IoT là gì? Mọi điều cần biết về Internet Vạn Vật (IoT)

IoT hay còn gọi là Internet Vạn Vật, là mạng lưới khổng lồ tạo ra những sản phẩm thông minh, hữu ích với tính ứng dụng cao. Nhờ được tích hợp cảm biến và khả năng kết nối internet, những thiết bị này có thể thu thập và chia sẻ dữ liệu với nhau, mang đến vô vàn lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. 

Sự xuất hiện của IoT đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến nhiều phương diện trong cuộc sống. Để biết thêm về những vấn đề liên quan đến IoT, hãy xem bài viết bên dưới đây của LPTech bạn nhé.

Internet vạn vật (IoT) là gì?

IoT có tên tiếng Anh đầy đủ là Internet of Things, nghĩa là “Internet Vạn Vật”. Đây là một hệ thống có sự kết hợp giữa các thiết bị điện tử thông tin và công nghệ thông qua internet. Mục đích chủ yếu là tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền và tải dữ liệu giữa thiết bị với đám mây, hoặc truyền tải giữa hai hoặc nhiều thiết bị sử dụng IoT với nhau. 

Cấu trúc của một hệ thống IoT

Cấu trúc của hệ thống IoT được tạo thành từ 5 thành phần, bao gồm:

  • Thiết bị IoT (IoT devices): Bao gồm các thiết bị vật lý kết nối Internet, nó có tác dụng giúp thu thập, xử lý và truyền dữ liệu như đồ dùng y tế, đồ gia đình,…
  • Kết nối (Connectivity): Tạo nên kết nối giữa các thiết bị IoT với nhau và với Internet. Hệ thống sử dụng những công nghệ để tạo kết nối IoT như Bluetooth, Zigbee, Wifi, Lora,…
  • Cơ sở hạ tầng (Infrastructure): Giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho hoạt động của hệ thống IoT. Một cơ sở hạ tầng sẽ có các yếu tố như trung tâm dữ liệu, mạng lưới,…
  • Dữ liệu (Data): Các dữ liệu được thu thập từ thiết bị IoT phục vụ cho quá trình phân tích, triển khai hoạt động và đưa ra quyết định.
  • Ứng dụng (Applications): Dùng dữ liệu từ các thiết bị IoT để mang đến giá trị cho người sử dụng. Người dùng có thể tận dụng IoT trong chăm sóc sức khỏe, y tế, nông nghiệp, công nghiệp,...

Nguyên lý hoạt động của IoT

Nguyên lý hoạt động của IoT là quá trình thu thập và trao đổi dữ liệu theo thời gian thực. Một hệ thống IoT khi hoạt động sẽ đi qua 3 thành phần như sau:

  • Thiết bị thông minh: Là những thiết bị như camera an ninh, thiết bị tập thể dục, tivi,... có khả năng điện toán. Thiết bị sẽ thu thập dữ liệu bằng nhiều cách như từ môi trường xung quanh, quá trình nhập liệu của người dùng,...
  • Ứng dụng IoT: Bao gồm những phần mềm, dịch vụ có khả năng tích hợp dữ liệu từ những thiết bị IoT khác nhau. Công nghệ máy học hoặc AI sẽ giúp cho việc phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định được đúng đắn hơn. Các quyết định sẽ được truyền trở lại cho thiết bị IoT. Sau đó, thiết bị IoT sẽ phản hồi lại một cách thông minh. 
  • Giao diện đồ họa người dùng: Một hoặc nhiều thiết bị IoT có thể được quản lý bởi giao diện đồ họa người dùng. Ví dụ một ứng dụng di động có thể được dùng để đăng ký cũng như kiểm soát các thiết bị thông minh khác như điều hòa, quạt, tivi,... 

Các công nghệ IoT phổ biến

Các công nghệ IoT phổ biến được sử dụng gồm

  • Điện toán biên (Edge computing): Công nghệ này sẽ giúp kiểm soát các thiết bị để thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn. Ngoài truyền và nhận dữ liệu từ IoT, nó còn giúp nâng cao khả năng xử lý của mạng lưới IoT. Đồng thời, giúp giảm độ trễ trong truyền thông cũng như cải thiện tốc độ phản hồi.
  • Điện toán đám mây (Cloud computing): Công nghệ này có nhiệm vụ chính là lưu trữ dữ liệu từ xa và quản lý những thiết bị IoT. Nó sẽ giúp các thiết bị trong mạng lưới thực hiện việc truy cập dữ liệu.
  • Máy học (Machine learning): Là những phần mềm, thuật toán được sử dụng để phân tích và xử lý dữ liệu. Từ đó, giúp đưa ra được quyết định theo thời gian thực tế. Thuật toán máy học có thể được triển khai trên đám mây hoặc là tại điểm biên.

Lợi ích và hạn chế của IoT

Internet Vạn Vật (IoT) mang đến một cuộc cách mạng cho cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, IoT cũng tiềm ẩn một số hạn chế cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng

Lợi ích của IoT

Internet of Things (IoT) mang lại nhiều lợi ích trong các lĩnh vực khác nhau, từ đời sống cá nhân đến doanh nghiệp và xã hội. Dưới đây là một số lợi ích chính của IoT:

  • IoT cho phép tự động hóa các quy trình công nghiệp và thương mại, giúp giảm thiểu sai sót và tăng năng suất.
  • Các thiết bị IoT có thể được giám sát và quản lý từ xa, giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên.
  • Gia tăng truy cập thông tin cho nhiều thiết bị mọi lúc mọi nơi.
  • Tăng cường kết nối giữa các thiết bị điện tử với nhau. 
  • Giúp chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp được cải thiện tốt hơn.
  • Thông qua quá trình tự động hóa các nhiệm vụ, giúp giảm sự can thiệp trực tiếp của người dùng.

Hạn chế của IoT

Dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng IoT (Internet of Things) cũng đi kèm với một số hạn chế và thách thức.

  • Vì có nhiều thiết bị kết nối và chia sẻ nên có thể xảy ra tình trạng bị đánh cắp thông tin. 
  • Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong quá trình thu thập, phân tích và quản lý dữ liệu từ các thiết bị.
  • Do hệ thống IoT chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích nên các thiết bị có thể khó liên kết được với nhau. 
  • Việc triển khai hệ thống IoT có thể đòi hỏi đầu tư lớn vào phần cứng, phần mềm và cơ sở hạ tầng mạng.
  • Các thiết bị IoT rất phụ thuộc vào kết nối mạng. Chúng cần kết nối mạng liên tục để hoạt động hiệu quả, điều này có thể là thách thức ở các khu vực có mạng kém hoặc không ổn định.

Ứng dụng của IoT

Internet Vạn Vật (IoT) len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, mang đến những thay đổi đột phá và tạo ra những giá trị to lớn cho con người. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu về ứng dụng của IoT trong các lĩnh vực khác nhau:

Ứng dụng cho doanh nghiệp

Ứng dụng của IoT cho doanh nghiệp là việc thêm các cảm biến vào những thành phần của sản phẩm, điều này giúp doanh nghiệp có thể truyền lại dữ liệu về cách mà chúng hoạt động. Góp phần giúp doanh nghiệp biết được lỗi trước khi xảy ra thiệt hại. Ứng dụng của IoT cho doanh nghiệp bao gồm rất nhiều hoạt động, tiêu biểu như:

  • Tự động hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí.
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khách hàng hiệu quả.
  • Những dịch vụ dùng riêng cho ngành như thiết bị định vị thời gian thực giúp ích cho việc chăm sóc sức khỏe, cảm biến trong nhà máy phát điện.
  • Những thiết bị IoT được dùng trong nhiều ngành công nghiệp như điều hòa không khí, hệ thống an ninh,...
  • Quản lý kho hàng hiệu quả, tránh tình trạng tồn kho hay thiếu hụt.
  • Theo dõi hiệu suất hoạt động của máy móc, tối ưu hóa quy trình sản xuất.
  • Dự đoán sự cố thiết bị, bảo trì bảo dưỡng chủ động.

Ứng dụng cho người dùng

Internet vạn vật là chìa khóa dành cho nhà thông minh. Mạng lưới IoT góp phần giúp cho nhà, phương tiện, văn phòng trở nên đồng bộ và có thể sử dụng một cách thông minh hơn. Những cảm biến này sẽ giúp người dùng có thể bật/tắt đèn, điều hòa, tivi,... bằng giọng nói hoặc điện thoại thông minh.

Những thiết bị này có thể kể đến hệ thống âm thanh như Echo của Amazon. Ngoài ra với các sản phẩm áp dụng IoT, người dùng còn có thể theo dõi mức tiêu thụ điện, tự động điều chỉnh nhiệt độ, sử dụng năng lượng hiệu quả.

Ứng dụng cho cộng đồng

Với IoT, việc quản lý giao thông sẽ dễ dàng hơn. Giao thông thông minh giúp giảm tắc nghẽn, tiết kiệm thời gian di chuyển. Không những thế, IoT còn có thể cung cấp hệ thống điện thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, hệ thống camera giám sát, cảnh báo tội phạm sẽ đảm bảo an ninh cho cộng đồng.

Các sản phẩm áp dụng IoT

Những sản phẩm áp dụng IoT có thể kể đến như sau:

  • Ô tô thông minh: Thực hiện kết nối thông qua camera hành trình và hệ thống tin học giải trí. Có tác dụng trong việc giám sát xe, theo dõi hành vi lái xe, thông báo tai nạn,...
  • Nhà thông minh: Tăng cường tính an toàn và hiệu quả với những thiết bị như máy điều nhiệt, ổ điện thông minh. Cảm biến IoT có thể được ứng dụng trong hệ thống thủy canh, máy báo khói, hệ thống an ninh gia đình.
  • Thành phố thông minh: Sử dụng IoT cho quy hoạch đô thị, giảm chi phí năng lượng, đo chất lượng không khí, dự báo bảo trì,...
  • Công trình thông minh: Gia tăng hiệu suất và giảm chi phí bảo trì đối với những hạng mục như khuôn viên trường đại học, công trình thương mại,... Góp phần không nhỏ vào việc giám sát, dự đoán và tối ưu hóa hoạt động.  để mang lại sự hiệu quả và tiện ích trong cuộc sống hàng ngày.

Trên đây là  thông tin cụ thể về IoT là gì? Internet vạn vật giúp ích khá nhiều cho người dùng cơ bản và doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm những chủ đề hay ho và hữu ích khác, hãy xem các bài viết khác của LPTech bạn nhé.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Elasticsearch: Giải pháp tìm kiếm cho Big Data...

Elasticsearch là một công cụ tìm kiếm và phân tích được phát triển dựa trên Apache Lucene và được ứng dụng để xử lý đa dạng dữ liệu. Xem...

CI/CD là gì? Vai trò của CI/CD trong DevOps và...

CI/CD là một công cụ quan trọng trong phát triển phần mềm, giúp kiểm tra lỗi và tối ưu hóa hiệu suất một cách liên tục. Tìm hiểu kĩ hơn...

Selenium là gì? Bộ công cụ kiểm thử tự động mã...

Selenium là một công cụ kiểm thử mã nguồn mở được xây dựng và cho phép sử dụng miễn phí trên nhiều hệ điều hành và trình duyệt khác nhau.

Linux là gì? Ưu, nhược điểm của các phiên bản Linux

Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí được sử dụng phổ biến, ra đời từ năm 1991 và được viết bằng ngôn ngữ C. Đến nay, Linux vẫn...

Quick sort là gì? Thuật toán sắp xếp và phân loại...

Quick sort là một loại thuật toán dùng để sắp xếp và phân loại nhanh tại chỗ, được ứng dụng phổ biến trong ngôn ngữ lập trình C++.

ROM là gì? Chức năng và cách phân biệt ROM với RAM

ROM là gì? ROM là viết tắt của cụm từ Read Only Memory, là bộ nhớ trong của các thiết bị điện tử như máy tính, laptop và có tính bất biến.

Bài viết mới nhất


Elasticsearch: Giải pháp tìm kiếm cho Big Data...

Elasticsearch là một công cụ tìm kiếm và phân tích được phát triển dựa trên Apache Lucene và được ứng dụng để xử lý đa dạng dữ liệu. Xem ngay trong...

CI/CD là gì? Vai trò của CI/CD trong DevOps và...

CI/CD là một công cụ quan trọng trong phát triển phần mềm, giúp kiểm tra lỗi và tối ưu hóa hiệu suất một cách liên tục. Tìm hiểu kĩ hơn về CI và CD!

Selenium là gì? Bộ công cụ kiểm thử tự động mã...

Selenium là một công cụ kiểm thử mã nguồn mở được xây dựng và cho phép sử dụng miễn phí trên nhiều hệ điều hành và trình duyệt khác nhau.

CRUD là gì? Vai trò của CRUD trong thiết kế...

CRUD là thuật ngữ được viết tắt từ Create, Read, Update và Delete, có chức năng quan trọng trong việc tạo hoạt động tương tác với database của...

Linux là gì? Ưu, nhược điểm của các phiên bản...

Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí được sử dụng phổ biến, ra đời từ năm 1991 và được viết bằng ngôn ngữ C. Đến nay, Linux vẫn được phát...

Quick sort là gì? Thuật toán sắp xếp và phân...

Quick sort là một loại thuật toán dùng để sắp xếp và phân loại nhanh tại chỗ, được ứng dụng phổ biến trong ngôn ngữ lập trình C++.

Việc làm remote là gì? Top các ngành làm remote...

Làm việc từ xa (remote work) là hình thức làm việc mà người lao động thực hiện công việc của mình ở một địa điểm khác với văn phòng chính của công...

Favicon là gì? Cách tạo và thêm favicon vào...

Favicon được viết tắt từ ‘favorite icon’, là một biểu tượng nhỏ hiển thị trên các thẻ (tab) khi mở một website. Dù favicon nhỏ nhưng lại cực kì...

ROM là gì? Chức năng và cách phân biệt ROM với RAM

ROM là gì? ROM là viết tắt của cụm từ Read Only Memory, là bộ nhớ trong của các thiết bị điện tử như máy tính, laptop và có tính bất biến.

Tết đoàn viên 2024: Ấm áp của sự sum vầy

Theo đất trời tự nhiên, một mùa trăng tròn mon men gõ cửa khắp mọi miền đất nước. Ánh trăng sáng, niềm hân hoan cùng những bữa phá cỗ hứa hẹn sẽ...