Audience network là gì? Cách kiếm tiền từ Facebook Audience network

Trong kinh doanh, một doanh nghiệp ngừng quảng cáo sẽ dần dần chết. Đó là sự thật nhưng không phải ai cũng biết và ngay cả quảng cáo nhưng không đúng cách, đúng nơi, đúng phương pháp thì tất cả cũng chỉ đổ sông, đổ bể mà thôi. Đó là lý do bạn nên học cách sử dụng mạng quảng cáo Facebook Audience Network. Vậy Audience network là gì?

Audience network là gì?

Facebook Audience Network được viết tắt là FAN, là một mạng lưới quảng cáo dành riêng cho di độngđược ra mắt vào năm 2014. Nơi FAN hoạt động là trên các ứng dụng hoặc website của những bên thứ 3, không phải của Facebook tuy nhiên cách hoạt động của mạng lưới này dựa theo dữ liệu của Facebook.

Vì sân chơi của FAN nằm ở bên thứ 3 nên thị trường của nó cũng rất rộng, nó có thể giúp bạn đưa quảng cáo của bạn đến nhiều khách hàng ở mọi ứng dụng di động. Một ví dụ điển hình cho thấy hoạt động của FAN, đó chính là các banner hoặc pop-up hiển thị trên ứng dụng di động.

Điều này giúp cho quảng cáo lan tỏa mạnh mẽ, dù người dùng có không sử dụng Facebook thì quảng cáo vẫn tiếp cận được họ. Hình thức này đã đem đến nguồn lợi cho nhiều phía, giúp nhà quảng cáo tiếp cận với người dùng và tăng cơ hội kiếm tiền cho chủ app khi cho phép đặt quảng cáo.

Tại sao nên sử dụng Facebook Audience Network?

Facebook Audience Network có những chính sách và lợi ích khác nhau cho từng đối tượng riêng biệt: nhà phát triển ứng dụng, nhà quảng cáo.

Đối với nhà quảng cáo

Facebook Audience Network đem lại cho nhà quảng cáo những lợi ích sau:

  1. Những quảng cáo cài đặt ứng dụng được phân phối trên nền tảng Facebook Audience Network có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn 65% (1,4%) so với những quảng cáo gốc trên Facebook (0,8%). Điều này làm tăng khả năng người dùng tải về cũng như doanh thu cho nhà quảng cáo.
  2. Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để chi cho mỗi lần hiển thị quảng cáo cài đặt ứng dụng qua FAN thấp hơn 72% so với Facebook Ads. 
  3. Những đối tượng được hiển thị của FAN đều là người địa phương chiếm 80%
  4. Chi phí cho mỗi lần cài đặt cho quảng cáo trên FAN thấp hơn 28% so với quảng cáo Facebook Ads
  5. Các lượt tương tác từ quảng cáo trên FAN sẽ đưa người dùng về trực tiếp địa chỉ mà doanh nghiệp đã cài đặt thông qua việc click vào banner trên ứng dụng.

Một điểm nổi trội của Audience network chính là nó có thể đưa quảng cáo tiếp cận người dùng cho dù họ chưa từng sử dụng qua Facebook. Sở dĩ nó làm được như vậy là nhờ vào dữ liệu mà Facebook đã thu thập từ các trang web và ứng dụng của bên thứ ba. Nếu nhà quảng cáo thành công trong việc dẫn dắt người dùng từ Audience Network Facebook đạt tỷ lệ chuyển đổi tốt và mức độ tương tác cao thì sẽ giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.

Ngoài ra, FAN giúp mở rộng phạm vi các chiến dịch quảng cáo cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, tăng độ phổ biến tiếp cận với nhiều người hơn nữa, hay cơ hội để nâng cao hiển thị quảng cáo cài đặt đến đúng với các đối tượng ở thị trường ngách.

Đối với nhà phát triển ứng dụng

Google Adsense cho phép nhà phát hành quảng cáo trên mọi thiết bị điện tử như máy tính, tablet, di động. Audience Network thì khác, nó chỉ cho phép nhà phát hành quảng cáo trên thiết bị di động. FAN có thể hoạt động tốt trên nhiều thiết bị di động, do đó doanh nghiệp có tùy ý tùy chỉnh các định dạng quảng cáo theo ý mình muốn. 

Các nhà phát triển ứng dụng có thể lọc quảng cáo hay danh mục quảng cáo cho từng ứng dụng cụ thể để phù hợp với các tiêu chí đánh giá. FAN sẽ hỗ trợ việc phân phối quảng cáo và tính toán việc chi trả tiền cho các nhà phát triển.

Bằng cách liên kết các ứng dụng với FAN, các nhà phát triển ứng dụng có thể theo dõi quảng cáo bằng cách đo lường số lần nhấp và số lần hiển thị trong một múi giờ cụ thể và cho phép dự báo doanh thu.

Phương thức hoạt động của Facebook Audience Network 

Audience Network giúp nhà phát hành kiếm tiền bằng cách hiển thị quảng cáo của nhà quảng cáo trên Facebook trong ứng dụng hoặc trang web của họ. Ngoài việc tăng doanh thu quảng cáo, nó còn hỗ trợ tăng trải nghiệm người dùng cho các đối tượng mục tiêu. 

Facebook Audience Network (FAN) hoạt động theo 5 cách thức sau đây:

  1. Phân phối quảng cáo trên các trang web và ứng dụng của bên thứ 3 đến khách hàng mục tiêu. Từ đó, trải nghiệm người dùng trở nên tốt hơn, họ xem đúng những gì họ muốn xem.
  2. Cung cấp các công cụ nhằm nâng cao trải nghiệm quảng cáo phù hợp ứng dụng hoặc trang web của nhà phát hành ứng dụng. 
  3. Công cụ báo cáo nâng cao của FAN hỗ trợ nhà quảng cáo theo dõi và đo lường chính xác các số liệu trong chiến dịch.
  4. Định dạng quảng cáo trở nên đa dạng, linh hoạt và phù hợp nội dung truyền tải. Hai định dạng có hiệu quả cao nhất hiện nay là video tự nhiên và định dạng cho quảng cáo chèn giữa như quảng cáo sản phẩm động, quay vòng hoặc video nhấp để phát.
  5. Hỗ trợ các nhà phát hành ứng dụng có thể kiếm tiền trên facebook thông qua việc hiển thị quảng cáo trên trang web và ứng dụng của họ.

Cách kiếm tiền từ Facebook Audience network

Nếu đã hiểu rõ Facebook Audience Network là gì thì hãy xem cách kiếm tiền từ nó như thế nào nhé bạn. Đây quả thực sẽ là một món hời lớn nếu bạn biết cách áp dụng nó đấy!

Trên website

Để kiếm tiền từ Audience Network, trước tiên bạn cần chuẩn bị:

  1. Facebook cá nhân hợp lệ để vào Trình quản lý kinh doanh
  2. Mã Apple ID và Placement ID Facebook
  3. Submit domain website
  4. Cài đặt plugin Instant Article for WP cho website wordpress
  5. Kích hoạt tính năng Instant Article cho Facebook
  6. Khi hoàn tất những điểm trên, bạn có thể bắt tay vào kiếm tiền trên website bằng FAN

Bước 1: Mở tài khoản trên Trình quản lý kinh doanh

Vào link https://developers.facebook.com/ → Click Bắt đầu → Click Tiếp → Mô tả vai trò của bạn → Tạo ứng dụng đầu tiên. Sau đó bạn điền tên và email của mình → Tạo ID ứng dụng → Cài đặt tại thanh sidebar bên trái → Basic → Điền form → Website → Lưu lại.

Bước 2: Cài đặt cấu hình FAN

  1. Đăng nhập Facebook có Fanpage đã kích hoạt Instant Article
  2. Click vào Công cụ đăng
  3. Click vào Instant Articles → Chọn Cấu hình
  4. Kéo xuống và chọn Audience Network → Chọn ô điều khoản và chính sách của FAN
  5. Chọn Get Started 

Bước 3: Tạo và chọn vị trí quảng cáo

  1. Chọn Your Dashboard trong Audience Network, bạn sẽ được chuyển đến App Dashboard → Click vào Audience Network. Chọn vị trí quảng cáo và đặt tên cho nó → Save → Get code để hiển thị mã nhúng.
  2. Bạn cần copy lại đoạn mã nhúng này và thả vào Template code của Instant Articles. Về lại Fanpage → Công cụ đăng → Instant Articles → Production Articles.
  3. Tìm Template code bằng cách nhấp vào cột Edit, nó sẽ hiện ra. Sau đó bạn cần dán đoạn copy vào thẻ <p></p> trong body.
  4. Tiếp theo, lựa thêm các tùy chọn quảng cáo như Ads Type hoặc Ad Dimensions.

Bạn có 3 lựa chọn về mật độ hiển thị quảng cáo, bao gồm:

  1. Mật độ cao, cứ 250 từ có 1 quảng cáo
  2. Mật độ trung bình, cứ 350 từ có 1 quảng cáo
  3. Mật độ thấp, cứ 500 từ có 1 quảng cáo

Bước 4: Thêm thông tin thanh toán

  1. Bạn cần thêm thông tin thanh toán vào thì mới bắt đầu nhận được quảng cáo trên Facebook Audience Network.
  2. Chọn Payout → Nhấn chọn Create/Select Payout tại mục Audience Network. Chọn tài khoản có sẵn đã liên kết với Trình quản lý kinh doanh hoặc nhấn Create New Account để thêm tài khoản.
  3. Hoàn thành Tax form → Tải xuống biểu mẫu trong Payout, điền thông tin cần thiết và tải lên lại.

Trên ứng dụng

Các yếu tố cần đảm bảo khi muốn kiếm tiền bằng Audience network trên ứng dụng:

  1. Có ứng dụng trên App Store/ Google Play
  2. Tài khoản Facebook cá nhân có thể vào Trình quản lý kinh doanh

Bước 1: Mở tài khoản Trình quản lý kinh doanh

Vào link https://business.facebook.com/pub/start → Chọn Create a new Business Manager account → Điền thông tin của mình.

Vậy là bạn đã có tài khoản Trình quản lý kinh doanh rồi giờ thì học cách kiếm tiền nhé.

Bước 2: Thêm ứng dụng trong FAN

  1. Nhập tên property cho ứng dụng của bạn → Chuyển đến Trình quản lý kiếm tiền 
  2. Click Integration trên thanh sidebar trái → Click vào Property bạn muốn thêm ứng dụng.
  3. Thêm nền tảng bạn sở hữu ( iOS, Android, website, Instant Articles) → Click vào Thêm để thêm thông tin hướng dẫn chi tiết cho Facebook. Tiếp theo cho biết tình trạng hoạt động của ứng dụng của bạn → Nhấp gửi.
  4. Chọn định dạng cho vị trí quảng cáo → Điền mẫu → Click vào Next. Xác nhận tiện ích SDK Audience Network → Click vào This app is using mediation. Save lại Placement ID. 
  5. Nhớ lấy mã truy cập cho System User Access Token → Click vào Generate Token → Lưu lại mã truy cập

Bước 3: Tạo app Facebook

Truy cập Facebook developer → My Apps → Click Add a New App để thêm ứng dụng của bạn vào bảng điều khiển của Facebook. Thêm Display Name, email → Chọn Create App ID và giữ lại mã này.

Bước 4: Tạo mã System User Access Token

  1. Click vào biểu tượng Business Settings góc phải → Chọn System Users → Thêm System User Name, System User Role → Chọn Tạo người dùng hệ thống.
  2. Kiểm tra đăng nhập Facebook Business, nếu chưa được thì tiếp tục vào Accounts → Apps. Click vào Thêm → Add an App.
  3. Thêm App ID → Chọn Add App → Data Sources → Click vào Properties và lưu thông tin Property ID.
  4. Click vào tên property đã chọn trước đó → Add People.
  5. Chọn System Users đã chọn trước đó → Chọn Admin Access → Click vào Assign.
  6. Thêm Assets → Chọn ứng dụng muốn liên kết → Add
  7. Quay lại System Users → Chọn người dùng đã tạo → Generate New Token
  8. Khi pop-up xuất hiện, chọn ứng dụng của bạn → Thêm phạm vi hiện có để tạo mã read_audience_network_insights. → Nhấn Generate Token → Lưu lại mã truy cập cho System User Access Token

Bước 5: Thiết lập cấu hình app

Bạn cần chọn nhà cung cấp nền tảng trung gian chẳng hạn DFP, AdMod, Fyber, MoPub,... Mỗi nhà cung cấp lại có SDK riêng, nên bạn cần tham khảo kỹ trước khi lựa chọn.

>>> Bài viết tham khảo: Cách SEO fanpage Facebook hiệu quả và đầy đủ nhất

LPTech đã chia sẻ tất tần tật những thông tin về Facebook Audience Network cũng như chỉ dẫn chi tiết về phương thức đăng ký kiếm tiền với Facebook Audience Network. Hy vọng với các kiến thức trên sẽ thúc đẩy chiến dịch Marketing của công ty bạn được hiệu quả hơn. 

>> Xem thêm từ khóa liên quan:Studio sáng tạo

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Email là gì? 4 cách tạo địa chỉ email nhanh...

Địa chỉ email là gì? Đây là một địa chỉ thư điện tử, được dùng để trao đổi thư tín qua lại bằng internet. Ngày nay, hầu như mỗi cá nhân...

Beacon là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của công...

Beacon là gì? Beacon là công nghệ được hình thành để hỗ trợ quá trình marketing, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội như Tiktok. Tìm...

UID là gì? Cách lấy UID Tiktok, Facebook đơn giản

UID một dãy số được dùng để định danh một tài khoản trên nền tảng mạng xã hội. UID có tầm quan trọng trong việc giúp xây dựng chiến lược...

Thư viện quảng cáo là gì? Cách xem Facebook ads...

Thư viện quảng cáo là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp người dùng có thể nghiên cứu và xây dựng được chiến dịch quảng cáo thích hợp cho mình.

Top 6 phần mềm SEO Facebook miễn phí, mới nhất 2024

Các phần mềm SEO Facebook hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà bán hàng trong việc quản trị fanpage và kinh doanh online. Tìm hiểu 6 phần mềm...

Top 22 phần mềm marketing Facebook đối thủ không...

Các phần mềm facebook marketing là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những nhà marketer. Tham khảo ngay top 22 phần mềm facebook marketing hiệu...

Bài viết mới nhất


Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm hiểu chi tiết...

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ...

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác thực phổ...

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt phức tạp....

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm hiểu ngay...

Google Search Console cải tiến thời gian xem...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế độ xem cũ

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ liệu thu thập?

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là một ví trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giúp kết nối khách hàng với các dev trong team và phát triển sản...