Domain là gì? Hướng dẫn đăng ký tên miền miễn phí mới nhất

Domain hay còn gọi là tên miền, nó chính là tên rút gọn để có thể truy cập vào website và đại diện cho website của bạn như một địa chỉ trên Internet.

Domain là gì?

Tên miền của một website hoạt động trên internet, đóng vai trò như là một địa chỉ thực thể cho website nào đó được đăng ký trước. Nó giống như là địa chỉ số nhà, tên đường, ở quốc gia của bạn hay tương tự như số điện thoại của bạn để giúp các vệ tinh dẫn đường đến nội dung mà bạn muốn truyền đạt đến người dùng ở khắp mọi nơi.

Việc đăng ký một tên miền cũng không quá khó ở thời điểm hiện tại, khi công nghệ, Internet đã phủ sóng gần như toàn cầu. Việc sở hữu một tên miền sẽ giúp cho bạn truyền tải được nhiều thông tin hơn đến nhiều người trên thế giới từ đó phát triển kinh doanh, hay quảng bá doanh nghiệp của bạn một cách tốt hơn, được nhiều người biết đến hơn.

Khái niệm về tên miền gắng liền với khái niệm về thiết kế website và địa chỉ IP của máy tính. Mỗi một website để có thể vận hành được cần phải có một máy chủ để lưu trữ dữ liệu, đồng thời máy chủ đó phải kết nối Internet, và khi được kết nối internet thì máy chủ đó sẽ được cấp một địa chỉ, địa chỉ đó gọi là địa chỉ IP

Ngoài ra Tên miền còn có mỗi liên hệ mật thiết khi bạn làm dịch vụ seo bạn càng cần phải chú ý về việc chọn lựa tên miền thế nào cho hợp lý và SEO hiệu quả.

Hiện nay địa chỉ IP được chia thành IPv4IPv6, 2 loại này cũng tương tự nhau, nhưng IPv6 thì rất dài và không thể nhớ một cách nhanh chóng được, thậm chí là cói học cũng không thuộc.

Vì thế để có thể dễ nhớ địa chỉ của bạn thì phải cần có Tên miền khi đó khái niệm tên miền được hình thành. Tên miền giúp người dùng dễ nhớ đến website của bạn hơn thông qua 1 địa chỉ bằng văn bản dễ nhớ và ngắn gọn ví dụ:

LPTECH.ASIA hay LEVANPHU.INFO.

Bảng giá tên miền hiện nay ra sao?

Hiện nay giá tên miền không còn quá cao như trước đây và việc đăng ký cũng đã dễ hơn trước rất nhiều.

Giá tiên miền sẽ được bán theo từng loại tên miền khác nhau, hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp tên miền trong đó có thể kể đến LP Tech cũng đang cung cấp các loại tên miền quốc gia và tên miền quốc tế. Tên miền quốc tế giá khá rẻ như tên miền

  1. .COM hiện nay giá giao động từ 250,000đ đến 320,000đ/ 1 tên miền/ 1 năm.
  2. .VN giá giao động từ 600,000đ đến 950,000đ/ 1 tên miền/ 1 năm.
  3. Các tên miền khác như .NET, .INFO, .BIZ giá cũng bình ổn từ 350,000đ đến 800,000đ/ 1 tên miền/ 1 năm.

Mặt khác, nếu bạn mua tên miền vào các đúng các dịp khuyến mãi thì chi phí mua cho năm đầu tiên sẽ rẻ hơn nhiều so với giá bình thường. Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng dịch vụ thiết kế website tại Công ty LPTech thì sẽ được tặng miễn phí 1 năm sử dụng tên miền (Quốc tế hoặc Việt Nam) và gói Hosting không giới hạn băng thông.

Có những loại tên miền phổ biến nào?

Tên miền được chia làm nhiều loại khác nhau. Việc chia nhóm tên miền nhằm giúp các nhà chức trách có thể dễ dàn nhận biết và quản lý một cách có hiệu quả hơn. Cụ thể:

Tên miền quốc gia là gì?

Tên miền quốc gia cấp cao nhất (tiếng Anh: Country code top-level domain, viết tắt là ccTLD) hay gọi tắt là tên miền quốc gia là tên miền cấp cao được dùng hoặc dự trữ để đại diện cho 1 quốc gia hoặc 1 lãnh thổ phụ thuộc quốc gia đó. Đuôi tên miền được xác định bằng tên miền quốc gia dài 2 ký tự, và tất cả các tên miền có 2 ký tự đều là tên miền quốc gia.

Việc tạo ra và ủy quyền cho các tên miền quốc gia được thực hiện bởi Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority, IANA), với một số ngoại lệ nhất định được ghi ở dưới tương ứng với mã quốc gia ISO 3166-1 alpha-2 được duy trì bởi Liên Hiệp Quốc.

Ví dụ: Tên miền quốc gia như sau

  1. .VN đại diện quốc gia Việt Nam
  2. .CN đại diện quốc gia China
  3. .JP đại diện quốc gia Nhật Bản
  4. .US đại diện quốc gia USA
  5. .TW đại diện quốc gia Đài Loan
  6. .HK đại diện quốc gia Hồng Kông

Tên miền quốc tế là gì?

Tên miền Quốc tế là tên miền được cấp phát bởi Tổ chức Quản lý Tên miền Quốc tế ICANN. Tên miền quốc tế dùng chung cho các quốc gia, mà không có sự phân biệt về biên giới, lãnh thổ nằm trong tên miền.

Tên miền quốc tế cũng được chia thành nhiều định dạng khác nhau, mỗi một dịnh dạng có một ý nghĩa riêng biệt. Các bạn có thể tham khảo một số đuôi tên miền qua bảng tổng hợp ý nghĩa và định dạng tên miền mà LP Tech liệt kê dưới đây nhé!

Ví dụ về một số tên miền quốc tế phổ biến:

  1. .COM thuộc các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại.
  2. .BIZ thuộc các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh
  3. .NET thuộc các tổ chức, cá nhân hoạt động thiết lập và cung cấp các dịch vụ trên mạng.
  4. .ASIA thuộc các tổ chức cá nhân có ý nghĩa thuộc vị trí địa lý Châu Á.
  5. .ORG thuộc các tổ chức hoạt động trong ngành chính trị, văn hoá xã hội.
  6. .PRO thuộc các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những ngành có tính chuyên nghiệp cao.
  7. .INFO thuộc các tổ chức hoạt động trong ngành sản xuất phân phối, cung cấp thông tin.
  8. .HEALTH thuộc các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sức khoẻ, y tế.
  9. .NAME Dành cho tên riêng của cá nhân hoạt động Internet.

Tên miền nhà nước là gì?

Tên miền nhà nước là tên miền riêng danh cho đơn vị là tổ chức nhà nước, đại diện cho chính quyền thuộc quốc gia đó. Ví dụ các cơ quan nhà nước tại VIỆT NAM sẽ có tên miền với định dạng là .GOV.VN trong đó .GOV nghĩa là Government và .VN nghĩa là Việt Nam.

Ví dụ:

★ .GOV - dành cho các cơ quan, tổ chức nhà nước ở trung ương và địa phương.

★ Ví dụ: tên miền của Bộ y tế tại Việt Nam: moh.gov.vn

Tên miền giáo dục là gì?

Tên miền giáo dục là tên miền dành riêng cho tổ chức giáo dục hoặc các trường học, trung tâm có giấy phép về giáo dục, đào tạo nghề. Tên miền này cũng có định dạng tương tự như GOV. Ví dụ ở Việt Nam các trường học sẽ có tên miền định dạng là .EDU.VN trong đó .EDU nghĩa là EDUCATION còn .VN nghĩa là Việt Nam.

Ví dụ:

★ .EDU - dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

★ Ví dụ: tên miền của Sở GD&ĐT Tp. Hà Nội: hanoi.edu.vn

Một số lưu ý khi mua tên miền

Tổ chức, cá nhân khi thiết lập trang thông tin điện tử không sử dụng tên miền Quốc gia Việt Nam ".vn" phải thông báo trên môi trường mạng với Bộ Thông tin và Truyền thông.

Những thông tin cần khai báo như sau (Điều 23, Luật Công nghệ thông tin):

  1. Tên tổ chức ghi trong quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép mở văn phòng đại diện; tên cá nhân;
  2. Số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân hoặc số, ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu của cá nhân;
  3. Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoặc nơi thường trú của cá nhân;
  4. Số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử;
  5. Các tên miền đã đăng ký.

Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin này, khi thay đổi thông tin thì phải thông báo về sự thay đổi đó.

Mặt khác, tên miền quốc tế được bán đại trà ai cũng có thể mua được, tuy nhiên theo quy định của nhà nước các tên miền quốc tế phải được khai báo rõ ràng trước khi hoạt động.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký sử dụng tên miền quốc tế mà không thông báo việc sử dụng tên miền quốc tế với Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc thông tin đăng ký sử dụng tên miền không chính xác, không trung thực (Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.)

Hướng dẫn đăng ký tên miền miễn phí mới nhất

Hôm nay LP Tech sẽ hướng dẫn bạn đăng ký cho riêng mình 1 tên miền miễn phí có đuôi là .TK do Freenom cung cấp với các bước làm như sau:

Bước 1: Tìm kiếm và lựa chọn tên miền miễn phí

Đầu tiên bạn cần truy cập vào website chính thức của Freenom tại địa chỉ: https://freenom.com sau đó tìm kiếm cho mình một tên miền website thích hợp mà bạn mong muốn. Ví dụ trong bài này là tên miền LPBooks.TK

Bước 2: Lựa chọn thời gian Đăng ký tên miền

Sau khi tìm và được thông báo là tên miền đang chưa có ai đăng ký thì có nghĩa là bạn có thể sử dụng tên miền này, bước này bạn nhớ chọn thời gian sử dụng là 12 tháng như trong hình của LP Tech.

Vì mặt định Freenom sẽ chọn cho bạn là 3 tháng, tên miền .TK là tên miền miễn phí vĩnh viễn, tuy nhiên sau khi hết 1 chu kì thì bạn phải đăng nhập vào tài khoản freenom để gia hạn. Nên bạn hãy chọn 12 tháng để không mất công vào nhé.

Bước 3: Đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản quản lý

Sau khi chọn xong hết thì tới bước đăng ký bạn sẽ phải cần tài khoản của Freenom để quản lý tên miền sau khi đăng ký, thật ra theo kinh nghiệm của LP Tech thì bạn nên đăng ký tài khoản trước rồi hãy làm theo các bước của LP Tech liệt kê trên này sẽ dễ hơn nhé.

Bước 4: Quản lý tên miền được đăng ký thành công

Sau khi đăng ký tên miền thành công thì bạn chỉ cần vào tên miền để quản trị thôi, bạn có thể thay đổi Record để trỏ tên miền về Hosting hoặc Server máy chủ của bạn và sử dụng chúng thôi.

Bước 5: Thay đổi DNS Tiên miền về Hosting

Đối với một số Hosting miễn phí, bạn cần thay đổi Nameservers, ví dụ Cloudflare hay Hostinger thì các bạn bắt buộc phải biết được địa chỉ 2 cặp Nameservers của dịch cụ bạn cần chuyển về là gì nhé.

Ví dụ trong hình là LP Tech hướng dẫn bạn đăng ký và trỏ về hosting miễn phí của Hostinger, 000Webhost. Bạn có thể xem cách đăng ký hosting miễn phí mới nhất tại LP Tech nhé.

Cập nhật Nameservers mới được cung cấp trước.

Như vậy là bạn đã hoàn thành việc đăng ký 1 tên miền miễn phí rồi đấy, nếu bạn có gặp khó khăn trong việc chọn lựa tên miền chuẩn SEO miễn phí thì hãy bình luận ngay bên dưới, LP Tech sẽ phản hồi hướng dẫn bạn nhé.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate...

Hibernate ORM là một khung làm việc mã nguồn mở hoạt động như một tầng trung gian giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệutrong Java dùng để ánh...

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là công cụ mạnh mẽ giúp bạn gửi và nhận dữ liệu qua nhiều giao thức khác nhau. Tìm hiểu chi tiết về cURL và các tính năng, giao thức...

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách...

Tìm hiểu thông tin chi tiết về CQRS Pattern. CQRS (Command Query Responsibility Segregation) là một pattern giúp tách biệt command và...

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong...

Boolean là một kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình với C/C++, Jav,... Bool dùng để biểu diễn các giá trị logic đúng (true) hoặc sai...

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi...

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và...

Bài viết mới nhất


Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate...

Hibernate ORM là một khung làm việc mã nguồn mở hoạt động như một tầng trung gian giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệutrong Java dùng để ánh xạ các đối...

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là công cụ mạnh mẽ giúp bạn gửi và nhận dữ liệu qua nhiều giao thức khác nhau. Tìm hiểu chi tiết về cURL và các tính năng, giao thức mà nó hỗ...

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách...

Tìm hiểu thông tin chi tiết về CQRS Pattern. CQRS (Command Query Responsibility Segregation) là một pattern giúp tách biệt command và query cực...

Chúc mừng sinh nhật Sếp Phú

Một hành trình mới bắt đầu cùng nhiều thử thách mới. Với sự tự tin, kiên cường và bản lĩnh, LPTech tin chắc rằng Sếp Phú của LPTech sẽ có nhiều...

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong...

Boolean là một kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình với C/C++, Jav,... Bool dùng để biểu diễn các giá trị logic đúng (true) hoặc sai (false). Xem...

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi thông tin...

CSRF là gì? Tìm hiểu cách chống tấn công giả...

CSRF (Cross-Site Request Forgery) là một dạng tấn công trong các ứng dụng web. Tìm hiểu chi tiết về CSRF và cách bảo vệ ứng dụng khỏi nguy cơ này.

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và ứng dụng của...

JWT là gì? Tìm hiểu về khái niệm JSON Web Token

JWT (JSON Web Token) là một phương thức xác thực bằng mã hóa phổ biến trong các ứng dụng web, giúp truyền tải thông tin, xác thực và ủy quyền một...

Shell là gì? Các loại môi trường dòng lệnh phổ...

Shell còn được gọi là môi trường dòng lệnh. Đây là nơi cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành thông qua các dòng lệnh. Tìm hiểu về shell và...