Semantic keyword là một phần không thể thiếu trong việc nghiên cứu từ khóa. Nhờ nó mà kết quả tìm kiếm của bạn sẽ được Google ưu tiên hiển thị cao hơn đồng thời thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng. Vậy Semantic keyword là gì? Cách xây dựng và triển khai nó trong chiến lược SEO để website cải thiện thứ hạng tốt hơn. Bài viết hôm nay của LPTech sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết.
Semantic keyword là gì?
Semantic keyword (từ khóa ngữ nghĩa) là những từ hoặc cụm từ có liên quan đến từ khóa gốc về mặt khái niệm. Khi thêm Semantic keyword vào bài viết sẽ giúp Google hiểu hơn về chủ đề bài viết muốn đề cập, từ đó đánh giá bài viết cao hơn.
Ví dụ nếu bạn nói về từ khóa Dịch vụ SEO, sẽ có một số từ khóa liên quan đến ngữ nghĩa như SEO Onpage, SEO Offpage, Backlink, Content, Website, Moz, Ahrefs, Google Analytics,...Khi sử dụng những từ khóa này vào bài viết, Google sẽ biết được nội dung chính của bài viết này là đang nói đến việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên internet.
Phân loại Semantic keyword
Semantic keyword được phần loại như sau:
Từ khóa thương mại
Từ khóa thương mại là những từ khóa sẽ đưa người dùng đang tìm kiếm mua hàng trên Google đến các sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Những từ khóa này sẽ không tạo ra nhiều lưu lượng truy cập, nhưng chúng là những từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao.
- Ví dụ: Dịch vụ SEO, Dịch vụ Content, Dịch vụ thiết kế Website,...
Từ khóa giao dịch
Đây là những từ khóa sẽ cung cấp cho người dùng thông tin về các sản phẩm của từng thương hiệu để họ có thể so sánh trước khi quyết định mua hàng. Người dùng sẽ tìm kiếm loại từ khóa này khi họ có ý định mua hàng nhưng chưa biết chính xác nên mua bên nào.
- Ví dụ: Mua iphone 15, mua laptop giá rẻ,...
Từ khóa thông tin
Ngược lại với từ khóa thương mại, từ khóa thông tin có tỷ lệ chuyển đổi thấp nhưng lượng tìm kiếm cực kỳ cao. Đơn giản vì loại từ khóa này có tác dụng cung cấp kiến thức, thông tin cho người dùng về một sản phẩm, dịch vụ nhiều hơn là bán cho họ.
- Ví dụ: SEO là gì, Content Marketing là gì,...
Từ khóa điều hướng
Từ khóa điều hướng là những từ khóa sẽ đưa người dùng đến một trang web cụ thể. Loại từ khóa này hoạt động khá hiệu quả khi người dùng không nhớ hoặc không biết địa chỉ URL của trang web mà họ quan tâm.
- Ví dụ: Bạn muốn vào web của LPTech, bạn chỉ cần gõ LPTech trên thanh tìm kiếm của Google thay vì phải tìm kiếm: https://lptech.asia/
Vai trò của Semantic keyword
Từ khóa ngữ nghĩa đóng vai trò quan trọng trong SEO. Cụ thể là:
Đạt thứ hạng tốt trên SERPs
Việc sử dụng các từ khóa ngữ nghĩa bổ trợ thêm cho bài viết sẽ giúp Google hiểu được nội dung mà bài viết đang trình bày. Lúc này, công cụ tìm kiếm sẽ nhận định rằng bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực đó và cho các từ khóa có liên quan lên top. Nhờ đó, mà bài viết vượt mặt nhiều đối thủ cạnh tranh khác.
Đem đến nội dung chất lượng
Nếu một bài viết chỉ mãi xoay quanh một từ khóa chính sẽ gây cảm giác nhàm chán cho người đọc. Bạn hãy kết hợp chèn Semantic keyword để nội dung bài viết thêm ấn tượng và thu hút hơn.
Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thuật toán Google
Việc sử dụng các Semantic keyword sẽ giúp Google Rankbrain và Google Hummingbird hiểu nhanh hơn. Đây là 2 thuật toán Google giúp loại bỏ những website có hành vi lạm dụng việc nhồi nhét từ khóa nhằm đạt được thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm.
Ưu điểm của Semantic keyword
Từ khóa ngữ nghĩa nếu được tận dụng đúng cách sẽ mang đến những kết quả tích cực cho quá trình SEO:
Tăng tỷ lệ nhấp - CTR
Khi từ khóa ngữ nghĩa được phân bổ đồng đều trong toàn bài viết, khả năng bài viết của bạn được người dùng nhìn thấy sẽ cao hơn. Nhờ đó mà tỷ lệ nhấp vào bài viết cũng tăng đáng kể.
Tăng điểm chất lượng
Google sẽ đánh giá chất lượng nội dung trên website thông qua điểm chất lượng. Một bài viết sử dụng nhiều từ khóa ngữ nghĩa thường được Google đánh giá điểm chất lượng cao và dễ on top hơn.
Giảm CPC
CPC - Cost Per Click là chi phí trung bình cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo trên website mà bạn phải chi trả. Việc sử dụng từ khóa ngữ nghĩa sẽ giúp người dùng dễ dàng nhìn thấy bài viết của bạn hơn, điều này sẽ làm giảm CPC.
Cách tìm kiếm từ khóa ngữ nghĩa hiệu quả
Đến đây chắc chắn nhiều bạn đang thắc mắc làm sao để có được bộ từ khóa ngữ nghĩa có liên quan đến chủ đề SEO đúng không. Thực chất, việc này vô cùng đơn giản, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
Khai thác phần “tìm kiếm có liên quan” của Google
Bạn có thể tìm kiếm các Semantic keyword bằng cách sử dụng Google. Chỉ cần gõ từ khóa chính vào thanh công cụ tìm kiếm rồi kéo chuột xuống chân trang, danh sách các tìm kiếm có liên quan sẽ hiển thị.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng tính năng “Mọi người cũng hỏi” để nghiên cứu từ khóa Semantic, tính năng này thường tìm thấy ở giữa trang. Google sẽ tận dụng các câu hỏi có liên quan mà người dùng truy vấn để cho ra kết quả tốt nhất.
Một điều lưu ý là tính năng này thường xuất hiện khi mọi người đặt câu hỏi bằng tiếng anh hơn là tiếng việt
Từ khóa bôi đen trong Meta Description
Đây cũng là một cách khá hay mà bạn có thể áp dụng để tìm kiếm các từ khóa ngữ nghĩa. Hầu hết các thông tin được cung cấp bởi Google đều mang đến giá trị về các thuật ngữ.
Cụ thể khi kết quả tìm kiếm được trả về, Google sẽ bôi đen cụm từ tìm kiếm liên quan ở phần meta description của các bài viết. Bạn cần lựa chọn một cách thông minh để có thật nhiều từ khóa ngữ nghĩa liên quan.
Công cụ Google Ads
Google Ads là chắc chắn công cụ không còn quá xa lạ với dân chạy quảng cáo trong việc tìm kiếm các từ khóa có liên quan đến từ khóa chính. Nếu bạn biết cách tận dụng, thì Google Ads hẳn sẽ là một tài nguyên tuyệt vời để khai thác.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về mức độ phổ biến và tỷ lệ tìm kiếm đối với các từ khóa chính mà mình đang xem xét trong quá trình lập bảng kế hoạch. Google cũng cung cấp tần suất từ khóa được người dùng tìm kiếm để bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.
Hay nói một cách chính xác thì các nhà phát triển nội dung và nhà tiếp thị có thể xác định được từ khóa nào ở mức phổ biến cao cũng nhưng các cụm từ tìm kiếm phổ biến có liên quan đến từ khóa đó.
Công cụ Google Trends
Google Trends là công cụ đã quá quen thuộc trong quá trình tìm kiếm từ khóa. Công cụ này có thể giúp bạn xác định được xu hướng tăng, giảm của các từ khóa liên quan cũng như khu vực mà nó đang phổ biến hiện nay.
Ngoài ra, Google Trend cũng cung cấp thông tin về các Semantic keyword và chủ đề liên quan như ảnh minh họa bên dưới:
Công cụ Semrush
Semrush là công cụ nghiên cứu từ khóa được khá nhiều người sử dụng. Công cụ này hỗ trợ khám phá thông tin, tỷ lệ tìm kiếm liên quan đối với một cụm từ nhất định. Nhờ bộ máy chứa 142 cơ sở dữ liệu địa lý với gần 20 tỷ từ khóa nên việc cung cấp cho bạn từ khóa ngữ nghĩa là chuyện hết sức đơn giản với Semrush.
Để thực hiện bạn cần chọn vào công cụ Keyword Magic, nhập cụm từ khóa chính và tìm kiếm như ảnh minh họa bên dưới:
Tất nhiên là bạn cần phải chọn lọc một cách thông minh chứ không phải góp nhặt tất cả về để nhồi nhét vào trong bài viết của mình. Điều quan trọng nhất mà bạn nên nhớ là phải thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng đầu tiên. Có như vậy thứ hạng website của bạn mới có thể cải thiện tốt theo thời gian.
Ngoài Semrush, bạn cũng có thể tham khảo một số công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa ngữ nghĩa tương tụ như Ahrefs, Keywordtool.io,...
Các công cụ Social Monitoring
Nếu bạn chưa biết thì các công cụ này là công cụ giám sát xã hội. Cụ thể nó cho phép bạn theo dõi các cuộc trò chuyện của khách hàng có liên quan đến ngành, lĩnh vực của bạn thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Điều này cũng giống như việc khảo sát ý kiến từ người dùng và hơn hết là các khách hàng tiềm năng của bạn trong tương lai. Từ đó bạn có thể tìm kiếm được nhiều ý tưởng hay ho về các từ khóa ngữ nghĩa để phục vụ cho việc phát triển nội dung.
Có rất nhiều công cụ Social Monitoring để bạn có thể lựa chọn, tuy nhiên hiện nay những công cụ này vẫn chưa quá phổ biến tại Việt Nam. Bạn có thể tham khảo một trong số đó như Talkwalker, Nexalogy, Hootsuite,...
Một điều lưu ý là các công cụ trên đều phải trả phí, điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn muốn sử dụng chúng để tìm kiếm các từ khóa ngữ nghĩa liên quan bạn sẽ phải bỏ ra một khoản tiền mỗi tháng.
Tối ưu nội dung theo Semantic keyword
Có thể thấy việc sử dụng các Semantic keyword là cánh tay trái đắc lực để nội dung bài viết toàn diện hơn. Tuy nhiên, việc tìm ra chúng và sử dụng chúng lại là một việc không dễ dàng. Đó là lý do mà bạn cải biết cách tối ưu nội dung theo Semantic keyword để vận dụng chúng hiệu quả hơn.
Lên outline trước khi viết bài
Việc xây dựng outline trước khi viết bài sẽ giúp bạn viết nhanh hơn mà không phải đắn đo suy nghĩ là mình có còn thiếu ý nào nữa hay không. Hơn nữa, nó còn giúp bạn triển khai và trình bày ý chính đúng trọng tâm, tránh lan man, lạc hướng.
Content có chiều sâu
Ngày nay, các bài viết ngắn không còn được ưu tiên vì chúng khó có thể đáp ứng cũng như thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Đó là lý do tại sao mà nhiều website hiện nay thường tập trung vào những content dài và có chiều sâu.
Content có chiều sâu không nằm ở số lượng chữ mà nằm ở những thông tin mà nó cung cấp cho người đọc. Đó phải là bài viết có nội dung chất lượng, có thể giải quyết được những thắc mắc trong lòng độc giả.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 12 công thức viết content đỉnh cao hiệu quả thu hút người xem
Khai thác chủ đề liên quan
Chủ đề liên quan là những chủ đề xoay quanh nội dung mà bài viết hướng tới. Một bài viết chuẩn phải đảm bảo đầy đủ ý và bao quát toàn bộ nội dung.
Hi vọng qua những thông tin mà LPTech cung cấp ở bài viết trên bạn đã biết được Semantic keyword là gì cũng như cách tìm kiếm nó. Tối ưu nội dung chuẩn SEO sẽ giúp cho bài viết của bạn tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn, từ đó có thể nuôi dưỡng và mang về doanh số trong tương lai. Liên hệ ngay số hotline 0338586864 nếu bạn đang có nhu cầu về dịch vụ SEO nhé!
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.