Trong thời buổi hiện đại như hiện nay, RPA hiện đang là một công nghệ quan trọng giúp cho các doanh nghiệp có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất. Nó góp phần không nhỏ vào việc giúp tăng sức cạnh tranh, giúp tối ưu hóa công việc để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Để biết thêm những thông tin liên quan đến RPA, mời bạn xem qua bài viết bên dưới đây của LPTech nhé.
RPA là gì?
RPA được biết đến với tên gọi đầy đủ là Robotic Process Automation, đây là hình thức tự động hóa quá trình kinh doanh của doanh nghiệp bằng robot. Các loại robot sẽ được lập trình kỹ càng để xử lý những công việc ít mang tính sáng tạo và thường lặp đi lặp lại, không đòi hỏi nhiều chất xám,... Robot tuy không thể thay thế hoàn toàn cho con người nhưng hiệu suất và độ chính xác mà nó mang đến lại được đánh giá khá cao.
RPA có mấy loại?
RPA được chia ra làm 3 loại phổ biến như sau:
RPA có giám sát (Attended RPA)
Attended RPA là loại RPA cần có sự giám sát và can thiệp từ con người trong khi hoạt động. Nó sẽ được dùng trong việc giúp tương tác trực tiếp với người dùng, giải quyết các vấn đề có thể xảy ra khi làm việc.
RPA không giám sát (Unattended RPA)
Unattended RPA là loại RPA có thể tự hoạt động và không cần đến sự hỗ trợ của con người. Nó sẽ tự động thực hiện những tác vụ trong môi trường không có người giám sát, ví dụ như vào những giờ không làm việc hoặc các quy trình tự động hóa hàng ngày.
RPA kết hợp (Hybrid RPA)
Hybrid RPA là sự kết hợp của RPA có giám sát và không giám sát. Nó có tính linh hoạt cao hơn và có thể thích ứng được với những tình huống khác nhau, giúp quy trình làm việc được tối ưu hóa.
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng RPA
Khi sử dụng RPA, người dùng sẽ trải nghiệm được vô vàng những lợi ích và giúp cho quá trình làm việc được diễn ra hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nó cũng tồn tại một số khuyết điểm cần được khắc phục.
Ưu điểm của RPA
Vì được lập trình với độ chính xác gần như là tuyệt đối nên hiệu suất mà RPA mang lại cho quy trình sản xuất là lợi ích lớn nhất mà RPA mang lại:
- Tăng cường hiệu suất: Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ lặp đi lặp lại một cách nhanh chóng sẽ giúp hiệu suất làm việc được nhanh và chính xác hơn so với con người. Các bot có thể làm việc xuyên suốt, không cần nghỉ ngơi nên sẽ giải quyết được khối lượng công việc khổng lồ của doanh nghiệp.
- Giảm chi phí: Sử dụng bot có thể thay thế được một lao động có công việc lặp đi lặp lại, đều này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp không phải thuê thêm lao động. Từ đó, góp phần giúp doanh nghiệp giảm được chi phí một cách hiệu quả.
- Khả năng tích hợp linh hoạt: Vì RPA có thể tương tác được với nhiều hệ thống, nhiều ứng dụng nên nó có thể tích hợp dễ dàng vào quá trình kinh doanh, không gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống đã có.
- Gia tăng chất lượng dịch vụ: RPA sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, giảm sai sót, tăng độ chính xác trong công việc.
Nhược điểm của RPA
Tuy nhiên, vì là sản phẩm của con người nên RPA vẫn sẽ có những khuyết điểm cố hữu của một robot máy móc:
- Tốn chi phí triển khai ban đầu: Để phát triển RPA thì doanh nghiệp cần phải đầu tư chi phí khá lớn cho bước triển khai ban đầu.
- Khả năng tích hợp với hệ thống cũ: Để tích hợp RPA với các hệ thống cũ thì doanh nghiệp cần có sự đầu tư và phối hợp kỹ thuật cao để đạt được hiệu quả.
- Yêu cần nhân lực chất lượng cao: Việc quản lý các bot sẽ cần đến nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm.
- Rủi ro an ninh mạng: RPA cũng phải đối mặt với những thách thức trong an ninh thông tin, cần phải xem xét kỹ càng về quản lý quyền truy cập và đảm bảo tính bảo mật.
So sánh RPA và tự động hóa truyền thống
Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) và tự động hóa truyền thống là hai khái niệm thường được sử dụng để mô tả quá trình tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt đáng kể.
Giống nhau: RPA và tự động hóa công việc truyền thống đều có mục đích biến những công việc thủ công trở thành những quy trình tự động để tăng năng suất làm việc. Góp phần mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Khác nhau
Tự động hóa truyền thống thường liên quan đến việc sử dụng các hệ thống máy tính chuyên dụng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, chẳng hạn như điều khiển máy móc trên dây chuyền sản xuất. Quy trình này sẽ được tích hợp hoặc là can thiệp vào cơ sở dữ liệu, hạ tầng trên chương trình máy tính, nó thực hiện ở back-end.
Trong khi đó, RPA là một công nghệ sử dụng phần mềm robot để mô phỏng các hành động của con người khi tương tác với các ứng dụng phần mềm. Tức là RPA sẽ thực hiện ở phần giao diện của người dùng, tức là nó sẽ tương tác với front-end trên hệ thống.
So sánh RPA và AI
RPA và AI có sự khác nhau khá rõ rệt mà người dùng có thể dễ dàng nhận thấy. AI sẽ tích hợp những công nghệ tiên tiến để nhằm mô phỏng trí tuệ của con người để thực hiện những công việc được giao, nó có khả năng học hỏi cũng như phát triển trí tuệ dần dần theo thời gian.
Còn với RPA, công việc mà nó thực hiện sẽ theo các quy tắc được đặt ra trước đó. Tức là, RPA chỉ lặp lại hành động và công việc của con người còn AI thì sẽ mô phỏng và phát triển dần theo trí tuệ con người. AI còn có khả năng đưa ra được quyết định dựa vào những dữ liệu và kinh nghiệm mà nó có được.
RPA được ứng dụng trong những công việc nào?
RPA sẽ được hoạt động dựa trên tầng giao diện của trình duyệt, phần mềm,... Nên để RPA được ứng dụng một cách hiệu quả thì tác vụ cần những đặc tính gồm:
- Công việc lặp đi lặp lại với khối lượng lớn.
- Dễ xuất hiện các sai sót.
- Quy trình thực hiện dựa vào các quy tắc.
- Liên quan đến dữ liệu số có cấu trúc.
- Có sự khắt khe về thời gian, công việc theo thời vụ.
Ví dụ: Khi SEO website, RPA có thể cung cấp dữ liệu chính xác, cập nhật cho SEO. Cụ thể, RPA có thể tự động cập nhật thông tin sản phẩm, mô tả, hình ảnh, giá cả lên website từ hệ thống quản lý. Điều này đảm bảo dữ liệu luôn chính xác và đầy đủ, cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng khả năng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
Một số lĩnh vực mà RPA được ứng dụng vào có thể kể đến như:
- Xử lý hóa đơn: Robot sẽ thực hiện được việc quét hóa đơn với nhiều dạng rồi nhập dữ liệu lên trên hệ thống. Đồng thời, đối chiếu hóa đơn đầu vào để đảm bảo hợp lệ. Bot sẽ tự động quét, nhập liệu, xác thực thông tin và hoàn thành chỉ trong vài giây.
- Quản lý giao hàng: Robot sẽ thực hiện việc đặt hàng, cập nhật thông tin về đơn hàng trên hệ thống. Nếu xảy ra vấn đề chậm trễ hay cần cập nhật tình trạng đơn hàng thì Robot tiến hành xử lý ngay.
- Quản lý hồ sơ khách hàng: Robot sẽ có nhiệm vụ trong việc giúp tự động hóa nhập dữ liệu từ hồ sơ khách hàng, tạo hồ sơ mới, cập nhật thông tin cần thiết.
Thông qua bài viết trên, LPTech vừa cho bạn biết được những thông tin liên quan đến RPA. Hy vọng khi ứng dụng RPA vào công việc thì doanh nghiệp xây dựng được quy trình làm việc hiệu quả. Nếu cần biết thông tin nào khác liên quan đến RPA, hãy cho LPTech biết ngay bạn nhé.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.