Google Scholar là gì? Cách sử dụng công cụ Google Scholar hiệu quả

Google Scholar ứng dụng cung cấp tài liệu nguồn thông tin phong phú, với độ chính xác và đáng tin cậy cao nhằm để phục vụ cho công tác nghiên cứu học thuật. Công cụ này được xem như một thư viện kiến thức hữu ích cho các nhà nghiên cứu học thuật hay các sinh viên. Hiện nay, có rất nhiều người đã và đang biết Google Scholar để chia sẻ tài liệu, thông tin nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều người không viết về ứng dụng Google Scholar.

Vậy Google Scholar là gì? và cách sử dụng công cụ google scholar mang lại hiệu quả, hãy cùng LPTech tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Google Scholar là gì?

Google Scholar là một công cụ giúp bạn tìm kiếm tài liệu về học thuật có giá trị học thuật và chứa đựng nhiều thông tin về đa dạng ngành nghề và lĩnh vực với các nguồn trích dẫn uy tín. Với quy mô rộng lớn, công cụ này được xem như là một “người đồng hành” đắc lực được các sinh, viên học sinh và giảng viên nhằm giúp cho việc học tập và giảng dạy trở nên hiệu quả hơn.

Google Scholar là một dịch vụ tìm kiếm miễn phí với các bài viết trên trang này gồm các luận văn hay bài viết của các chuyên gia, bài nghiên cứu của các giảng viên đại học, nhà nghiên cứu khoa học độc lập,... từ các trường đại học, thư viện hay tổ chức trên khắp thế giới.

>>Xem thêm: Google dịch là gì? Phân loại và các lợi ích tuyệt vời Google dịch đem lại

Đặc điểm nổi bật của Google Scholar

Google Scholar ra đời đem lại cho người dùng nhiều tiện ích với những đặc điểm nổi bật như:

Thông tin có thể tìm kiếm đa dạng

Bạn có thể định vị bài viết trên Google Scholar ở một thời điểm và vị trí tìm kiếm nhất định, mà bạn muốn tìm qua hệ thống thư viện online trên website của Scholar.

Thông tin đáng tin cậy

Những thông tin được tìm kiếm qua các bài viết cùng với sự tóm tắt ngắn gọn giúp bạn đọc có thể nắm bắt nội dung một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Bài viết trên web này sẽ được trích dẫn đầy đủ, nguồn hợp lý cho bạn sử dụng khi cần.

Thông tin phong phú không giới hạn

Những bài viết và thông tin mà bạn có thể tìm kiếm không bị giới hạn, chỉ cần chọn lọc những gì đúng với nhu cầu tìm kiếm.

Bài viết trình bày dưới dạng file

Những kết quả khi tìm kiếm trên Google Scholar đa phần là các kết quả được hiển thị dưới định dạng file PDF giúp người dùng có thể tải về máy một cách dễ dàng khi cần. Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành một học giả để đăng tải chia sẻ những bài viết trên tài khoản của mình tại trang công cụ tìm kiếm Google Scholar.

Ưu và nhược điểm của Google Scholar

Với những đặc điểm kể trên công cụ tìm kiếm thông tin này, để có thể sử dụng phương tiện này một cách hiệu quả thì bạn phải nắm rõ được ưu và nhược điểm của Google Scholar.

Ưu điểm của Google Scholar

Googel Scholar sở hữu một số ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:

Giao diện đơn giản dễ dùng

Công cụ này có giao diện đơn giản, gần giống với Google, người truy cập Google Scholar sẽ dễ dàng tìm được thông tin mà mình muốn. Ngoài ra, trang web này còn có các chức năng phân loại các tài liệu theo thời gian các năm, bạn có thể chọn lọc để giới hạn thời gian tài liệu đã được công bố.

Nguồn thông tin tài liệu đồ sộ

Công cụ Google Scholar cho phép bạn truy cập vào nguồn tài liệu đồ sộ trên toàn thế giới, dưới nhiều định dạng phát hành khác nhau. Ngoài ra, các tài liệu trong trang web còn được dẫn đến nguồn cơ sở dữ liệu gốc được ghi trong bài khiến việc tìm thông tin của người đọc diễn ra thuận tiện và nhanh chóng.

Cung cấp các kiểu trích dẫn

Trang web này sẽ hỗ trợ bạn trong việc trích dẫn (citation) các văn bản dưới nhiều định dạng khác nhau, bao gồm APA, MLA, hay ISO 690. Việc có thể trực tiếp lấy trích dẫn vô cùng thuận tiện cho người dùng, bạn sẽ không cần phải tự trích dẫn hay sử dụng qua một nguồn trung gian khác để trích dẫn vào văn bản.

Liên kết với các phần mềm có thể trích dẫn tự động

Ngoài việc trích dẫn trực tiếp, thì Google Scholar còn hỗ trợ thêm những liên kết với các phần mềm trích dẫn tự động như BibTeX, EndNote, RefMan, hay RefWorks. Bạn có thể dễ dàng sao chép các thông tin tác giả, thười gian ngày công bố,... khi thực hiện trích dẫn ở các phần mềm như thế này.

Có thể lưu lại và đọc sau

Ngoài ra, khi bạn tìm kiếm thông tin nhưng chưa kịp đọc hết bạn có thể nhấn vào dấu ngôi sao dưới bài viết để lưu bài viết lại và đọc sau. Lúc này, bài viết sẽ được thêm vào thư viện của bạn khi nào cần xem lại, bạn chỉ cần ấn chọn Thư viện của tôi trên góc trên phía bên phải.

Nhược điểm của Google Scholar

Bên cạnh những ưu điểm mà chúng ta phải gật gù thừa nhận thì Google Scholar vẫn còn tồn tại một vài hạn chế nhất định:

Không hỗ trợ phần đọc trước Abstract

Abstract là một phần tóm tắt ngắn bắt đầu một bài học hay luận văn nhằm để nêu rõ mục đích của bài viết và từ đó nêu ra kết luận chính của nó. Mục đích giúp người đọc xác định nhanh mục tiêu, phương pháp thực hiện của bài báo, từ đó giúp người đọc quyết định có click vào link đó hay không.

Số lượng bài full-text có giới hạn

Một trong những nhược điểm của Google Scholar đó là hạn chế số lượng bài full-text mà bạn có thể đọc. Thông thường, đối với những loại bài này bạn chỉ có thể đọc được phần mở đầu của tài liệu và nếu muốn đọc thêm nội dung của tài liệu thì phải trả thêm phí cho Nhà xuất bản.

Thuật toán tìm kiếm tài liệu học thuật còn một hạn chế

Thêm vào đó, các thuật toán tìm kiếm trên Google Scholar vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Từ khóa theo các mục Abstract hay Literature review trên trang web vẫn chưa thể tìm kiếm. Tính năng tìm kiếm nâng cao chưa thể phân theo lĩnh vực, hay loại tài liệu mà chỉ có mục phân loại bài viết theo năm công bố và bao gồm như trích dẫn, bằng sáng chế.

Có trường hợp trích dẫn bị sai sót

Những trích dẫn tự động của Google Scholar vẫn xảy ra lỗi sai ở một số tài liệu, bạn cần check lại sau mỗi lần trích dẫn, xem nó có đúng không để tránh việc đưa những trích dẫn sai vào trong bài viết của mình.

Tính năng thực hiện được trên Google Scholar

Công cụ Google Scholar với giao diện đơn giản khiến bạn rất dễ dàng trong quá trình tìm kiếm hay thực hiện các bài đăng trên nền tảng này. Dưới đây là những thao tác giúp bạn có thể thực hiện trên google scholar:

Thao tác xóa bài viết đã đăng

Ứng dụng Google Scholar sử dụng hình thức thống kê bằng mô hình dựa vào các đánh giá thủ công để nhận biết các tác giả khác nhau. Google Scholar được coi là một cách để bạn tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, tuy nhiên quy trình tự động thường không chính xác hoàn toàn.

Bạn có thể xóa bài viết của mình để chỉ có thể nhìn vào kết quả chính xác hơn để xóa một bài đăng, bạn cần làm theo các bước như sau. Vì vậy, các tác giả có thể khắc phục vấn đề bằng cách xem các lịch sử bài viết của mình, sau đó bạn chỉ cần xóa đi những bài viết không đúng với nhu cầu tìm kiếm. Nhấn chọn bài viết bạn muốn xóa và bấm nút Xóa là xong.

Thao tác khôi phục các bài viết đã xoá

Chức năng chỉnh sửa trên web google Scholar giúp bạn có thể sử dụng trong các tình huống nhầm lẫn cũng như cần tìm kiếm lại những thông tin cần thiết đã xóa. Các công cụ chỉnh sửa sẽ giúp người dùng lấy lại được những thông tin trong trường hợp cần thiết.

Sau khi thao tác, thông tin đã xóa sẽ được chuyển vào mục thùng rác. Tại đây, bạn có thể tùy chọn khôi phục hoặc chỉnh sửa, khôi phục bài viết đã xoá. Bạn có thể chọn tệp rác, tìm kiếm bài viết để khôi phục và sau đó nhấn nút Khôi phục. Để khôi phục bài viết, bạn nhấn chọn mục Thùng rác và tìm kiếm bài viết cần khôi phục, rồi chọn Restore.

Thao tác tìm kiếm theo tiêu đề của bài viết

Thao tác tìm kiếm trên google scholar theo tiêu đề bài viết sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn trong việc trích dẫn từ các tài liệu liên quan. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể sử dụng các danh mục để tìm kiếm các bài viết, các bài báo liên quan trực tiếp liên quan đến tựa đề cần nghiên cứu.Trong danh mục này, các bài báo hay những bài viết sẽ được lọc và tìm kiếm dựa trên sự tương đồng với bài báo gốc ,bài viết ban đầu của bạn.

Ví dụ, bạn muốn tìm kiếm về bài viết với chủ đề là “thiết kế website" thì chỉ cần nhấp vào ô tìm kiếm và rồi đánh tiêu đề trên vào, nhấp vào nút Tìm kiếm. Bạn sẽ tìm thấy danh sách các bài đăng về thiết kế website với tiêu đề liên quan nhắc đến cụm từ tìm kiếm mà bạn đang sử dụng. Ngay lúc này, các bài viết với tiêu đề liên quan tương tự sẽ được xuất hiện và được sắp xếp theo một thứ tự nhất định.

Cập nhật các vấn đề được quan tâm gần đây

Công cụ Google Scholar rất hữu ích cho những ai muốn sử dụng để tìm kiếm các vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay. Các vấn đề mới lạ của thời đại sẽ đều được tập hợp trên ứng dụng này giúp bạn dễ dàng để tham gia nghiên cứu.

Những vấn đề khoa học cụ thể được tìm kiếm, bởi các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và học giả được quan tâm nhất ngày nay. Đây là công cụ hữu ích cho tất cả những ai muốn tìm tòi một vấn đề mới của thời đại.

Hướng dẫn sử dụng Google Scholar

Các bước để tìm kiếm tài liệu trên nền tảng bao gồm các bước như sau:

  1. Bước 1: Đầu tiên, bạn vào truy cập vào website Google Scholar.
  2. Bước 2: Sau đó, trên ô tìm kiếm gõ thông tin mà bạn cần tìm kiếm, ví dụ bạn cần tìm kiếm “Digital marketing” thì gõ tiếp đó nhấn tìm kiếm.
  3. Bước 3: Google Scholar sẽ hiển thị tất cả các kết quả tìm kiếm, bạn có thể lựa chọn tìm kiếm theo đặc điểm như năm bằng cách chọn vào năm mà bạn muốn, với rất nhiều mốc thời gian.
  4. Bước 4: Khi đã tìm được tài liệu mình muốn để lưu tài liệu vào thư viện trên Google Scholar, hãy chọn biểu tượng dấu sao.
  5. Bước 5: Sau đó, click chuột vào biểu tượng dấu nháy để xem các trích dẫn liên quan. Các trích dẫn được hiển thị theo ba dạng MLA, APA, ISO 690, bạn chọn một trong những định dạng bất kì. Hoặc có thể chọn các phần mềm như RefWorks để liên kết các trích dẫn.
  6. Bước 6: Sau đó, để xem thêm các bài viết khác có cùng trích dẫn tương tự thì bạn click “Trích dẫn 107 bài viết”. Bạn chọn “Bài viết có liên quan” để xem các bài viết có liên quan.
  7. Bước 7: Tiếp theo, để vào thư viện của mình và xem những tài liệu được lưu trên Google Scholar, hãy nhấn vào mục “Thư viện của tôi”.
  8. Bước 8: Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xoá các tài liệu mà bạn đã lưu trong thư viện bằng cách tick vào ô tài liệu và nhấn “Xoá”. Để khôi phục lại các tài liệu mà bạn đã xoá, hãy vào “Thùng rác”. Sau đó, bạn tick lại vào tài liệu muốn khôi phục và nhấn chọn “Phục hồi”.

>>Có thể bạn quan tâm: Google Photos là gì? Ứng dụng lưu trữ hình ảnh online tuyệt vời

Một số những lưu ý khi tải bài viết lên Google Scholar

Việc chia sẻ và đăng tải bài viết lên google scholar không khó, tuy nhiên để bài viết được hoàn thiện và có thể chia sẻ đến nhiều bạn đọc thì bạn cần phải tối ưu những tính năng trên công cụ này. Dưới đây là một số lưu ý khi đăng tải bài viết trên Scholar.

Những tính năng đặc biệt

Google Scholar thường sử dụng các từ khóa của bài báo, số lần bài báo đã được trích dẫn và độ uy tín của nó với các nhà nghiên cứu để đánh giá cho thấy các tác giả được biết đến và tầm quan trọng như thế nào. Với tính năng này bạn có thể tìm kiếm các bài báo từ các nguồn khác nhau và so sánh chúng với các bài báo có trong Google Scholar.

Nguồn trích dẫn

Trích dẫn của Google Scholar sẽ cho phép tác giả theo dõi các trích dẫn từ những ấn phẩm của họ. Họ cũng có thể xem được những ai đang trích dẫn chúng, có biểu đồ trích dẫn theo thời gian và các chỉ số trích dẫn đều được tính toán .

Sử dụng thanh tìm kiếm của Google Scholar

Khi tìm kiếm tài liệu trên công cụ Google Scholar, bạn nên lưu ý lựa chọn tìm kiếm bằng các từ khóa liên quan đến Nhà xuất bản, hay tên tác giả,… Và với những cụm từ được trích dẫn trong tài liệu thì phải sử dụng dấu nháy kép khi bạn muốn tìm kiếm, ví dụ như “I Jamali”.

Tìm kiếm nâng cao trên Google Scholar

Để lựa chọn tính năng tìm kiếm nâng cao - Advanced search, bạn cần nhấp chuột vào ký tự 3 dấu gạch ngang được đặt ở góc trái màn hình. Trình tìm kiếm này sẽ giúp bạn lọc và tìm kiếm các bài biết có chưa tất cả các từ, hay cụm từ chính xác, có ít nhất một trong các từ, không có các từ, kết quả trả về các bài viết được viết bởi ai, trong khoảng thời gian nào,… Bạn chỉ cần nhập các thông tin cần tìm kiếm vào các ô textbox và hệ thống sẽ tự động lọc ra các kết quả tương ứng với yêu cầu bạn muốn.

Cách lưu bài viết (Save) trên Google Scholar

Để lưu lại bài viết bạn chỉ cần nhấp chuột vào dấu sao ngay phía dưới bài viết để lưu tài liệu đã viết về “Thư viện của tôi”. Để xem lại thông tin bài viết đã lưu trước đó bạn chỉ cần vào Thư viện để thuận tiện cho việc nghiên cứu kỹ tài liệu dễ dàng hơn.

Cách dùng Quick citation (nút trích dẫn nhanh các tài liệu) trên Google Scholar

Các thông tin trích dẫn cho tài liệu được tạo tự động bởi Google Scholar, để lấy nhanh các trích dẫn thì bạn chỉ cần click vào dấu nháy phía dưới tài liệu, các trích dẫn sẽ hiển thị ngay sau đó. Tiếp đó bạn chỉ cần sao chép các đoạn trích dẫn cần thiết mà không cần phải đọc hết tài liệu đó.

Đồng thời bạn cũng có thể liên kết với các phần mềm trích dẫn phổ biến như BibTeX, EndNote, RefMan, hay RefWorks bằng việc nhấn vào phần mềm mình muốn ngay từ phía dưới của mục trích dẫn.

Các bài viết liên quan (Related Articles) trên Google Scholar

Danh sách các bài viết có liên quan đến trích dẫn sẽ xuất hiện ở cửa sổ mới khi bạn nhấn vào Related Articles. Tại tính năng này, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin các bài viết có liên quan đến đề tài mà mình nghiên cứu.

Định dạng file PDF trên Google Scholar

Đây chính là điểm đặc biệt khi bạn tìm kiếm tài liệu trên công cụ Google Scholar. Nút định dạng PDF sẽ xuất hiện ở ngay phía bên phải đối với các bài viết miễn phí trên Google Scholar. Khi bạn lựa chọn định dạng này thì toàn bộ thông tin trong bài viết sẽ được hiển thị dưới dạng file PDF giúp bạn dễ dàng đọc nghiên cứu và tải về máy.

Trình tìm kiếm tài liệu theo thời gian trên Google Scholar

Công cụ Google Scholar hỗ trợ bạn tìm kiếm các tài liệu theo thời gian mong muốn. Khung thời gian công bố chia sẻ hay xuất bản tài liệu sẽ nằm ở góc trái màn hình, bạn có thể tùy ý lựa chọn theo năm mình mong muốn hoặc nhập khoảng thời gian cụ thể để đăng tải và tìm kiếm tài liệu.

Tổng kết

Công cụ tìm kiếm Google Scholar coi là giải pháp giúp tìm kiếm, chia sẻ các tài liệu về học thuật trở nên dễ dàng hơn.Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn về google scholar là gì, cách để sử dụng công cụ này sao cho hiệu quả.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Google Tag Manager là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử...

Google Tag Manager (Trình quản lý thẻ của Google) là một công cụ tuyệt vời cho phép chủ sở hữu trang web quản lý tất cả các mã theo dõi...

SEO Powersuite là gì? Chi tiết cách sử dụng công...

Để làm SEO hiệu quả đòi hỏi phải biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ. Một trong những công cụ mạnh có thể cung cấp hỗ trợ đáng kể cho...

Google search console là gì? Cách xác minh...

Google Search Console là một công cụ miễn phí mà Google cung cấp để giúp bạn theo dõi hiệu suất và khắc phục các sự cố trên website.

Google Analytics 4 là gì? Cách chuyển đổi từ GA...

Google Analytics 4 là một công cụ phân tích dữ liệu được cung cấp bởi Google, nó giúp bạn đo lường và báo cáo chi tiết về lượng truy cập,...

Khả năng sử dụng trên thiết bị di động sắp gỡ bỏ...

Khả năng sử dụng trên thiết bị di động trong Google Search Console (GSC) là một tính năng cho phép bạn đo lường và đánh giá hiệu suất của...

Interaction to Next Paint (INP) là gì? Cách cải...

Vào đầu năm 2020, Google đã ra mắt Core Web Vitals để cung cấp một bộ tín hiệu chất lượng cho các trang web bao gồm các chỉ số để đo...

Bài viết mới nhất


Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác thực phổ...

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt phức tạp....

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm hiểu ngay...

Google Search Console cải tiến thời gian xem...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế độ xem cũ

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ liệu thu thập?

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là một ví trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giúp kết nối khách hàng với các dev trong team và phát triển sản...

Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và toàn thể nhân viên một năm 2025 thật nhiều thành công và sức khoẻ.

Convolutional Neural Network là gì? Tìm hiểu về...

Convolutional Neural Network là một công cụ quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Để tìm hiểu chi tiết về CNN, bạn hãy xem bài...

Cách thay đổi ngày, tháng, năm sinh trên Tiktok...

Đổi ngày sinh trên TikTok giúp đủ tuổi để mở khóa một số tính năng như tài video về, livestream, nhắn tin,.. Xem cách đổi ngày sinh trên TikTok đơn...