Google Search Console thêm mới Bộ lọc Tuỳ chỉnh - Custom (Regex)

Google vừa cập nhật Bộ lọc biểu thức chính quy (Regex) trong Báo cáo hiệu suất Search Console. Tính năng mới hỗ trợ SEOer phân tích kết quả hiệu suất URL hoặc Query của người dùng được lọc ra dựa trên nguyên tắc biểu thức chính quy ở cả 2 hình thức khớpkhông khớp.

Chức năng này được giới thiệu trong Google Search Console từ tháng 4 và cập nhật dựa trên phản hồi của người dùng về một báo cáo hoàn chỉnh hơn với các tùy chọn đối sánh phủ định.

Bộ lọc Custom (Regex) trong Google Search Console

Bên cạnh tính năng lọc Truy vấn chứa (Queries containing), Truy vấn không chứa (Queries not containing), Truy vấn khớp chính xác (Exact query) thì bộ lọc Tuỳ chỉnh biểu thức chính quy (Custom Regex) chỉ mới được cho ra mắt và hoàn thiện.

> Bạn có thể tìm thấy bộ lọc này sau khi mở báo cáo hiệu suất trong Google Search Console, thao tác như hình sau:

Sử dụng Regex trong Google Search Console như thế nào?

Ngoài việc công bố tùy chọn đối sánh phủ định mới, Google đã biên soạn một danh sách các mẹo dành cho SEO và chủ sở hữu trang web đang bắt đầu với Regex.

Theo wikipedia định nghĩa:

Biểu thức chính quy (Regex) là một chuỗi miêu tả một bộ các chuỗi khác, theo những quy tắc cú pháp nhất định. Biểu thức chính quy thường được dùng trong các trình biên tập văn bản và các tiện ích tìm kiếm và xử lý văn bản dựa trên các mẫu được quy định.

Regex có thể được sử dụng để tạo các bộ lọc nâng cao bao gồm hoặc loại trừ nhiều hơn một từ hoặc một cụm từ. Các ký tự đặc biệt, được gọi là siêu ký tự Regex có thể được sử dụng trong Tuỳ chỉnh biểu thức chính quy để xác định tiêu chí tìm kiếm.

Sử dụng ký tự để so khớp các biểu thức chính quy rất phức tạp, trong trường hợp sử dụng sai cú pháp ký tự quy định trong biểu thức chính quy thì không kết quả nào được trả về trên báo cáo. Google đề xuất sử dụng Công cụ kiểm tra Regex 101 và đọc thêm tài liệu hướng dẫn về Cú pháp RE2.

Khi nào cần sử dụng bộ lọc Tuỳ chỉnh biểu thức chính quy?

Bộ lọc Tuỳ chỉnh biểu thức chính quy khớp hoặc không khớp trong Google Search Console hỗ trợ nhà quản trị website phân tích hiệu suất cho 3 đối tượng chủ yếu: người dùng tìm kiếm trực tiếp tên thương hiệu; đánh giá theo danh mục trên webphân tích theo ý định người dùng. Ngoài ra còn phục vụ một vài trường hợp cá biệt khác, tuỳ theo nhu cầu của người dùng báo cáo.

Phân tích hiệu suất theo các tìm kiếm thương hiệu

SEOer có thể sử dụng Regex để phân tích người dùng đã quen thuộc với thương hiệu. Điều này được thực hiện bằng cách chỉ định nhiều biến thể của tên công ty, bao gồm cả lỗi chính tả. Báo cáo sẽ trả về loại truy vấn mà mỗi nhóm đang sử dụng và cho bạn biết đâu là truy vấn đang thu hút nhiều đối tượng hoặc từng đối tượng nhiều nhất.

Ví dụ: với bộ lọc theo cú pháp lptceh|công nghệ lp|công ty lp tech|thiết kế web tại lptech sẽ trả về tất cả  các kết quả truy vấn liên quan đến thương hiệu của LPTech. Ký tự " | " trong Regex đại diện cho câu lệnh OR.

Phân tích hiệu suất theo danh mục cụ thể trên web

Sử dụng tính năng mới trong Search Console để lọc kết quả theo từng thư mục cụ thể của website, có thể giúp chủ sở hữu trang web phân tích những truy vấn hay URL phổ biến cho từng lĩnh vực tương ứng là gì.

Ví dụ: nếu bạn đang kinh doanh một shop giày thời trang thể thao với hàng loạt thương hiệu như Nike, Adidas, Puma, Converse,... URL được thiết kế theo cấu trúc https://domain.com/giay-the-thao/[brand]/[mã số]. Bạn có thể xem lưu lượng truy cập website liên quan đến đôi Nike bằng bộ lọc nike.*

Phân tích hiệu suất theo ý định người dùng

Bộ lọc tuỳ chỉnh Regex trong Google Search Console có thể được sử dụng để phân tích loại truy vấn nào mọi người đang sử dụng để tìm các phần khác nhau của trang web.

Ví dụ:nếu chủ sở hữu trang web muốn có thêm dữ liệu về các truy vấn có chứa các từ câu hỏi; một bộ lọc truy vấn cái gì | như thế nào | vì sao | tại sao | là gì có thể hiển thị kết quả hiệu suất của những nội dung nào trên trang liên quan đến việc trả lời các câu hỏi.

Một ví dụ khác là các truy vấn có chứa (hoặc không) các từ giao dịch như liên hệ | mua | đặt hàng. Bạn có thể biết mức độ quan tâm về sản phẩm và dịch vụ khi sử dụng với các cụm từ này.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về tính năng lọc mới trong Google Search Console. Chúc các bạn thành công với báo cáo của mình!

>> Xem thêm bài viết:

Google Search Console cập nhật Báo cáo Trải nghiệm trên trang

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Google search console là gì? Cách xác minh...

Google Search Console là một công cụ miễn phí mà Google cung cấp để giúp bạn theo dõi hiệu suất và khắc phục các sự cố trên website.

Khả năng sử dụng trên thiết bị di động sắp gỡ bỏ...

Khả năng sử dụng trên thiết bị di động trong Google Search Console (GSC) là một tính năng cho phép bạn đo lường và đánh giá hiệu suất của...

Interaction to Next Paint (INP) là gì? Cách cải...

Vào đầu năm 2020, Google đã ra mắt Core Web Vitals để cung cấp một bộ tín hiệu chất lượng cho các trang web bao gồm các chỉ số để đo...

Tối ưu hóa SEO cho web đa ngôn ngữ với thẻ...

Thẻ "x-default" là một yếu tố trong thẻ "hreflang" và được sử dụng để xác định ngôn ngữ mặc định của trang web. Nếu không có thẻ...

Cách tạo tài khoản Google Search Console và các...

Thiết lập tài khoản Google Search Console và tìm hiểu các thuật ngữ thông dụng là những kiến thức quan trọng trước khi khai thác GCS hiệu...

Google Search Console cập nhật Báo cáo Trải...

Mới đây, Google Search Console cập nhật Báo cáo Trải nghiệm trên trang đánh giá trang web đáp ứng về trải nghiệm người dùng sử dụng điện...

Bài viết mới nhất


Top 15 phần mềm quản lý KPI miễn phí cho doanh...

Phần mềm quản lý KPI giúp doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá các chỉ số đo lường hiệu quả (KPI) của mình liên tục và dễ dàng. Xem ngay top 15 phần mềm!

Fiverr là gì? Cách tạo tài khoản kiếm tiền từ...

Fiverr là nền tảng cung cấp việc làm cho freelancer lớn nhất thế giới hiện nay. Trên đây, freelancer có thể tìm kiếm các công việc đa lĩnh vực để...

ID Zalo là gì? Cách đăng nhập và lấy ID Zalo Me...

ID Zalo có thể được hiểu là username riêng của từng tài khoản Zalo. Hướng dẫn cách đăng nhập và lấy ID Zalo Me đơn giản trên điện thoại theo 5 cách...

Cách tải và sử dụng remote desktop trên win 10...

Remote desktop giúp công ty dễ dàng quản lý hệ thống máy tính từ xa, nhằm tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính bảo mật. Hướng dẫn cách tải và sử...

NodeJS là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về Node.JS

Node JS là nền tảng phát triển dựa trên V8 Javascript engine của Chrome. Nó là nền tảng có thể mở rộng và được dùng để phát triển thêm nhiều ứng...

10+ Công cụ xóa nền, tách phông ảnh online miễn...

Trong một số bức ảnh cần tách chủ thể ra thì ta có thể xóa nền. Hướng dẫn xóa background, tách nền ảnh, xóa phông online bằng các công cụ miễn phí.

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện...

Hướng dẫn cách tạo tài khoản Gmail không cần dùng số điện thoại trên điện thoại Android, iOS và PC. Lưu ý khi tạo tài khoản Gmail không số điện thoại.

Mạng máy tính là gì? Thành phần và lợi ích của...

Mạng máy tính là gì? Đây là hệ thống hoạt động bằng cách kết nối nhiều thiết bị máy tính lại với nhau để trao đổi và chia sẻ dữ liệu, tài nguyên,...

Dropbox là gì? Cách tải và sử dụng Dropbox trên...

Dropbox là một công cụ lưu trữ hoạt động được trên cả trình duyệt web và trên ứng dụng tải về. Cho phép người dùng tải lên dữ liệu và chia sẻ dễ dàng

Scam là gì? Cách nhận biết các loại Scam phổ...

Scam là gì? Scam hay còn được gọi là lừa đảo, là thuật ngữ chỉ hành vi lợi dụng, gian lận thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản. Vậy làm sao để nhận...