Cách sử dụng LinkedIn tìm việc hiệu quả và phù hợp cho ứng viên

LinkedIn là nền tảng mạng xã hội việc làm lớn nhất toàn cầu, được tạo ra giúp kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp hay doanh nghiệp và ứng viên muốn tìm việc. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp phù hợp cũng như mở rộng mối quan hệ nhưng chưa biết sử dụng Linkedin sao cho hiệu quả thì đọc ngay bài viết dưới đây của LPTech nhé!

Tổng quan về LinkedIn

LinkedIn ra mắt người dùng lần đầu tiên vào năm 2002 bởi Reid Hoffman. Đến cuối năm 2016, Tập đoàn đa quốc gia Microsoft đã hoàn tất thủ tục mua lại LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê, LinkedIn có khoảng 36 văn phòng tại các thành phố lớn trên thế giới, gồm 26 ngôn ngữ và có khoảng 810 triệu người dùng LinkedIn tính đến đầu năm 2022. Tại Việt Nam, có 4,2 triệu người sử dụng. Đa số những người sử dụng LinkedIn thường là những người trẻ, ở độ tuổi từ 24 đến 35 tuổi.

Linkedin được các chủ doanh nghiệp, giám đốc, CEO, trưởng phòng, lập trình viên, freelancer… sử dụng rất nhiều, không chỉ với mục đích Marketing cho “bản thân”, cho doanh nghiệp mà đây còn là nền tảng tìm kiếm việc làm và nhân sự “sôi động”.

>>Xem bài viết đầy đủ: LinkedIn là gì? Sử dụng LinkedIn trong Marketing doanh nghiệp như thế nào?

LinkedIn có hai bản gồm: miễn phícao cấp.

  1. Bản LinkedIn miễn phí được nhiều người sử dụng với các tính năng cơ bản như: tạo và chia sẻ hồ sơ cá nhân, tìm kiếm, kết nối, nhắn tin, tạo bài viết chia sẻ,...
  2. Phiên bản LinkedIn cao cấp sẽ được nâng cấp với nhiều tính năng vượt trội hơn như Career (tìm việc), Business (mở rộng network hơn nữa), Sales (bán hàng), và Hiring (tìm kiếm nhân tài – dành cho nhà tuyển dụng). Người dùng sẽ phải trả phí hàng tháng khi đăng ký bản LinkedIn này.

Tại sao ứng viên nên sử dụng LinkedIn?

Mạng xã hội Linkedin thì hẳn đã quá nổi tiếng rồi nhưng không phải ai cũng hiểu sử dụng LinkedIn sẽ đem đến những cơ hội và lợi ích gì? Dưới đây sẽ là những lý do mà người tìm việc không nên bỏ qua Linkedin.

LinkedIn giúp mở rộng mạng lưới kết nối

LinkedIn là ứng dụng dành cho cộng đồng doanh nghiệp hay cá nhân muốn kết nối, mở rộng cơ hội để tìm kiếm việc làm, tham gia vào nhiều tổ chức nhằm nâng cao kiến thức và khả năng tư duy.

Bạn là một ứng viên đang tìm việc thì LinkedIn sẽ giúp mở ra cánh cửa mối quan hệ giúp bạn kết nối được nhiều doanh nghiệp cũng như những người thuộc nhóm lĩnh vực làm việc mà bạn muốn hướng đến.

Ngoài ra, hồ sơ xin việc của bạn khi đăng lên Linkedin sẽ có cơ hội được các nhà tuyển dụng tìm kiếm và liên lạc nếu thấy phù hợp, đồng thời các ứng viên cũng có thể chủ động tìm kiếm công việc và ứng tuyển cho các doanh nghiệp họ mong muốn.

Xây dựng thương hiệu cá nhân

LinkedIn cho phép người dùng có thể đăng lên hồ sơ cá nhân của mình, “khoe” kỹ năng, kinh nghiệm làm việc hay những thành tựu mình đạt được nhằm xây dựng thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp.

Việc tạo dựng hồ sơ cá nhân một cách chỉnh chu và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội để ghi điểm và tạo được ấn tượng sâu sắc trong mắt các headhunter (Chuyên viên tuyển dụng). Những nhà tuyển dụng thấy hồ sơ phù hợp, họ sẽ chủ động liên hệ với bạn. Điều này là bạn đang tạo ra cơ hội công việc cho chính mình.

Cập nhật tin tức ngành mới nhất

Các thông tin liên quan về một lĩnh vực nào đấy mà bạn theo dõi trên LinkedIn sẽ được hệ thống ghi lại và tự động đưa những thông tin liên quan hay gần giống với nội dung mà bạn tìm kiếm cho phép xuất hiện trên bảng tin của bạn. Những thông tin trên LinkedIn luôn được cập nhật một cách liên tục và thu hút được sự quan tâm của bạn.

Nghiên cứu doanh nghiệp

Ở LinkedIn cho phép cá nhân hoặc tổ chức được tạo lập trang hoặc nhóm riêng, trong đó bao gồm có các thông tin về công ty, số lượng nhân sự, lĩnh vực mà công ty đang hoạt động,...nhằm phát triển thương hiệu và tạo được sự uy tín của họ đối với khách hàng.

Bạn đang có nhu cầu nộp đơn xin việc vào một công ty hay doanh nghiệp nào đó, bạn có thể truy cập vào trang LinkedIn của công ty đó để biết về văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc từ đó bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định chắc chắn hơn khi nộp hồ sơ vào công ty đó.

Nâng cao, phát triển khả năng chuyên môn

Ngoài việc được tạo ra để tìm kiếm cơ hội việc làm cho mọi người thì LinkedIn còn là nơi chia sẻ những kiến thức, quan điểm, câu chuyện việc làm của bản thân về một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó.

Có thể nói, đây là ứng dụng tuyệt vời để mọi người và đặc biệt là các bạn trẻ có thể tham khảo, học hỏi và cũng có thể rút kinh nghiệm từ những người đi trước thông qua những gì mà họ đã trải nghiệm.

Các tìm việc làm trên LinkedIn

Những ai đang tìm kiếm việc làm trên Linkedin thì bỏ túi ngay các cách hiệu quả sau nhé!

Tìm trên bảng tin việc làm

Đây là cách đơn giản được mọi người sử dụng nhiều nhất. Tìm Jobs trên bảng tin việc làm của Linkedin nhanh chóng chỉ với vài bước sau.

  1. Bước 1: Vào trang chủ LinkedIn, tìm và nhấn chọn vào biểu tượng hình chiếc cặp “Jobs”
  2. Bước 2: Click chọn khung tìm kiếm việc làm và nhập từ khóa “tên công việc, kỹ năng, công ty” bạn muốn tìm kiếm. Ngoài ra, dựa vào trình độ và kinh nghiệm trong profile của bạn mà Linkedin sẽ đề xuất các công việc phù hợp mà bạn có thể tham khảo.
  3. Bước 3: Ở ô Search Location nhập vị trí như “tên thành phố, đất nước, mã zip code”, sau đó click chọn Search (tìm kiếm). Lúc này Linkedin sẽ trả về một danh sách các bài đăng việc làm phù hợp với vị trí, kinh nghiệm và mong muốn của bạn.
  4. Bước 4: Sử dụng các tùy chọn bộ lọc nằm góc trên cùng danh sách kết quả để lọc kết quả như theo ngày đăng, cấp việc làm (nhân viên cho tới quản lý), chức năng công việc cụ thể dựa theo thông tin bạn tìm kiếm ban đầu.
  5. Bước 5: Click chọn bài đăng việc làm để xem mô tả công việc, yêu cầu và mức lương cụ thể.

TIPs: Hãy bắt đầu bằng việc đưa ra một số từ khóa rộng, sau đó thêm các bộ lọc để thu gọn kết quả tìm kiếm cho đến khi bạn nhận được những kết quả phù hợp nhất.

Trong đó, trên LinkedIn có 2 loại bài đăng việc làm:

  1. Easy Apply: cho phép bạn nộp CV xin việc trên LinkedIn.
  2. Apply: bạn sẽ được chuyển hướng đến website của công ty hoặc của bên thứ 3. Tại đây bạn có thể nộp đơn, CV xin việc.

Lưu ý cách tìm việc làm trên PC và điện thoại cũng như với hệ điều hành IOS hay Android cũng sẽ tương tự nhau nhé!

Tìm việc trên trang tin của doanh nghiệp

Nhiều người đã có định hướng hoặc mong muốn vào một công ty cụ thể thì có thể áp dụng cách tìm và ‘follow’ trang Linkedin doanh nghiệp đó. Sau đó theo dõi các hoạt động của công ty, cũng như nhận được thông báo mỗi khi công ty đó đăng tuyển việc làm mới.

Tham gia vào các nhóm thuộc lĩnh vực theo đuổi

Trên Linkedin cho phép người dùng có thể tham gia 100 nhóm cùng 1 lúc. Tham gia vào các nhóm liên quan đến ngành nghề và lĩnh vực bạn đang muốn apply công việc cũng là cách giúp bạn kiếm được nhiều job phù hợp trên Linkedin. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội học hỏi được những kinh nghiệm hữu ích, có thể tham gia trực tiếp vào các cuộc bình luận, tạo dựng được nhiều mối quan hệ, kết nối được với nhiều người từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Trước khi tham gia vào một nhóm nào đó, cần tìm hiểu kỹ càng về lượt tương tác hay số lượng đăng bài chia sẻ kinh nghiệm kiến thức. Tránh làm mất thời gian của bản vào những nhóm ít hoạt động này.

Tìm lời giới thiệu từ các “tiền bối” trong trường đại học, người làm trong doanh nghiệp

Bằng cách sử dụng tính năng Alumni Tools, người dùng có thể kết nối với các cựu sinh viên cùng ngành học tại trường đại học của mình trên LInkedIn. Việc tìm kiếm và kết nối với những bậc “tiền bối” này có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về công việc tương lai mà bạn muốn hướng đến.

Đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích và thực tế nhất mà bạn có thể tìm thấy để hiểu hơn về những yêu cầu cũng như các cơ hội công việc trong tương lai. LinkedIn sẽ gợi ý những kết nối có chung điểm chung, vì vậy khi bạn kết nối với những người anh chị đi trước sẽ mở rộng vòng tròn quan hệ và việc làm hơn nữa.

Ngoài ra, kiếm job thông qua lời giới thiệu từ những người đang làm việc trong công ty thì càng tốt hơn bởi nếu bạn được giới thiệu thì những người có uy tín thì cơ hội được chọn của bạn đã cao hơn so với những ứng viên khác.

Điền đầy đủ thông tin trong phần ‘career interests’

Cập profile cá nhân không thôi chưa đủ, người tìm việc nên quan tâm đến phần ‘career interests’ nếu muốn tìm được nhiều job phù hợp.

Hãy điền đầy đủ các thông tin trong phần này và LinkedIn sẽ gợi ý cho bạn những việc làm phù hợp, cũng như khiến cho những nhà tuyển dụng liên quan dễ dàng tìm thấy bạn. Việc của bạn sẽ là lựa chọn vị trí mà bạn mong muốn và tiếp tục quá trình ứng tuyển.

Tự đăng bài ứng tuyển

Thay vì ngồi đợi nhà tuyển dụng liên hệ, ứng viên có thể chủ động tự đăng bài viết trên LinkedIn để PR bản thân. Điển hình nhiều như Gen Z ngày nay rất chủ động tích cực trong việc tìm việc làm thông qua mạng xã hội, và LinkedIn là kênh uy tín mà các bạn tận dụng để tìm cho mình một công việc phù hợp.

Trong bài đăng, bạn có thể trình bày khái quát về nhu cầu đổi việc/tìm việc, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp và đính kèm CV để gây sự chú ý.

TIPs:

+ Khi bạn muốn thay đổi/tìm job mới thì hãy cập nhật Headline của bạn. Đổi vị trí và công ty đang làm việc thành ‘Open for new opportunities’ hoặc ‘Looking for new opportunities’, kèm theo vị trí và địa điểm muốn làm việc nữa càng tốt.

+ Gắn thêm các #hashtag có liên quan đến công việc/ngành mà bạn đang tìm kiếm. Các hashtag này sẽ giúp bài viết của bạn tiếp cận được nhiều người hơn và dễ dàng đến tay các nhà tuyển dụng hơn.

>> Xem thêm: Thời điểm vàng để đăng trên Facebook, Instagram, Twitter và LinkedIn

Nhờ bạn bè có network mạnh chia sẻ về bạn

Nếu bạn quen biết với những người có cấp bậc và uy tín cao, có network rộng thì hãy nhờ họ chia sẻ thông tin tìm việc của bạn. Việc này sẽ giúp CV của bạn tiếp cận được nhiều người cũng như cơ hội việc làm cũng tốt hơn.

Mẹo sử dụng LinkedIn hiệu quả để tìm kiếm việc làm

LinkedIn là ứng dụng kết nối nhà tuyển dụng và người tìm việc uy tín, chất lượng hàng đầu hiện nay. Tuy vậy, không phải ứng viên nào cũng biết cách sử dụng hiệu quả, để tiếp cận được nhiều job ngon.

Dưới đây LPTech sẽ mách bạn những cách giúp cho việc tìm việc làm được diễn ra một cách thuận lợi hơn.

Chau chuốt cho hồ sơ cá nhân trên LinkedIn

Hãy xem LinkedIn profile giống như CV của bạn. Profile càng chỉnh chu, chuyên nghiệp bao giờ càng tạo được sự uy tín và có nhiều cơ hội lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng hơn so với những ứng viên khác

Để làm nổi bật LinkedIn Profile bạn cần nắm các ý sau:

  1. Tạo hồ sơ cá nhân như một bản sơ yếu lý lịch có đầy đủ và chi tiết thông tin về kinh nghiệm làm việc, hoạt động thực tiễn, thành tựu đã đạt được và kỹ năng chuyên môn của bản thân.
  2. Chỉnh sửa URL (đường dẫn liên kết đến website) hồ sơ của bạn để giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng thấy và làm tăng khả năng xuất hiện của hồ sơ cá nhân.
  3. Chọn ảnh đại diện chuyên nghiệp: một bức ảnh đại diện rõ ràng, chỉnh chu sẽ giúp bạn dễ dàng chiếm trọn tình cảm nhất đối với các nhà tuyển dụng khi đọc hồ sơ của bạn. Nên tránh sử dụng những hiệu ứng có nhãn dán, gây rối mắt, không rõ mặt.
  4. Làm nổi bật tiêu đề (Headline): Tiêu đề cần phải thu hút, nổi bật, khát quát được những ưu điểm nổi trội của bản thân. Phần tiêu đề LinkedIn cho phép dài đến 120 kí tự nên bạn có thể thoải mái viết ra những điều chỉ có duy nhất ở bản thân hoặc viết những gì tạo được sự hứng thú để nhà tuyển dụng nhấn xem hồ sơ cá nhân của bạn.
  5. Thể hiện mục tiêu rõ ràng: Cần viết rõ ràng, cụ thể mục tiêu của bản thân là gì? Mong muốn trong tương lai bản thân sẽ phải đạt được những gì? Bản thân cần phải làm gì để đạt được những mục tiêu đó?... Đây là một trong những phần mà nhà tuyển dụng sẽ rất để ý khi đọc hồ sơ của bạn, dựa vào đó họ sẽ biết được bạn có phù hợp hay không phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng.

Cập nhật profile thường xuyên

Điền thông tin cho Linkedin Profile không thôi chưa đủ mà ứng viên cần cập nhật thường xuyên những sự thay đổi - mới. Khi bạn leave và bắt đầu một công việc tại một công ty mới hay mới lên vị trí mới, được giao những nhiệm vụ mới, hoặc có thành tích gì mới trong công việc thì hãy nhớ cập nhật để những người bạn, network bạn đang kết nối biết.

Việc làm này giúp cho hồ sơ của mình luôn tươi mới, ‘nặng ký’ hơn, và khi nhà tuyển dụng vào xem, họ sẽ thấy mình có những bước phát triển trong công việc.

Mở rộng network có chất lượng trên LinkedIn

Trên LinkedIn, bạn có thể kết nối với người khác bằng cách bấm chọn “Connect” tương tự như khi bạn “Add Friend” trên Facebook. Bạn có thể xem profile của họ và gửi tin nhắn trực tiếp qua LinkedIn, hoặc liên lạc qua email.

Với người tìm việc cũng như muốn xây dựng trang Linkedin chuyên nghiệp thì nên chọn lọc kết bạn chất lượng, những người thật sự cần thiết để giữ cho network hữu ích nhất. Khi bạn kết nối với những người chất lượng, họ sẽ gián tiếp gợi ý cho bạn những kết nối uy tín khác. Cứ như vậy, bạn sẽ ngày càng mở rộng được network tìm kiếm việc đem lại nhiều cơ hội cho bạn trong tương lai.

Trong đó, những người mà bạn cần chú ý giữ kết nối nhất là:

  1. Những người làm cùng vị trí công việc với bạn. Ví dụ: nếu bạn đang làm Developer thì có thể search ‘developer, ‘front-end developer’, ‘software manager’, ‘senior manager’, ‘CIO’… Sau đó, xem qua profile của họ nếu cảm thấy bị thu hút thì hãy gửi lời mời kết nối với họ.
  2. Những người đang làm việc tại công ty mà bạn hướng tới bởi biết đâu bạn sẽ có thể nhận được những tin tuyển dụng hữu ích từ nội bộ của họ.
  3. Kết nối với nhà tuyển dụng: bởi họ là người trực tiếp tham gia quá trình tuyển dụng và nắm rõ những yêu cầu cũng như các thông tin tuyển dụng trong công ty. Kết nối với họ, bạn sẽ có thể cập nhật nhanh chóng những thông tin tuyển dụng mới nhất và ứng tuyển được các công việc phù hợp. Chưa kể, trong nhiều trường hợp, các HR cũng thường chia sẻ những bài viết, kiến thức, quan điểm của họ về ứng viên. Bạn có thể dựa vào đó để hiểu hơn về họ cũng như góc nhìn của người làm tuyển dụng để có thể ứng biến sao cho phù hợp nhất với mỗi cuộc phỏng vấn.

Thông tin phần kỹ năng cần chính xác

Mục “Skills” trên LinkedIn cũng rất quan trọng, cần được chăm chút bởi đây cũng là một điểm mà nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá và lựa chọn ứng viên phù hợp với vị trí họ đang tìm kiếm.

Mục Skills sẽ cho phép người dùng add 5 kỹ năng, bạn hãy chọn lọc và thêm vào những kỹ năng chính nhất bạn có mà nó phù hợp với vị trí và công việc bạn đang theo đuổi.

Sử dụng tính năng “Open to Work”

Một mẹo nữa giúp ứng viên tìm việc hiệu quả trên Linkedin là nên tận dụng tính năng “Open to Work” để được hỗ trợ để huy hiệu trên profile. Vừa giúp tăng độ nhận diện vừa là tín hiệu để mọi người biết bạn đang sẵn sàng với các cơ hội việc làm mới và giúp tiếp cận nhà tuyển dụng dễ dàng hơn.

Số liệu của LinkedIn cho thấy những người để trạng thái “Open to Work” có 40% nhiều cơ hội nhận tin nhắn từ nhà tuyển dụng hơn và 20% khả năng cao nhận tin nhắn từ các người dùng khác.

Hướng dẫn cách tạo hồ sơ LinkedIn chuyên nghiệp

Để có một hồ sơ linkedIn hỗ trợ tìm việc hiệu quả, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản LinkedIn

Bước 2: Nhấn vào nút Profile trên trang chủ để đi đến trang cá nhân của bạn

Bước 3: Hoàn thành các thông tin theo yêu cầu

Các thông tin cần có: ảnh đại diện, ảnh bìa, giới thiệu bản thân, trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích đã đạt được, mục tiêu và định hướng trong tương lai.

Những nội dung này cần phải viết đúng trọng tâm, không lan man, dài dòng và thể hiện được cá tính cũng như khả năng đặc biệt của bản thân. Sử dụng ngôn từ khéo léo để chỉ ra những điểm mà bản thân phù hợp với công việc hiện đang ứng tuyển.

Bước 4: Hoàn thành các phần mục của Profile Strength

Dựa vào các mục có trong Profile Strength bạn sẽ biết được hồ sơ của mình đã đạt đến mức độ nào và cần phải chỉnh sửa thêm những gì để hoàn tất việc tạo lập hồ sơ cá nhân của mình.

Khi hệ thống LinkedIn thông báo bạn đã đạt được mức All-star “You’ve made it”, bạn có thể bắt đầu thoải mái kết nối với những người dùng khác và ngược lại.

Bước 5: Kiểm tra lại thông tin và thiết lập giao diện hồ sơ cá nhân mới của bạn.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản cũng như cách hướng dẫn để tạo lập và sử dụng Linked một cách hiệu quả nhất. LPTech mong rằng bạn có thể năm bắt được các thông tin đó và tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp với khả năng và lĩnh vực của mình nhé.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Email là gì? 4 cách tạo địa chỉ email nhanh...

Địa chỉ email là gì? Đây là một địa chỉ thư điện tử, được dùng để trao đổi thư tín qua lại bằng internet. Ngày nay, hầu như mỗi cá nhân...

Beacon là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của công...

Beacon là gì? Beacon là công nghệ được hình thành để hỗ trợ quá trình marketing, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội như Tiktok. Tìm...

UID là gì? Cách lấy UID Tiktok, Facebook đơn giản

UID một dãy số được dùng để định danh một tài khoản trên nền tảng mạng xã hội. UID có tầm quan trọng trong việc giúp xây dựng chiến lược...

Thư viện quảng cáo là gì? Cách xem Facebook ads...

Thư viện quảng cáo là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp người dùng có thể nghiên cứu và xây dựng được chiến dịch quảng cáo thích hợp cho mình.

Top 6 phần mềm SEO Facebook miễn phí, mới nhất 2024

Các phần mềm SEO Facebook hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà bán hàng trong việc quản trị fanpage và kinh doanh online. Tìm hiểu 6 phần mềm...

Top 22 phần mềm marketing Facebook đối thủ không...

Các phần mềm facebook marketing là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những nhà marketer. Tham khảo ngay top 22 phần mềm facebook marketing hiệu...

Bài viết mới nhất


Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.

Weebly là gì? Hướng dẫn tạo website bằng Weebly...

Weebly là nền tảng thiết kế website thân thiện với người dùng, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc nhà bán hàng trực tuyến.

Three.js là gì? Tổng quan thư viện ThreeJS cho...

Three.js là thư viện JavaScript mạnh mẽ hỗ trợ xây dựng các ứng dụng tương tác, từ game, thương mại điện tử đến mô phỏng kiến trúc.

Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.

15 nền tảng CMS thông dụng tốt nhất năm 2025

CMS (Content Management System) là hệ thống để tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung một cách dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình.

Design Pattern là gì? Các loại Design Pattern...

Design Pattern là gì? Đây là những mẫu thiết kế giúp tổ chức mã nguồn, tăng tính linh hoạt và dễ dàng bảo trì hệ thống.

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm hiểu chi tiết...

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ...

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác thực phổ...

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...