của Viettel hiện nay đang là một trong những lựa được nhiều người dùng ưu tiên.
Các thông số của DNS Viettel:
203.113.131.1
203.113.131.2
DNS FPT
DNS FPT là một trong những DNS Server nổi tiếng và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hiện nay.
Các thông số của DNS FPT:
210.245.24.20
210.245.24.22
DNS được xem là một phần vô cùng thiết yếu và quan trọng trong quản trị mạng và website. Hy vọng rằng với những gì mà LPTech chia sẻ trong bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn những kiến thức về DNS là gì, chức năng cũng như vai trò mà nó mang lại trong thời buổi công nghệ hiện đại.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)