Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

4.0/5 (913 Reviews)

Nếu là một người dùng internet và thường xuyên truy cập vào các website, thuật ngữ Cookies có lẽ không còn quá xa lạ với bạn. Cookies có thể được xem là tệp tin được tạo ra tự động để lưu trữ những thông tin đăng nhập của bạn. Để tìm hiểu kỹ hơn về ứng dụng này và cách quản lý bật/ tắt Cookies thì xem ngay bài viết dưới đây của LPTech nhé!

Cookie là gì?

Cookie trên trình duyệt chính là các tệp dùng để lưu trữ tự động các thông tin trình duyệt web trên ổ cứng của thiết bị. Nhờ vào Cookies, trải nghiệm sử dụng trình duyệt web của bạn ắt hẳn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi vì Cookie lưu trữ thông tin duyệt web của người dùng, do đó, các website có thể duy trì trạng thái đăng nhập của bạn và ghi nhớ các tùy chọn website mà bạn đã từng đăng nhập vào.

Tóm lại, Cookies trên internet thường được dùng để lưu trữ thông tin của người dùng trên các trình duyệt web đã từng truy cập.

Định nghĩa về Cookie

Phân loại Cookies

Sau khi đã tìm hiểu Cookie là gì, hãy cùng LPTech tìm hiểu về 2 loại Cookie thường được ứng dụng nhiều nhất hiện nay.

Cookie phiên (Session Cookie)

Session Cookies thường được lưu trữ tạm thời trong bộ nhớ của máy tính, xuất hiện khi bạn đang truy cập vào website và tự động xóa khi bạn đóng trình duyệt. Khi máy của bạn hết pin hoặc xảy ra trục trặc làm thiết bị thoát khỏi Chrome đột ngột, khi bạn đăng nhập lại vào Chrome, trình duyệt sẽ hỏi bạn có muốn mở lại những trang vừa tắt lúc nãy không. Đây chính là các Cookie phiên.

Cookie bền vững (Persistent Cookie)

Loại Cookie này được lưu trữ bền vững trên ổ cứng của máy tính và không bị xóa đi khi bạn đóng trình duyệt. Cookie này vẫn sẽ còn sẵn khi bạn truy cập vào website bất kỳ và thông tin đăng nhập của bạn vẫn còn.

Ngoài 2 loại trên, dựa trên nơi tạo ra, Cookie còn được chia ra làm Cookie của bên thứ nhất, Cookie bên thứ ba và Cookie an toàn.

Phân loại Cookie

Lợi ích của Cookies là gì?

Cookie ra đời giúp trải nghiệm truy cập trình duyệt web của người dùng dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn. Chỉ với thông tin tài khoản đăng nhập, người dùng có thể truy cập lại những website đã từng đăng nhập một cách dễ dàng.

Với doanh nghiệp, Cookies là cách để các doanh nghiệp theo dõi được hành vi của người dùng: thời gian truy cập, tần suất truy cập,... Từ những thông tin này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa được website của mình.

Dù nhiều lợi ích là thế, Cookies cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh mạng. Bởi vì nó là file lưu trữ nhiều thông tin, hoạt động của người dùng, do đó các hacker thường tìm cách xâm nhập nó để lấy cắp thông tin, dùng nó cho những mục đích xấu, gây hại đến lợi ích của người dùng. Chính vì thế, người dùng internet cần hiểu cách quản lý Cookies trên các trình duyệt web.

Cookie có nhiều lợi ích cho người dùng và doanh nghiệp

Cách thức hoạt động của Cookies

Cách cookie lưu trữ dữ liệu và truyền tải dữ liệu có thể được tóm gọn ở các bước sau:

Bước 1: Khi bạn truy cập vào một URL bất kỳ, trình duyệt web sẽ gửi yêu cầu truy cập đến trang web này.

Bước 2: Khi trình duyệt web thực hiện hành động này, file cookies trong máy tính sẽ được liên kết đến trang web bạn muốn truy cập để thực hiện tìm kiếm. Nếu tìm thấy thông tin trang web trong cookie, cặp giá trị name-value sẽ được gửi đến máy chủ.

Bước 3: Máy chủ web khi nhận được dữ liệu từ cookie sẽ gửi yêu cầu đến trang chủ. Nếu tệp cookie có cặp name-value, đồng nghĩa người dùng đã từng truy cập vào website này. Trường hợp ngược lại đồng nghĩa với việc người dùng chưa từng vào website này. Lúc này, máy chủ web sẽ tạo nên một địa chỉ ID hoàn toàn mới để lưu trữ lại an toàn trên ổ cứng của máy.

Cách thức hoạt động của Cookie

Khi Cookie thực hiện các bước truyền tải dữ liệu, người dùng cần lưu ý các điểm sau:

  1. Máy chủ web có thể thay đổi cặp name-value hoặc bổ sung tệp mới mỗi khi người dùng gửi yêu cầu truy cập đến trang.
  2. Máy chủ web có thể gửi các cặp name-value với nhiều thông tin khác nhau, trong đó phổ biến nhất là Expiration Date và đường dẫn path.
  3. Người dùng web có thể điều khiển quá trình truyền tải dữ liệu của Cookie. Khi Cookie truyền đến giá trị, bạn có thể chấp nhận hoặc từ chối theo ý của mình.

Phân tích ưu điểm và nhược điểm của Cookies

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm cũng như cách hoạt động của Cookies, tiếp theo hãy cùng LPTech phân tích các ưu nhược điểm của Cookie nhé.

Ưu điểm của Cookies

Cookie được thiết lập với nhiều ưu điểm nổi bật như:

  1. Giúp quá trình truy cập vào website của bạn nhanh hơn, dễ dàng và tiện lợi hơn chỉ với thông tin đăng nhập cá nhân có sẵn.
  2. Đối với doanh nghiệp, Cookie giúp theo dõi được hành vi của người dùng và điều chỉnh tối ưu hóa website, dịch vụ cho phù hợp.
  3. Bên cạnh đó, Cookie còn giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn khi truy cập dữ liệu ở website.

Nhược điểm của Cookies

Tồn tại nhiều ưu điểm là vậy, Cookies vẫn còn những nhược điểm, những hạn chế trong quá trình sử dụng.

  1. Nhược điểm lớn nhất của Cookie có thể nhắc đến là rủi ro bảo mật và quyền riêng tư. Bởi vì Cookie là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu mà người dùng truy cập, các hacker thường nhắm vào Cookie để lấy cắp thông tin, sử dụng cho những mục đích xấu.
  2. Bên cạnh đó, Cookie không thể nhận biết được các dạng mã độc nên còn khiến cho việc bảo mật thông tin trở nên rủi ro hơn.

Phân tích các ưu - nhược điểm của Cookie

Do đó, trong quá trình sử dụng, người dùng nên lưu ý một số điểm quan trọng để hạn chế rủi ro từ việc bảo mật thông tin như sau:

  1. Cài đặt bảo mật cho trình duyệt để thiết lập tùy chọn Cookie.
  2. Xóa dữ liệu Cookie định kỳ trên thiết bị.
  3. Không cho phép Cookie lưu trữ các thông tin quan trọng: mật khẩu tài khoản, thẻ ngân hàng,...
  4. Chỉ truy cập vào những website đáng tin cậy và thường xuyên cập nhật những phần mềm chống tên miền giả.
  5. Thêm tính năng cài đặt kho khi cần chia sẻ dữ liệu trực tuyến.
  6. Có thể sử dụng các tiện ích xóa Cookie tự động.
  7. Hạn chế và thận trọng khi chia sẻ máy tính hoặc dùng các phần mềm như TeamViewer,...

Hướng dẫn cách xóa và quản lý bật/tắt Cookie trên Chrome

Cookies mang đến những lợi ích tuyệt vời cho người dùng khi truy cập website, dù vậy nó cũng tiềm ẩn những rủi ro về bảo mật. Do đó, người dùng nên biết cách xóa, quản lý bật/ tắt Cookie trên Chrome.

Cách xóa Cookie trên Chrome

Để xóa Cookies trên trình duyệt Google Chrome, bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Trong trình duyệt Chrome, bạn nhấn vào biểu tượng dấu ba chấm ở góc phải trên cùng của màn hình, sau đó nhấn Cài đặt.

Bước 2: Nhấn nút Nâng cao ở dưới cuối màn hình.

Hướng dẫn cách xóa Cookie - Bước 1, 2

Bước 3: Ở phần Quyền riêng tư và bảo mật, bạn hãy nhấn vào mục Cài đặt nội dung.

Hướng dẫn cách xóa Cookie - Bước 3

Bước 4: Nhấn vào Cookie. nhấn chọn Xem tất cả các cookie và dữ liệu trang web.

Bước 5: Xác nhận xóa Cookie bằng cách nhấn vào nút Xóa tất cả.

Hướng dẫn cách xóa Cookie - Bước 4,5

Cách bật/ tắt Cookie trên Chrome

Nếu không muốn xóa Cookie vĩnh viễn, bạn có thể bật/ tắt Cookie tạm thời theo hướng dẫn sau:

Để bật Cookie

Bạn thực hiện 4 bước đầu tiên tương tự với cách xóa Cookie. Sau đó, ở mục Đã chặn, bạn hãy gạt nút chuyển vị trí để bật Cookie.

Hướng dẫn cách bật Cookie

Để tắt Cookie

Bạn cũng thực hiện tương tự 4 bước đầu tiên với cách bật Cookie, sau đó nhấn Tắt ở nút tùy chọn Cho phép trang web lưu và được dữ liệu cookie (được đề xuất).

Hướng dẫn cách tắt Cookie

Vậy là ở bài viết trên đây, LPTech đã chỉ ra cho bạn định nghĩa về Cookie, các kiến thức cần biết về Cookie cũng như cách xóa hoặc bật/ tắt ứng dụng này. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn nhé!

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Tấn công brute-force là gì? Cách phòng chống tấn công vét cạn

Tấn công brute-force là gì? Cách phòng chống tấn...

Brute force là một hình thức tấn công mà các hacker thường sử dụng. Chúng thực hiện bằng các phần mềm tự động để thử mật khẩu tài khoản...

XSS là gì? Cách truy vết và phòng chống tấn công XSS hiệu quả

XSS là gì? Cách truy vết và phòng chống tấn công...

XSS, viết tắt của cụm từ Cross Site Scripting, là một lỗ hổng trong bảo mật mà các hacker sẽ sử dụng để cài đặt các phần mềm độc hại vào...

Trojan là gì? Cách nhận biết và phòng chống virus trojan xâm nhập

Trojan là gì? Cách nhận biết và phòng chống virus...

Trojan là gì? Đây là một loại virus độc hại được tạo ra để xâm nhập máy tính trái phép. Một khi đã xâm nhập vào, chúng sẽ phá hoại, làm...

Phishing là gì? Cách phòng chống lừa đảo bằng hình thức giả mạo

Phishing là gì? Cách phòng chống lừa đảo bằng...

Phishing là một hình thức lừa đảo, giả mạo các tổ chức uy tín, người quen của nạn nhân để đánh cắp thông tin cá nhân như mật khẩu tài...

Cyber security là gì? Phân loại và vai trò của cyber security

Cyber security là gì? Phân loại và vai trò của...

Cyber security là một thuật ngữ chuyên dùng trong công nghệ thông tin và là một hệ thống bảo mật cao cấp, bảo vệ máy tính khỏi các cuộc...

Cách sửa lỗi err_ssl_version_or_cipher_mismatch khi truy cập internet

Cách sửa lỗi err_ssl_version_or_cipher_mismatch...

Lỗi err_ssl_version_or_cipher_mismatch xảy ra khi trình duyệt web của bạn không thể thiết lập kết nối an toàn với website do có sự không...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.