Link dofollow, nofollow là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chúng trong SEO

Nếu bạn là một người làm SEO chắc chắn sẽ biết liên kết (link) có vai trò quan trọng như thế nào trong tối ưu website. Và liên kết được chia theo 2 thuộc tính: link dofollow, link nofollow. Vậy link dofollow, nofollow là gì? Cách sử dụng chúng trong SEO ra sao? Trong bài viết này LP Tech sẽ giải đáp tất tần tật những điều bạn muốn biết về 2 loại link đó.

Link dofollow là gì?

Trước tiên, cả link dofollow, nofollow đều là thuộc tính rel dùng để quy định tính chất của các liên kết. Vì thế sẽ có 2 dạng thuộc tính cơ bản là rel=“dofollow” và rel=“nofollow”.

Nếu muốn website được Google “ưu ái” xếp thứ hạng cao chắc chắn hiểu rõ về link dofollow không bao giờ là thừa. Sở dĩ link dofollow quan trọng như vậy là vì nó cho phép các robots của Google đọc được website của bạn. Mặt khác, đây là tín hiệu tốt cho trang web mà đặt đường dẫn là liên kết an toàn muốn đề xuất cho người đọc và trình thu thập dữ liệu của Google. 

Các spider sẽ thông qua đường link này để quyết định xem website của bạn được xếp thứ hạng nào. Nếu trang web mà bạn đặt liên kết là một trang web tốt chắc chắn Google cũng sẽ đánh giá cao trang web của bạn. Chúng có mối liên hệ ảnh hưởng lên nhau. Chính vì thế, link dofollow là một lợi thế trong SEO khi muốn website của bạn đạt thứ hạng cao.

>>> Xem thêm: Lên top Google với 20 cách SEO Onpage hiệu quả sau đây

Link nofollow là gì?

Ngược lại so với link dofollow, link nofollow chính là liên kết bỏ qua khi con bot của công cụ tìm kiếm dò tìm. Backlink có thuộc tính rel=nofollow thì Google sẽ hiểu đây là một liên kết không an toàn, không cần quan tâm nhưng được tính traffic.

Khi đó, người quản trị web cần phải cho Google biết được để Index và tiến hành rõ vào đường dẫn đó để index rõ đường dẫn đó để Index. Khi không được thu thập chắc chắn sẽ không được tính vào Pagerank cho trang web của bạn.

Tầm quan trọng của link dofollow, nofollow

Trong quá trình làm SEO, 2 thuộc tính liên kết này ảnh hưởng đến độ tin cậy của website do Google đánh giá. Backlink là một trong những tiêu chí có ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm, làm website ghi điểm hơn trong mắt Google.

Nếu website càng có nhiều liên kết được trỏ đến từ những trang web uy tín thì website càng có nhiều phiếu bầu tin cậy mà Google có thể đề xuất cho người đọc. Điều này đồng nghĩa với việc website của bạn càng có cơ hội xếp hạng cao trong bảng kết quả tìm kiếm của Google. 

Nhưng đồng thời, nó cũng là “con dao hai lưỡi” khi backlink đến từ một trang web kém chất lượng hay nội dung được trỏ đến không liên quan hoặc không tốt sẽ là một điểm trừ nặng cho website của bạn, khiến vị trí xếp hạng bị sụt giảm nghiêm trọng. Đối với SEO thì đây là một kết quả không mong muốn nhất. 

Nofollow tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến SEO nhưng nó đem lại lợi ích gián tiếp mà làm SEO không thể bỏ qua. Nofollow sẽ giúp việc hạn chế của việc spam content gắn link vô tội vạ của các SEOer vào những bài viết hoặc bình luận không liên quan. Giá trị của link nofollow sẽ rất thấp so với dofollow thậm chí 1 link dofollow bằng 100 link nofollow. Không vì thế mà phủ nhận giá trị của link nofollow mang lại trong SEO.

Cách sử dụng link dofollow và nofollow

Khi đã hiểu về link dofollow là gì, nofollow là gì sẽ giúp bạn có cơ sở để đặt link tối ưu nhất cho trang web của mình. Nofollow tuy không được đánh giá cao nhưng nó cũng giúp cho việc tăng traffic website để Google đánh giá chất lượng. Vì thế, bạn cần biết cách đặt link nofollow sao cho phát huy hiệu quả công dụng của liên kết thuộc tính này. 

Từ các kinh nghiệm của chuyên gia SEO, nên sử dụng thẻ rel=“nofollow” ở nội dung không đáng tin cậy, bạn không thẻ soát được nội dung hoặc không do chính bạn tạo ra như các bình luận trên bài post của bạn hoặc từ các diễn đàn thảo thuận có dẫn link về website của bạn. Để chắc chắn nó không ảnh hưởng gì đến website, bạn nên đặt thẻ rel=“nofollow”.

Ở những trang đặt liên kết có trả phí bắt buộc bạn đặt nofollow vì Google sẽ phạt nếu không đặt thẻ này. Để tránh lệnh phạt từ công cụ tìm kiếm, bạn cần sử dụng thẻ rel=“nofollow” khi đặt liên kết có tính phí, liên kết nghi vấn không uy tín. Mặt khác, nếu bạn muốn những trang quan trọng được trình thu thập dữ liệu của Google thu thập nhanh hơn thì những trang không quan trọng bạn sử dụng thẻ rel=“nofollow”. 

Để có được link dofollow chất lượng, điều bạn cần làm là:

  1. Tìm những trang có cùng chủ đề, lĩnh vực mà website bạn đang làm. 
  2. Kểm tra trang web đó cho phép đặt link dofollow hay không bằng cách nhấp chuột phải vào liên kết trang và chọn Inspect để xem nó có thuộc tính dofollow hay không.
  3. Viết nội dung liên quan và đăng tải trên trang web đó, để backlink lại trong phần tiểu sử hoặc phần thân bài của bài viết.

Để có một dofollow chất lượng, một content chất lượng luôn cần được chú trọng đến bên cạnh việc thiết kế webiste chuẩn SEO. Cách tiếp cận này sẽ hiệu quả và link dofollow cũng được đánh giá cao. Link dofollow từ các trang báo lớn, có chỉ số DR cao, uy tín giúp tăng điểm pagerank cực tốt cho website của bạn. 

>> Tham khảo: Dịch vụ Booking PR báo chí

Tỷ lệ link dofollow và nofollow bào nhiêu?

Để đạt được mục tiêu SEO, bạn không phải chỉ đi backlink thôi là đủ mà cần phân bổ hợp lý tỷ lệ giữa dofollow và nofollow. Tới hiện tại, Google không cho biết một tỷ lệ chính xác bao nhiêu. 

Nhiều người có kinh nghiệm SEO chia sẻ tỷ lệ nên duy trì 30/70 trong đó 30% dofollow, 70% nofollow. Tỷ lệ này cũng đã được thực nghiệm và thành công ở một số website hiện nay. 

Làm thế nào để kiểm tra liên kết là nofollow hay dofollow?

Đối với những người mới bắt đầu làm SEO, phân biệt dofollow và nofollow có thể sẽ khó khăn. Chính vì vậy, có một số cách kiểm tra 2 thuộc tính đó dễ dàng hơn thông qua những cách sau đây.

Cách 1: Tiện ích của Chrome 

Thực hiện theo các bước sau:

  1. Bước 1: Trong trình duyệt của Chrome mở phần cài đặt, bạn chỉ cần vào mục công cụ khác chọn tiện ích mở rộng.
  2. Bước 2: Kéo chuột xuống cuối cùng và tích vào mục tải thêm tiện ích
  3. Bước 3: Gõ vào nút tìm kiếm nằm ở bên trái màn hình, trong ô tìm kiếm điền là Nofollow
  4. Bước 4: Các tiện ích chứa từ khóa sẽ được hiển thị và trong đó có tiện ích Nofollow, bấm vào nút thêm vào Chrome.
  5. Bước 5: Sau đó, trên màn hình sẽ xuất hiện thông báo hỏi bạn có nên thêm tiện ích hay không. Và bạn tiến hành bấm vào nút thêm tiện ích, tiếp theo tắt trình duyệt chrome và mở lại là có thể sử dụng.

Cách 2: Kiểm tra HTML code hay trong source Code

Bạn có thể click chuột phải vào trang và chọn Inspect hoặc View page source ngay tại trang cần kiểm tra. Bạn chọn Ctrl F và gõ tìm Nofollow, ngay lập tức những thẻ Dofollow và Nofollow sẽ được bôi màu.

Cách 3: Sử dụng công cụ phân tích Backlink

Công cụ điển hình là Ahref, Bạn chỉ cần điền tên miền website của mình. Menu bên trái, bạn chọn Backlinks nó sẽ hiển thị toàn bộ link dofollow và nofollow.

Với những cách này bạn có thể kiểm tra link dofollow, nofollow một cách dễ dàng hơn. Mặt khác, nó sẽ giúp bạn xem xét và xây dựng hệ thống backlink sao cho hiệu quả với website của mình. 

Link dofollow, nofollow đều là một phần quan trọng không thể thiếu trong SEO. Nếu bạn chưa có chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện chiến lược SEO hiệu quả, LPTech sẵn sàng cung cấp dịch vụ SEO hỗ trợ khi bạn liên hệ bất cứ lúc nào.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về link dofollow và nofollow mà LP Tech muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp bạn biết cách sử dụng chúng để nâng cao thứ hạng tìm kiếm.  

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

10 cách nén, giảm dung lượng ảnh online miễn phí...

Giảm dung lượng ảnh là biện pháp giúp ảnh vẫn đảm bảo chất lượng nhưng không làm nặng hệ thống khi upload. Tìm hiểu 10 cách nén, giảm...

Gemini AI là gì?  So sánh Gemini AI và Chat GPT...

Mới đây, ngày 06 tháng 12 Google chính thức cho ra mắt Gemini AI một siêu trí tuệ nhân tạo được cho là vượt xa cả GPT4 và con người trong...

Proof Of Concept (POC) là gì? Cách thực hiện POC...

POC là viết tắt của Proof Of Concept là thuật ngữ được dùng để chỉ tính khả thi của một ý tưởng. Vậy vai trò của POC là gì và cách thực...

Semantic keyword là gì? Hướng dẫn cách tìm từ...

Semantic keyword hay từ khóa ngữ nghĩa là những từ hoặc cụm từ có nghĩa liên quan đến key chính. Hướng dẫn cách tìm Semantic keyword...

Table of content là gì? Cách tạo Table of content...

Table of content (hay mục lục tự động) là một bảng nhỏ tóm tắc các ý chính trong bài giúp người đọc dễ nhận biết nội dung của bài viết....

Thuật toán Google Penguin là gì? Nguyên nhân và...

Google Penguin là một trong những thuật toán lớn của Google nhằm khắc phục tình trạng spam liên kết. Vậy làm cách nào phục hồi khi bị...

Bài viết mới nhất


Fresher là gì? Cách phân biệt giữa vị trí...

Fresher là gì? Fresher là thuật ngữ dùng để chỉ những sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu đi làm. Họ có kiến thức và cần doanh nghiệp hướng dẫn...

Youtube Studio là gì? Nền tảng quản lý kênh...

Bạn muốn sáng tạo nội dung trên YouTube nhưng lại loay hoay tìm cách quản lý và phát triển kênh? YouTube Studio chính là giải pháp dành cho bạn....

Shazam là gì? Ứng dụng tìm nhạc bằng giai điệu...

Shazam là ứng dụng tìm kiếm bài hát dựa trên các giai điệu trên thiết bị điện thoại iOS. Shazam giúp người dùng tìm được tên bản nhạc yêu thích chỉ...

Google Sites là gì? Hướng dẫn tạo trang web...

Bạn đang muốn thiết kế một website cho riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay đó là Google...

Airdrop là gì? Tính năng chia sẻ hình ảnh, dữ...

Airdrop là tính năng dành riêng cho các thiết bị trong hệ sinh thái Apple giúp chia sẻ, trao đổi hình ảnh, dữ liệu dễ dàng, đơn giản và tiết kiệm...

Smart Switch là gì? Ứng dụng sao lưu dữ liệu...

Smart Switch là ứng dụng hỗ trợ người dùng Samsung sao lưu và truyền các dữ liệu trên điện thoại với các thiết bị có hệ điều hành Windows hoặc...

Itunes là gì? Ứng dụng quản lý dữ liệu đa chức...

iTunes là một phần mềm đã quá quen thuộc với người dùng lâu năm các thiết bị của iOS. Dù vậy, ắt hẳn nhiều người vẫn chưa biết đến hết công dụng...

Visual Studio Code là gì? Lập trình đa ngôn ngữ...

Visual Studio Code là phần mềm lập trình đa ngôn ngữ đã quá quen thuộc với nhiều lập trình viên. Phần mềm này cho phép soạn thảo các đoạn code để...

Locket là gì? Tìm hiểu ứng dụng chia sẻ hình...

Hãy thử trải nghiệm Locket - ứng dụng chia sẻ ảnh trực tiếp lên màn hình chính điện thoại, giúp bạn kết nối và chia sẻ những khoảnh khắc đời thường...

Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương...

Bạn muốn sản phẩm nổi bật trên Google? Bỏ túi ngay thông tin chi tiết về Google Merchant, công cụ đắc lực cho website bán hàng, tăng doanh số!