Heading là gì? Cách tối ưu heading chuẩn SEO tốt nhất

Một trong những yếu tố để SEO Onpage thành cống đó là cần tối ưu thẻ Heading trên từng trang, vậy thẻ Heading là thẻ gì? Cách tối ưu thẻ Heaidng như thế nào LPTech sẽ chia sẻ chi tiết trong bài này với bạn. Sau khi đọc xong bài này, bạn hãy kiểm tra xem website của mình đã được tối ưu chưa nhé!

Heading là gì?

Heading là các thẻ (tag) được sử dụng và bắt buộc có để tối ưu website cũng như nhấn mạnh nội dung chính của chủ đề đang nói đến trong bài viết.

Thẻ Heading trong SEO chia thành: H1, H2, H3, H4, H5, H6 với thứ tự ưu tiên giảm dần.Để hiểu rõ hơn hãy hình dung ra một quyển sách với nhiều đề mục lớn nhỏ khác nhau. Tựa đề cuốn sách đó chính là H1 của bạn, tên các bài trong cuốn sách sẽ là H2.

Và trong mỗi bài có các mục nội dung nhỏ hơn là H3. Cứ lần lượt như thế, các mục đề nhỏ hơn sẽ là H4, H5 và H6.

Tại sao phải có thẻ Heading khi SEO?

Heading là một trong tiêu chí quan trọng trong một bài viết chuẩn SEO cũng như SEO Onpage, giúp tăng hiệu quả tối ưu website lên top Google. Cụ thể, lý do cần phải có Heading là:

Tạo cấu trúc rõ ràng, mạch lạc

"Một quyển sách sẽ chứa đựng một lượng kiến thức khổng lồ, mà để có thể đọc hiểu dễ dàng bạn cần có sự chỉ dẫn". Các Heading đóng vai trò "chỉ dẫn" người đọc cũng như bot Google xác định được đâu là nội dung chính của website cũng như luồng nội dung nếu họ lỡ lan man “đi lạc” trong mớ nội dung quá dày đặc. Chỉ cần nhìn vào hệ thống thẻ tiêu đề có thể hình dung được khái quát của trang web viết về chủ đề gì, có những nội dung gì.

Đoạn heading bên trên đoạn văn sẽ chứa đựng thông tin ngắn gọn, một cái tiêu đề hấp dẫn để thu hút người xem. Khi đọc xong tiêu đề, người đọc vẫn biết đoạn văn nói về cái gì, đồng thời cảm thấy tò mò muốn đọc ngay. 

Có thể nói heading như một cái miếng mồi thơm ngon dẫn dụ người đọc đi theo mạch cuốn sách mà không bị nhàm chán hay lạc lối.

Tăng khả năng tiếp cận

Cấu trúc thẻ heading đóng vai trò quan trọng đối với khả năng tiếp cận, bởi kích thước mỗi Heading sẽ phóng to và in đậm khác nhau để trông nổi bật hơn so với đoạn văn nội dung bên trong. Điều này giúp người xem dễ dàng nắm được nội dung chính của từng đoạn cũng như cấu trúc toàn bài viết.

Người xem sẽ tóm tắt được nội dung đoạn văn sau khi đọc heading rồi mới quyết định có nên đọc nó hay không. Cấu trúc heading đặc biệt giúp tăng khả năng tiếp cận với người đọc, đặc biệt là những ai có vấn đề về thị giác.

Tăng điểm SEO

Sử dụng heading giúp cải thiện chất lượng bài viết, giúp độc giả dễ theo dõi và nắm bắt thông tin đó, giúp gia tăng sức mạnh cho SEO. Ngoài ra như LPTech đã đề cập heading giúp công cụ tìm kiếm dễ xác định nội dung chính, kết hơp lồng ghép từ khóa mục tiêu giúp tăng hiệu quả tối ưu SEO website.

Không nhất thiết phải đặt từ khoá chính vào tất cả các heading bởi sẽ khiến bài viết trông thiếu tự nhiên, giảm sức hút. Điều bạn cần làm là phân bổ hợp lý và khoa học số từ khoá, chú ý đến độ tự nhiên cho bài viết là được.

>> Xem thêm: Featured Snippet là gì ? Cách tối ưu Featured Snippet để xếp hạng top 0 tìm kiếm

Cách kiểm tra thẻ Heading trên website

Khi tối ưu SEO website, bạn cần phải nắm được trang web của mình đã tối ưu chưa với việc kiểm soát toàn bộ nội dung trong web. Trong đó có yếu tố số lượng các heading mỗi loại và vị trí cụ thể của chúng. 

Để làm việc này, bạn không thể ngồi đếm từng bài một đặc biệt với những website lớn có nhiều nội dung. Cách kiểm tra nhanh chóng nhất là sử dụng công cụ Seo hoặc tìm trong mã nguồn.

Tìm thẻ Heading trong mã nguồn của trang

Nghe có vẻ hơi phức tạp nhưng bạn có thể thực hiện phần này cực dễ, ngay cả người không quá am hiểu về lập trình web. Hãy nhấp chuột phải vào vị trí trống bất kỳ trên trang → Chọn View Page Source → Source Code.

Bạn có thể tìm thấy các mã <h1> và <h2> bằng cách nhìn trực tiếp trên đoạn code hiện ra. Hoặc dùng Ctr + F rồi gõ tên để tìm thủ công từng thẻ. Cách này bạn cần phải làm quen mới dễ dàng nhận ra được cấu trúc của nó.

Tìm thẻ Heading trực tiếp trên trang bằng công cụ SEO

Cách tìm trong mã nguồn trang sẽ quan sát được chi tiết phần mã nguồn, nhưng nhiều thông tin nên dễ bị rối. Thêm nữa, do các thẻ heading nằm xen vào với các thẻ và yếu tố khác, nên bạn cũng khó nhận biết được cấu trúc tổng thể của riêng các thẻ heading. Lúc này bạn có thể tìm nhanh Heading website bằng các công cụ.

Công cụ SEO Quake

Đây là công cụ bạn có thể dễ dàng cài đặt trên trình duyệt Firefox hoặc Chrome. Vào mục Seoquake → Chọn Diagnosis → Chọn Headings → Chọn View others.

Lúc này sẽ hiện ra trang kết quả gồm các heading 1, 2,3,4 theo thứ tự rất dễ nhận biết. Đặc biệt nếu có heading nào không đúng vị trí, ngay lập tức công cụ sẽ báo Error hoặc Warning. Từ đó, bạn có thể chỉnh sửa lại nội dung của Heading để bài viết chuẩn Seo hơn.

Sử dụng Web Developer

Web Developer là công cụ check cho những nhà phát triển website, cài đặt trên Chrome. Đầu tiên, hãy tải về và cài đặt hoàn tất.

Sau đó mở Web Developer → Chọn Tab Outline → Tiếp tục chọn Outline headings. Sau đó bạn sẽ thấy các thẻ heading xuất hiện theo vị trí của thẻ.

Cách tối ưu thẻ heading, tăng hiệu quả SEO

Để sư dụng thẻ Heading được một cách tốt nhất bạn cần nắm ngay các bí quyết hay nói cách khác là cách sử dụng sau:

Thẻ Heading 1

Đối với thẻ H chỉ dùng duy nhất lần cho mỗi trang và thông thường đây cũng là tiêu đề bài viết. Heading 1 sẽ chứa từ khóa SEO, càng nằm gần đầu thì độ hiệu quả SEO càng cao. 

Thẻ Heading 2

Một bài viết có nhiều thẻ H2, nhưng thường dùng từ 3-5 thẻ là hợp lý nhất. Tùy vào độ dài bài viết mà chọn số H2 tương ứng sao cho người đọc dễ theo dõi nhất. Bạn cũng cần đưa keywords vào h2, không cần đưa vào tất cả để tránh thiếu tự nhiên. 

Thẻ Heading 3

H3 sẽ nói đến nội dung chi tiết hơn của bài viết, là những ý nhỏ của h2. Một thẻ H2 sẽ gồm vài thẻ H3, nếu trong H2 chỉ có 1 thẻ H3 thì tốt nhất bỏ luôn thẻ H3 đó đi.

Thẻ Heading 4, 5,6

Các thẻ này thường sử dụng cho nội dung bài viết lớn, chia làm nhiều tầng ý nghĩa. Thường với bài khoảng 1000 - 2000 chữ sẽ không dùng đến thẻ này. Bạn không nhất thiết phải dùng đến các thẻ này, chỉ cần bố cục bài viết rõ ràng là được.

Tạm Kết 

Vậy là Lptech đã giúp bạn hiểu rõ thẻ heading là gì và có tác dụng ra sao rồi. Hãy tối ưu hơn hiệu quả Seo bằng cách sắp xếp các thẻ heading đúng vị trí. Đồng thời thêm keywords hợp lý để tạo hiệu quả Seo cho bài viết nhé!

>> Xem thêm: Tiêu chí đánh giá chất lượng bài viết chuẩn SEO

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Google Search Console cải tiến thời gian xem hiệu...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế...

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ...

TTFB là gì? Cách đo lường và cải thiện TTFB cho...

TTFB (Time to First Byte) là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của website. Tìm hiểu chi tiết TTFB là gì ở bài viết này.

Sapo là gì? Vai trò và cách viết 1 đoạn sapo hấp...

Sapo là gì? Sapo là đoạn tóm tắt của bài viết để người dùng có thể nắm bắt được nội dung chính. Đoạn sapo hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều...

Slug là gì? Tầm quan trọng và cách tối ưu slug...

Slug là gì? Đây là một yếu tố có thể chỉnh sửa được trong URL của Wordpress, nó có các ký tự chữ, số, dấu gạch ngang và được đặt sau tên...

Disavow Link là gì? Cách gỡ phạt tác vụ thủ công...

Tìm hiểu Disavow Link là gì và cách sử dụng công cụ này để gỡ bỏ hình phạt tác vụ thủ công từ Google. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ...

Bài viết mới nhất


Chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và toàn thể nhân viên một năm 2025 thật nhiều sức khoẻ và thành công.

Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về repository là gì!

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm hiểu ngay!

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ hiện đại.

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công dụng của...

Thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên có thật nhều sức khoẻ, và thành công hơn trong năm 2025

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao để sử dụng...

Solidity là gì? Tổng quan về ngôn ngữ Solidity...

Solidity là ngôn ngữ lập trình hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Ethereum. Tìm hiểu ngay!

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.