Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

4.0/5 (915 Reviews)

Chỉ mới xuất hiện cách đây không lâu, Digital Transformation (chuyển đổi số) đã được đánh giá là bước ngoặt mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, là xu hướng phát triển chung của hầu hết các doanh nghiệp. Vậy thì Digital Transformation là gì? Xu hướng chuyển đổi số hiện nay. Hãy cùng LPTech tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Digital Transformation (Chuyển đổi số) là gì?

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự thay đổi về tư duy, cách thức hoạt động và giải quyết vấn đề của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Bằng cách ứng dụng có hiệu quả công nghệ kỹ thuật số và hệ thống Internet.

Chuyển đổi số nhằm mục đích tận dụng tiềm năng của công nghệ số hóa từ đó nâng cao hiệu suất làm việc, gia tăng giá trị và tạo ra sự thay đổi tích cực cho khách hàng, tổ chức, và xã hội.

Digital Transformation (Chuyển đổi số) là gì?

Việc các tổ chức ứng dụng các công nghệ trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như: trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing), Internet of Things (IoT), Business Intelligence (BI), Big Data và phân tích dữ liệu (Data Analytics),... Giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản trị tài chính, tăng tương tác với khách hàng, nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng sự sáng tạo và tính cạnh tranh,...

Quy trình chuyển đổi kỹ thuật số tác động toàn diện tới nhiều mặt khác nhau của tổ chức, bao gồm: cơ cấu, văn hóa tổ chức, phương thức hoạt động, mối quan hệ của tổ chức với khách hàng, đối tác, người dân,...

Không dừng lại ở vấn đề công nghệ, chuyển đổi số còn đặt ra yêu cầu về sự thay đổi quy trình làm việc, tư duy và thái độ làm việc của các thành viên trong tổ chức, cách thức đào tạo nhân viên,...

Cốt lõi của chuyển đổi số là sự thay đổi toàn diện về cách thức tổ chức hoạt động, đảm bảo đạt được sự tối ưu hóa, tạo ra giá trị mới và duy trì lợi thế cạnh tranh thông qua việc tận dụng cách cơ hội mà công nghệ số hóa mang lại.

Có thể thấy, trong thời đại kỹ thuật số, chuyển đổi số là trong trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của các tổ chức, góp phần thúc đẩy sự đổi mới, nâng cao năng suất làm việc, cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Thực trạng chuyển đổi số (Digital Transformation) hiện nay

Chuyển đổi số được xem là một quá trình tất yếu, buộc mọi tổ chức và doanh nghiệp phải thực hiện nếu muốn tồn tại, không bị tụt hậu trên thị trường cạnh tranh khốc liệt và thay đổi một cách chóng mặt như hiện nay.

Theo số liệu thống kê của Microsoft về thực trạng chuyển đổi số tại Châu Á/Thái Bình Dương. Có đến 44% trong tổng số 615 doanh nghiệp đã áp dụng quá trình chuyển đổi số thành công.

Thực trạng chuyển đổi số (Digital Transformation) hiện nay

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp còn gặp nhiều hạn chế, có thể kể đến như chi phí đầu tư cao, thiếu nhân lực chuyển đổi số, chưa có sự đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin,...

Dù là vậy, chuyển đổi số vẫn là niềm khao khát to lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiểu được điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã cho ra đời chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong giai đoạn 2022-2025. Hứa hẹn một tương lại chuyển đổi số thành công đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Xu hướng chuyển đổi số hiện nay

Một số xu hướng mang tính chuyển đổi số hiện nay có thể kể đến như:

  • Ứng dụng công nghệ 5G.
  • Blockchain.
  • BigData (Phân tích dữ liệu lớn).
  • Trí tuệ nhân tạo AI, Machine Learning.
  • Hệ thống bảo mật tin cậy.

Xu hướng chuyển đổi số hiện nay

Mục tiêu chuyển đổi số (Digital Transformation) 

Các doanh nghiệp ứng dụng Digital Transformation vào quá trình kinh doanh và sản xuất với nhiều mục tiêu tối ưu hóa quy trình làm việc và cải thiện hiệu suất của công việc. 

Dưới đây là những mục tiêu nổi bật trong quá trình chuyển đổi số như:

Tăng cường hiệu quả và năng suất

Việc ứng dụng công nghệ số hóa đã giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng cường hiệu suất, năng suất là việc, giảm thiểu sự lãng phí.

Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Áp dụng các công nghệ số giúp tăng tương tác với khách hàng, cải thiện trải nghiệm người dùng, cho ra đời những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Khai thác cơ hội mới

Các tổ chức, doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội mà chuyển đổi số mang lại như thông qua việc khai thác dữ liệu để ra quyết định một cách thông minh hơn, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, tiếp cận thị trường mới,...

Tăng cường tính cạnh tranh

Chuyển đổi số giúp các tổ chức tăng cường tính cạnh tranh bằng cách nâng cao sự sáng tạo, đổi mới cách thức kinh doanh, cung cấp giá trị cho khách hàng.

Tăng cường đáng tin cậy và an toàn

Các biện pháp bảo mật và an toàn thông tin luôn luôn đi kèm với các giải pháp số hóa, giúp dữ liệu và thông tin của tổ chức luôn được bảo vệ một cách an toàn.

Thích nghi với thị trường kỹ thuật số

Chuyển đổi số giúp các tổ chức thi nghi với xu hướng và thay đổi của thị trường kỹ thuật số, đảm bảo các tổ chức có thể tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai.

Mục tiêu chuyển đổi số (Digital Transformation) 

Lợi ích của chuyển đổi số với doanh nghiệp

Ngày nay, Digital Transformation được xem là xu hướng mới giúp cải thiện và tối ưu hóa quy trình vận hành, đem lại kết quả cao với mức chi phí thấp nhất. Chuyển đổi số mang đến cho các tổ chức, doanh nghiệp các lợi ích sau đây:

Đáp ứng kỳ vọng liên tục thay đổi của khách hàng

Việc cải tiến công nghệ và các kênh bán hàng đem đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn, từ đó nâng cao kỳ vọng về trải nghiệm mà người dùng sẽ nhận được. Các công nghệ chuyển đổi số giúp tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng, góp phần thu hút và giữ chân khách hàng.

Chẳng hạn như sau những tác động của dịch bệnh, hoạt động “đi chợ hộ” đã ra đời, hoạt động này đã trở nên quen thuộc và thuận tiện hơn đối với những người không có nhiều thời gian rảnh hoặc không muốn xếp hàng chờ đợi tại siêu thị.

Tồn tại trong thị trường canh tranh, liên tục thay đổi

Trên thị trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay, chuyển đổi số giúp tăng cường lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức, doanh nghiệp. Để không bị bỏ lại phía sau, doanh nghiệp nên nhanh chóng tham gia vào quá trình chuyển đổi số để mang tới những trải nghiệm mới cho khách hàng của mình.

Khách hàng ngày này đặt nhiều sự kỳ vọng ở doanh nghiệp, nhất là các trải nghiệm bằng kỹ thuật số, dù ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, khách hàng đều có thể sử dụng được.

Phân tích nguồn dữ liệu

Bằng cách tận dụng chuyển đổi số, các tổ chức, doanh nghiệp có thể thu thập và truy cập một khối lượng dữ liệu khổng lồ. Nhờ đó mà có thể theo dõi thông tin khách hàng, đưa ra những đánh giá chính xác, tìm ra giải pháp xử lý cho những vấn đề còn tồn đọng.

Những dữ liệu này rất cần thiết cho quá trình ra quyết định và thiết lập kế hoạch của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Nâng cao trải nghiệm nhân viên

Những trải nghiệm làm việc tốt góp phần nâng cao năng suất và hiệu của công việc của nhân viên. Chuyển đổi số giúp quá trình làm việc trở nên đơn giản, nhanh gọn và tiết kiệm sức lực hơn. Nhờ đó mà công việc được phân công cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tiến độ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Loại bỏ rào cản giữa các bộ phận, các phòng ban

Digital Transformation giúp lưu trữ thông tin trên hệ thống, có thể truy cập bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu một cách dễ dàng. Các bộ phận, các phòng ban trong doanh nghiệp có thể chia sẻ tài liệu, giúp họ trao đổi thường xuyên và tối ưu hơn thông qua các công cụ trò chuyện.

Tăng hiệu suất, giảm chi phí

Đối với hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp, quá trình chuyển đổi số khá tốn kém. Tuy nhiên, đây là một khoản đầu tư dài hạn và mang lại hiệu quả tích cực. Việc bỏ ra một khoản chi phí ban đầu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận chuyển thông quá quá trình chuyển đổi số.

Lợi ích của chuyển đổi số với doanh nghiệp

04 Yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi số

Các yếu tố tác động đến Digital Transformation là gì? Qúa trình chuyển đổi số cần nhiều thời gian và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như:

Dữ liệu

Trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải có câu trả lời cho câu hỏi: Cách để tận dụng nguồn dữ liệu?

Dữ liệu cũng có thời hạn, mối quan tâm của người dùng sẽ khác nhau theo từng thời điểm. Do đó doanh nghiệp phải khai thác dữ liệu sao cho đúng thời điểm và đúng cách. Quan trọng hơn hết là phải xây dựng cho mình một hệ thống, khai thác, quản lý và phân tích dữ liệu nhằm mục đích phân biệt:

  • Dữ liệu cần thiết cho hoạt động của các phòng ban: Marketing, Sales, chăm sóc khách hàng.
  • Dữ liệu nào không còn phù hợp.
  • Dữ liệu nào làm cơ sử dự đoán sở thích, hành vi của những khách hàng tiềm năng.

Yếu tố công nghệ

Ngày nay, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các công nghệ như Big Data, Internet vạn vật, thuật đoán đám mây, trí tuệ nhân tạo để áp dụng vào doanh nghiệp. Đồng thời phải trả lời được những câu hỏi: lợi thế của những công nghệ này? Làm sao để điều chỉnh công nghệ theo nhu cầu thị trường? Tích hợp công nghệ mới vào hệ thống đang có sẽ như thế nào?

Quá trình chuyển đổi số

Chuyển đổi số là quá trình đổi mới về các phương thức hoạt động, làm sao để vừa thỏa mãn nhu cầu của người dùng vừa kết nối các hoạt động của doanh nghiệp để dễ quản lý và theo dõi nhất.

Để vận hành một cách trơn tru, doanh nghiệp cần có một quy trình chặt chẽ từ khâu tiếp nhận thông tin cho đến khâu triển khai. Lúc này, Inbound Marketing là một sự lựa chọn phù hợp. Đây chính là phương pháp thu hút khách hàng thông qua việc tạo ra nội dung và trải nghiệm có giá trị, dựa trên:

  • Trải nghiệm cá nhân hóa đối với từng đối tượng mục tiêu thông qua hệ thống quản lý từ dữ liệu CRM
  • Quy trình gửi email tự động theo nội dung và tần suất được thiết lập sẵn, tự động remarketing đến khách hàng hay tự động chuyển điện thoại đến tư vấn viên phù hợp theo số,...
  • Phối hoạt các hoạt động của bộ phận Sales, Marketing, chăm sóc khách hàng một cách chặt chẽ trên cùng một giao diện.

Quy trình tự động này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn nhân lực khỏi những nhiệm vụ không quan trọng, tốn thời gian để tập trung cho những nhiệm vụ khác quan trọng hơn.

Yếu tố con người

Một số yếu tố như khả năng lãnh đạo, tổ chức, làm việc nhóm,...cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đây cũng chính là lý do tại sao để có thể thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống, tập trung vào đội ngũ nhân viên.

04 Yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi số

Các lĩnh vực có thể áp dụng chuyển đổi số

Chuyển đổi số là quá trình tất yếu và bắt buộc phải diễn ra, không loại trừ bất kỳ một doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề nào.

Trong cơ quan nhà nước

Chuyển đổi số rất quan trọng và khẩn thiết đối với các cơ quan nhà nước. Nó góp phần giúp các cơ quan nhà nước dễ dàng quản lý thông tin, dữ liệu, kiểm soát công việc, đồng thời giải quyết nhanh hơn các thủ tục hành chính, không để người dân chờ đội quá lâu.

Trong giáo dục

Chuyển đổi số trong giáo dục là việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào việc giảng dạy, đầu tư thiết bị, công cụ hỗ trợ học tập, nâng cao trải nghiệm học tập của học sinh. Bao gồm quản lý giáo dục và các cấp bậc từ mầm non đến đại học.

Trong lĩnh vực y tế

Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế là áp dụng các thiết bị kỹ thuật số hiện đại và công nghệ số giúp cho việc chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn.

Trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là sự thay đổi về tư duy và ứng dụng công nghệ giúp quy trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp được tối ưu hóa, tăng tính tương tác với khách hàng, tăng bảo mật và an toàn thông tin, quản lý và giám sát hiệu quả các hoạt động kinh doanh.

Trong ngân hàng

Chuyển đổi số trong ngân hàng là quá trình sử dụng các công nghệ và kỹ thuật số để các quy trình hoạt động của ngân hàng như giao dịch tài chính, quản lý khách hàng, quản lý dịch vụ, quản lý rủi ro,...được tối ưu hóa.

Trong Logistics

Chuyển đổi số trong Logistics là sự thay đổi về tư duy công nghệ và ứng dụng công nghệ số để quy trình vận chuyển hàng hóa và quản lý kho được tối ưu hóa, từ đó giúp tạo đột phá, ngăn ngừa sự trì trệ, tăng cạnh tranh, giảm chi phí, có thêm nhiều khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa.

Trong nông nghiệp

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào quá trình tích hợp sản xuất nông nghiệp từ vùng canh tác nuôi trồng cho đến cuối cùng là người tiêu dùng. Những công nghệ này giúp đưa ra quyết định chính xác thông qua việc cung cấp các công cụ, thông tin. Từ đó tăng cường năng suất và cải thiện quản lý một cách hiệu quả.

Trong sản xuất công nghiệp

Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp là việc ứng dụng các công nghệ số, Ai và nhiều công nghệ khác giúp các ngành công nghiệp có thể nâng cao quy trình sản xuất, quản lý hoạt động và tối ưu hóa hiệu suất.

Trong báo chí

Chuyển đổi số trong báo chí là quá trình áp dụng công nghệ số như các nền tảng truyền thống, website, ứng dụng di động, mạng xã hội,...nhằm thay đổi và cải thiện các hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ thông tin.

Trong du lịch

Chuyển đổi số trong du lịch và quá trình áp dụng các công nghệ số như ứng dụng di động, website, hệ thống đặt chỗ online, AI,...để thay đổi và cải thiện các hoạt động liên quan đến ngành du lịch.

Các lĩnh vực có thể áp dụng chuyển đổi số

Nội dung chính của bài viết trên là những chia sẻ của LPTech về Digital Transformation là gì? Xu hướng chuyển đổi số hiện nay. Có thể thấy, chuyển đổi số là quá trình cần thiết và bắt buộc đối với hầu hết các doanh nghiệp nếu muốn cạnh tranh và thậm chí là tồn tại lâu dài.

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate thay cho JDBC?

Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate...

Hibernate ORM là một khung làm việc mã nguồn mở hoạt động như một tầng trung gian giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệutrong Java dùng để ánh...

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là công cụ mạnh mẽ giúp bạn gửi và nhận dữ liệu qua nhiều giao thức khác nhau. Tìm hiểu chi tiết về cURL và các tính năng, giao thức...

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách command và query

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách...

Tìm hiểu thông tin chi tiết về CQRS Pattern. CQRS (Command Query Responsibility Segregation) là một pattern giúp tách biệt command và...

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong lập trình C/C++

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong...

Boolean là một kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình với C/C++, Jav,... Bool dùng để biểu diễn các giá trị logic đúng (true) hoặc sai...

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử đơn vị

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi...

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware trong backend

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.