Cốc Cốc là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt nhanh trên máy tính

Cốc Cốc có lẽ là cái tên đã quá quen thuộc với phần lớn người dân Việt Nam khi sử dụng internet. Là một trong những trình duyệt web đầu tiên của Việt Nam, được phát triển bởi người Việt và là niềm tự hào về sự dũng cảm khi dám đương đầu với các ông lớn khác trên Thế Giới về trình duyệt web như: Chrome, FireFox, Edge, … .

Thế nhưng trong tất cả chúng ta, có bao nhiêu người đang thật sự hiểu về Cốc Cốc? Hãy cùng LPTech chúng tôi đi sâu hơn về một trong những niềm tự hào của người Việt nhé!

Lưu ý: bài viết này khá dài, vui lòng xem mục lục bên phải màn hình để chọn nội dung bạn muốn xem nếu lười đọc từ đầu đến cuối!

Cốc Cốc là gì?

Cốc Cốc là một trình duyệt web dành cho thị trường Việt Nam, được phát triển dựa trên Chromium - một nền tảng mã nguồn mở. Tương tự như Chrome, FireFox, … Cốc Cốc cho phép người dùng truy cập các trang web (World Wide Web) trên internet, hỗ trợ tìm kiếm thông tin dưới dạng truy vấn và cho kết quả trả về như tìm kiếm của Google.

Trình duyệt web CocCoc có thể sử dụng trên cả máy Mac và Window. Đồng thời, có cả phiên bản dành cho di động (mọi người có thể download bản di động từ cửa hàng của App Store hoặc CH Play nhé!).

Sự ra đời và phát triển của trình duyệt web Cốc Cốc

Có lẽ bất cứ ứng dụng hay phát minh nào ra đời tại Việt Nam mà trước đó Thế Giới đã có sẵn thì đều vấp phải các ý kiến trái chiều, scandal, chê bai hay so sánh. CocCoc cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.

Bắt đầu vào năm 2010, Cốc Cốc được lên ý tưởng và phát triển bởi nhóm 3 người Việt là Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn Thanh và Nguyễn Đức Ngọc. Với 3 nhóm sản phẩm công nghệ chính là: Trình duyệt, Công cụ tìm kiếm và Nền tảng quảng cáo Cốc Cốc. Và đến ngày 14/05/2013, tiền thân là Cờ Rôm+ ra đời và Cốc Cốc search được trình làng.

★ Năm 2014, Cờ Rôm+ chính thức đổi tên thành Cốc Cốc và ra mắt tính năng download.

★ Năm 2015, Cốc Cốc ra mắt tính năng ghim video và được đầu tư 14 triệu USD từ tập đoàn truyền thông Hubert Burda Media của Đức.

★ Năm 2016, Cốc Cốc ra mắt tính năng Skin trên trình duyệt và là Publisher đứng thứ 2 trên Desktop tại Việt Nam.

★ Năm 2017, Doanh thu Coc Coc đã đạt điểm hòa vốn.

★ Năm 2018, Trình duyệt Cốc Cốc trên điện thoại ra đời và Cốc Cốc bổ sung nhiều tiện ích tích hợp như: Rủng rỉnh (hoàn tiền khi mua sắm), Moji Chat - biểu tượng cảm xúc khi chat Facebook và tính năng hỗ trợ chuyển file từ máy tính sang điện thoại.

★ Năm 2019, trình duyệt web Cốc Cốc ra mắt tính năng đọc báo và thanh sidebar (New Tab 4.0), Cốc Cốc Music, tính năng đổi hình nền (New Tab Background), tiện ích tích hợp (Widget) và Cốc Cốc pro ra đời. Cũng trong năm này, CocCoc đạt 10 triệu lượt tải về với hơn 24 triệu người dùng.

★ Năm 2020, ra mắt Cốc Cốc games trên điện thoại, mở tính năng Web panel (cửa sổ phụ). Thành công vượt mặt UC Browser, trở thành trình duyệt di động phổ biến thứ 4 tại Việt Nam, với 11,7 triệu người sử dụng.

★ Năm 2021, trình duyệt web Cốc Cốc đạt hơn 25 triệu người dùng.

Từ lúc còn thai nghén, Cốc Cốc đã định hình cho mình sứ mệnh Giúp người Việt hạnh phúc hơn bằng cách sử dụng tối đa tiềm năng thế giới số”. Cùng với đó là tầm nhìn đến hết năm 2024, “trở thành công cụ tiếp cận mạng Internet được phần lớn người Việt sử dụng mỗi ngày”. Đến nay, LPTech tin rằng Cốc Cốc đang bước gần đến sự thành công với tầm nhìn của mình.

Cách tải và cài đặt Cốc Cốc

Tại bài viết này, LPTech sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt và cấu hình Coc Coc trên máy tính Window. Đối với các máy Mac cách làm cũng tương tự, không có quá nhiều sự khác biệt.

Cách download Cốc Cốc về máy tính window

Bước 1. Để tải Cốc Cốc về máy tính, bạn mở trình duyệt có sẵn trên máy Window (cụ thể là IE) lên, truy cập vào đường dẫn “https://coccoc.com/download”, để download Cốc Cốc.

Lưu ý: Ngoài IE, bạn có thể dùng bất kỳ một trình duyệt web có sẵn nào khác trên máy. Trong hướng dẫn này, mình hướng dẫn qua trình duyệt IE vì nó là trình duyệt được tích hợp sẵn khi mọi người mới mua máy về.

Bước 2. Nhấn chọn nút “Tải Cốc Cốc cho window”, và chờ file được download về.

Bước 3. Nhấn chọn “Open File” ở ngay gốc trên bên phải màn hình (đối với IE) hoặc nhấn double click vào file “CocCocSetup.exe” tại thư mục lưu file vừa tải.

Bước 4. Một tab mới được hiển thị lên màn hình (xem hình bên dưới). Tùy theo nhu cầu cá nhân, bạn có thể tick chọn hoặc bỏ chọn đều được. Sau đó nhấn vào nút “Cài đặt”.

Bước 5. Chờ Cốc Cốc tải xuống, tiến trình tải xuống thường khá nhanh, chỉ mất tầm 3 - 5 phút.

Bước 6. Sau khi tải xuống thành công, Cốc Cốc sẽ tự bật trình duyệt lên như hình bên dưới. Như vậy bạn đã hoàn thành xong bước tải Cốc Cốc trên máy tính.

Bước 7. Tại giao diện vừa bật lên, bạn nhấn nút “Tiếp theo” để chuyển sang mục đồng bộ dữ liệu của bạn trên các trình duyệt cũ (có sẵn) trên máy. Nếu bạn muốn đồng bộ có thể nhấn chọn dấu mũi tên xổ xuống, chọn 1 trình duyệt bạn muốn đồng bộ hóa dữ liệu với Cốc Cốc là được. Ngược lại, nếu máy bạn mới mua chưa có dữ liệu hoặc không thích sự đồng bộ tài khoản này, bạn có thể bỏ qua bằng cách nhấn nút “tiếp theo” cho đến khi gặp nút “kết thúc”!

Cách đăng ký và đồng bộ hóa tài khoản trên CocCoc

Để đăng ký và đồng hóa hóa tài khoản trên Cốc Cốc, bạn mở trình duyệt Cốc Cốc lên. Tại góc bên phải, phía trên của trình duyệt, bạn nhấn chọn biểu tượng người dùng để đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản.

Tại đây, bạn có 2 cách chọn:

Cách 1. Nhấn vào “+Thêm” để thiết lập hồ sơ trên CocCoc. Bạn sẽ có 2 sự lựa chọn hoặc là “Đăng nhập” (được chuyển hướng đến trang như cách chọn thứ 2) hoặc là “Tiếp tục mà không cần tài khoản” thì bạn sẽ được chuyển sang trang tạo hồ sơ như hình bên dưới.

Lời khuyên: chuyển sang cách chọn thứ 2 cho nhanh, vì trước sau gì bạn cũng phải đăng nhập tài khoản để truy cập vào các website, ứng dụng khác trên web.

Cách 2. Nhấn vào nút màu xanh lá “Bật tính năng đồng bộ hóa”, bạn sẽ được chuyển thẳng đến trang tài khoản trên Cốc Cốc.

Tại trang tài khoản Cốc Cốc, bạn có thể chọn đăng ký nếu chưa có hoặc đăng nhập bằng tài khoản Google, Apple hay Facebook đều được. Nếu bạn chọn đăng ký mới thì cần có địa chỉ email, để có được email cá nhân miễn phí của riêng mình, bạn có thể xem tại bài viết cách đăng ký tài khoản Google.

Sau khi đăng nhập thành công vào CocCoc, bạn sẽ nhận được tab bật lên như hình bên dưới, bạn chỉ cần nhấn “Có, tôi đồng ý” là được! Khi đó, nếu là tài khoản cũ, thì bookmark mà bạn đã lưu sẽ được tự động cập nhật vào.

Cốc Cốc pro - phiên bản cao cấp dành cho di động

Cốc Cốc Pro là một phiên bản nâng cấp của trình duyệt Web CocCoc trên di động. Các bạn có thể download Coc Coc pro thông qua đường dẫn "https://pro.coccoc.com/" về máy điện thoại hoặc thông qua ứng dụng CH Play hoặc App Store nhé.

Trong phiên bản nâng cấp này, Cốc Cốc đã tinh tế khi thêm các tính năng dựa trên thói quen sử dụng di động của người Việt như: Có thể nghe nhạc ngay cả khi tắt màn hình điện thoại, cho phép tải video từ các website về máy, hỗ trợ tìm kiếm bằng giọng nói và thoải mái lướt web mà không gặp quảng cáo. Ngoài ra, với phiên bản Pro các bạn vẫn có thể sử dụng miễn phí mà không cần phải trả phí để nâng cấp như các trình duyệt web khác.

Cách tải và chơi game Cốc Cốc

Bên cạnh các tính năng hỗ trợ người dùng trên trình duyệt web, thì trò chơi Cốc Cốc được xem như một “thú vui” góp phần thu hút thêm số lượng người dùng cho trình duyệt web trên máy tính lẫn di động.

Nếu bạn đang sử dụng CocCoc trên máy tính, thì sau khi mở trình duyệt lên, tại thanh sidebar bên tay trái, bạn click chọn biểu tượng “máy chơi game” (xem hình bên dưới) hoặc bạn có thể truy cập trực tiếp vào đường dẫn Cốc Cốc games là “trochoi.io” nhé!

Phát triển SEO trên tìm kiếm Cốc Cốc

Khi nhắc đến SEO, chúng ta thường nghĩ đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên Google đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn phát triển SEO tại thị trường Việt Nam thì không nên bỏ qua tìm kiếm Cốc Cốc. Bởi, tính đến hết năm 2021 thì Cốc Cốc tìm kiếm đã có hơn 574 triệu lượt truy vấn trên mỗi tháng.

Vậy nếu phát triển SEO trên Cốc Cốc có khác gì so với Google hay không? Cùng LPTech phân tích ngay bên dưới nhé!

1. Phát triển Content trên website

Dù là với Google, Cốc Cốc hay bất kỳ một thuật toán tìm kiếm nào khác thì việc phát triển nội dung hữu ích đến người dùng luôn được xem là ưu tiên hàng đầu. Những bài đăng có nội dung vô nghĩa, sơ sài hoặc copy thường không trụ được lâu tại vị trí cao trên kết quả tìm kiếm.

Do đó, nếu bạn muốn phát triển SEO trên các công cụ tìm kiếm thì nên ưu tiên về mặt nội dung, hình ảnh cho bài viết SEO của mình trước khi nghĩ đến các vấn đề liên quan khác.

2. Xây dựng Backlink cho website

Vì CocCoc chỉ đang dừng chân tại thị trường Việt Nam, nên nhìn ở góc độ “giải thuật” thì vẫn còn khá yếu so với “đàn anh” của mình. Hiện tại, LPTech vẫn chưa nhận thấy bất kỳ một án phạt nào được phát triển bởi Cốc Cốc trong vấn đề thao túng backlink, spam content cả.

Do đó, nếu bạn sử dụng backlink như một tác nhân chính để thúc đẩy thứ hạng từ khóa trên Cốc Cốc có thể mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên quá lạm dụng, vì nó có thể gây ảnh hưởng đến thứ hạng bên tìm kiếm Google nhé!

3. Tăng lưu lượng traffic

Nếu bạn có thể tăng lưu lượng traffic tự nhiên thì quá tốt và không có vấn đề gì cần phải nói ở đây. Tuy nhiên, nếu bạn không có được lượng traffic tự nhiên thì làm thế nào? Liệu việc tăng traffic ảo bằng tool hoặc chéo view có mang lại hiệu quả về thứ hạng cho bài viết website của bạn?

Câu trả là là có! Việc tăng traffic ảo với CocCoc vẫn có tác dụng nhất định, bạn sẽ thấy rõ sự chênh lệch về thứ hạng trên Cốc Cốc và Google khi bắn tool traffic. Song nếu bạn quá xui rủi thì có thể dính “chưởng” từ phía Google nhé!

4. Chạy quảng cáo trên Cốc Cốc

Điều thú vị và cũng là điểm chung ở cả Google và Cốc Cốc là rất thích ưu tiên cho người “nhà”. Người “nhà” ở đây là những website sẵn sàng trả phí quảng cáo trên nền tảng của họ. Bên cạnh việc có được traffic từ người dùng thật thông qua quảng cáo thì thứ hạng website của bạn cũng có dấu hiệu tăng trưởng dần dần.

5. Một số thủ thuật SEO khác

Việc SEO trên Cốc Cốc không quá phức tạp như Google. Do đó, nếu bạn áp dụng các quy tắc SEO trên Google về SEO cho CocCoc vẫn vô cùng hiệu quả.

Cụ thể như: cách đặt từ khóa ở đầu tiêu đề bài viết (H1), viết mô tả có chứa từ khóa chính lẫn từ khóa phụ, viết dàn trải đều các từ khóa khắp bài viết (có thể “nhồi” nhẹ 1 tí miễn đừng khiến anh Gồ khó chịu là được), đa dạng hóa domain trỏ về web, thường xuyên lên bài mới, tối ưu internal link, … đều sẽ mang đến thứ hạng tốt trên CocCoc.

→ Ngoài ra, còn một số thủ thuật SEO khác mà bạn có thể xem chi tiết hơn tại bài viết "bí kíp SEO website trên Cốc Cốc" nhé!

So sánh Cốc Cốc với “ông lớn” Google Chrome

Google Chrome là trình duyệt web lớn và phổ biến nhất Thế Giới hiện nay. Trước khi Chrome ra đời, FireFox được phát triển bởi Mozilla là “ông lớn” trong ngành, cạnh tranh thị phần với IE của Microsoft. Tuy nhiên hiện nay, Google đã gần như thâu tóm FireFox khi phần lớn doanh thu từ trình duyệt này đang đến từ Google (thông qua tích hợp công cụ tìm kiếm Google trên FireFox).

Trở lại với câu chuyện của Cốc Cốc, liệu một trình duyệt “thấp cổ bé họng” có đủ sức để cạnh tranh với “anh lớn” Chrome của Google ngay tại quê nhà của mình? Chúng ta cùng làm một vài so sánh dưới đây:

❂ Về ưu điểm

★ CocCoc được phát triển ngay tại “sân nhà” nên có ưu thế về mặt ngôn ngữ, văn hóa, thói quen người dùng Việt.

★ Trình duyệt web Cốc Cốc tích hợp sẵn nhiều tính năng mà người Việt cần hơn Chrome. Nổi bật nhất chính là tính năng download video trên các website mà không cần cài đặt các phần mềm hỗ trợ, kể cả các video trên Facebook.

★ Tốc độ lướt web trên CocCoc nhanh gấp 2 lần so với Chrome (chỉ tính riêng tại Việt Nam).

★ CocCoc giúp sửa lỗi chính tả, hỗ trợ từ điển tiếng Việt và tự động thêm dấu khi gõ.

★ Tối ưu hóa kết quả trả về “thuần Việt” như nội dung, địa điểm, … khi người dùng thực hiện truy vấn trên tìm kiếm của Cốc Cốc.

★ Tích hợp nhiều tiện ích thanh bên như: Cốc Cốc game, Cốc Cốc học tập, dự báo thời tiết, bản tin trong nước, tự động lưu bookmark các website truy cập thường xuyên.

★ Tích hợp trình chặn quảng cáo, spam nội dung độc hại khi chúng cố gắng hiển thị đến bạn.

★ Xác thực các website uy tín, cảnh báo truy cập vào các trang web có dấu hiệu lừa đảo, bảo mật kém.

Ngoài ra, để thu hút thêm lượng người dùng, Coc Coc còn ra mắt tính năng Cốc Cốc Point - lướt web tích điểm và đổi quà. Đây là một tính năng khá thú vị, phù hợp với các bạn có sở thích săn deal, săn quà online. Các bạn có thể thực hiện nhiệm vụ và tích điểm đổi quà từ trang "https://points.coccoc.com/" nhé!

❂ Về khuyết điểm

★ Chức năng tìm kiếm của CocCoc chưa thực sự mạnh mẽ và có độ chính xác cao với đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Đôi khi đưa ra các thông tin sai lệch, nhất là khi truy vấn bằng các từ khóa có tính chuyên môn, từ khóa tiếng anh.

★ Sử dụng trình duyệt web Cốc Cốc sẽ bị tốn Ram nhiều hơn so với Chrome. Máy tính có cấu hình yếu thường dễ bị lag, đứng máy khi bật cùng lúc với các chương trình giả lập (VD: Bluestack) hoặc phần mềm ngốn Ram khác như Photoshop, Illustrator, … .

★ Khả năng bảo mật thông tin người dùng, thanh toán trực tuyến trên trình duyệt vẫn chưa có độ tin cậy cao dù rằng CocCoc có tính năng bảo mật 3 lớp.

★ Tính năng sửa lỗi chính tả trong Coc Coc không thật sự hiệu quả với những người chuyên viết nội dung. Khả năng đọc hiểu câu của AI còn kém, các từ được cho là sai chính tả thường bị nhầm lẫn thành một từ khác và đưa ra đề xuất sai lầm!

Như vậy, nhìn chung các khuyết điểm không thật sự lớn, Cốc Cốc có đủ sức để “chạy đua” về thị phần tại Việt Nam, không chỉ với Chrome mà còn với các trình duyệt khác. Tuy nhiên, nếu xét sâu hơn về mặt tương lai thì đây vẫn còn là một ẩn số, bởi thuật toán cốt lõi của Cốc Cốc là đến từ Chromium - mã nguồn mở được phát triển bởi chính Google.

Câu chuyện trên bên lề

Mối quan hệ giữa Cốc Cốc và Google luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Để cạnh tranh thị phần tại Việt Nam, Google cũng đã có nhiều chính sách “chèn ép” đàn em. Như mới đây nhất là vụ việc CEO Cốc Cốc tố Google “chơi xấu” được đăng lên nhiều mặt báo. Sự việc này khiến Coccoc phải chuyển sang sử dụng UA (User Agent) - chuỗi tác nhân người dùng của Google Chrome để có thể bảo vệ người dùng. Phải chăng điều này lại khiến Cốc Cốc tăng thêm sự “phụ thuộc” vào Google?

Dù ngày nay, Coc Coc đã phát triển rất nhiều tính năng hữu ích cho người dùng, nhưng suy cho cùng đây vẫn chỉ là “lớp vỏ ngoài”, trong khi đó “lớp nhân” bên trong - cũng chính là thuật toán cốt lõi để tạo nên trình duyệt web thì phía Cốc Cốc vẫn chưa đủ sức để làm.

Nếu một ngày đẹp trời, Google muốn “khống chế” các công ty đang dựa trên nền tảng này có phải là việc dễ dàng? Việc tăng thêm các tiện ích trên Cốc Cốc cũng không thể khiến trình duyệt web này trở thành người dẫn đầu và Baidu - công cụ tìm kiếm lớn nhất tại Trung Quốc cũng nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn này nên đã tự phát triển lấy Platform cho riêng mình.

Cuối cùng, dù vẫn còn nhiều khó khăn ở phía trước đang chờ đợi, nhưng chúng ta vẫn cứ đặt niềm tin ở Cốc Cốc, mong sao trong tương lai không xa trình duyệt web Cốc Cốc sẽ đạt được sứ mệnh của mình là “Giúp người Việt hạnh phúc hơn bằng cách sử dụng tối đa tiềm năng thế giới số”.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

JWT là gì? Tìm hiểu về khái niệm JSON Web Token

JWT (JSON Web Token) là một phương thức xác thực bằng mã hóa phổ biến trong các ứng dụng web, giúp truyền tải thông tin, xác thực và ủy...

Shell là gì? Các loại môi trường dòng lệnh phổ biến

Shell còn được gọi là môi trường dòng lệnh. Đây là nơi cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành thông qua các dòng lệnh. Tìm hiểu...

Cách tắt hoạt động trên Facebook (trạng thái xanh...

Áp dụng cách tắt hoạt động trên facebook giúp đảm bảo không ai biết bạn đang online hay không để tránh bị nhắn tin làm phiền. Hướng dẫn...

OCR là gì? Lợi ích và ứng dụng của nhận dạng ký...

OCR là gì? Tìm hiểu về khái niệm, lợi ích và cơ chế hoạt động của công nghệ nhận dạng ký tự quang học - công nghệ quan trọng hiện nay.

On premise là gì? On-premise có gì khác với Cloud?

On-premise là một mô hình triển khai phần mềm, app mà doanh nghiệp tự sở hữu và quản lý toàn bộ. Xem ngay đặc điểm khi so với cloud và...

Cách thêm liên kết Instagram, Tiktok, Youtube vào...

Hướng dẫn cách thêm liên kết Instagram, Tiktok, Youtube vào hồ sơ Facebook nhanh chóng, xem bài viết bên dưới để biết được các bước thực...

Bài viết mới nhất


Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate...

Hibernate ORM là một khung làm việc mã nguồn mở hoạt động như một tầng trung gian giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệutrong Java dùng để ánh xạ các đối...

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là công cụ mạnh mẽ giúp bạn gửi và nhận dữ liệu qua nhiều giao thức khác nhau. Tìm hiểu chi tiết về cURL và các tính năng, giao thức mà nó hỗ...

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách...

Tìm hiểu thông tin chi tiết về CQRS Pattern. CQRS (Command Query Responsibility Segregation) là một pattern giúp tách biệt command và query cực...

Chúc mừng sinh nhật Sếp Phú

Một hành trình mới bắt đầu cùng nhiều thử thách mới. Với sự tự tin, kiên cường và bản lĩnh, LPTech tin chắc rằng Sếp Phú của LPTech sẽ có nhiều...

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong...

Boolean là một kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình với C/C++, Jav,... Bool dùng để biểu diễn các giá trị logic đúng (true) hoặc sai (false). Xem...

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi thông tin...

CSRF là gì? Tìm hiểu cách chống tấn công giả...

CSRF (Cross-Site Request Forgery) là một dạng tấn công trong các ứng dụng web. Tìm hiểu chi tiết về CSRF và cách bảo vệ ứng dụng khỏi nguy cơ này.

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và ứng dụng của...

JWT là gì? Tìm hiểu về khái niệm JSON Web Token

JWT (JSON Web Token) là một phương thức xác thực bằng mã hóa phổ biến trong các ứng dụng web, giúp truyền tải thông tin, xác thực và ủy quyền một...

Shell là gì? Các loại môi trường dòng lệnh phổ...

Shell còn được gọi là môi trường dòng lệnh. Đây là nơi cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành thông qua các dòng lệnh. Tìm hiểu về shell và...