Domain Authority là gì? Cách tăng chỉ số DA cho website

Domain Authority không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với “dân Marketing”. Đây là thước đo hữu hiệu để phân tích và đánh giá chất lượng của một trang web bất kỳ. Tuy nhiên, muốn gia tăng chỉ số Domain Authority để nâng cao xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm là không dễ dàng. Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật kiến thức về Domain Authority ngay dưới đây.    

Chỉ số Domain Authority là gì?

Domain Authority (DA) là điểm xếp hạng website, là một trong những kỹ thuật SEO được phát triển bởi MOZ. Khi phân tích DA, các SEOer có thể dự đoán vị trí của website trên các trang tìm kiếm, gọi là SERPs. 

Giới hạn điểm DA là từ 0 đến 100. Điều này có nghĩa là, website hoặc bài viết có điểm DA càng cao thì có khả năng sẽ được xếp hạng tốt hơn. Domain Authority còn đặc biệt quan trọng trong tối ưu SEO sao cho “cạnh tranh” có hiệu quả với đối thủ, và lựa chọn đúng keyword để phát triển nội dung.   

Hướng dẫn cách check Domain Authority

Domain Authority là chỉ số được quy định bởi MOZ biểu thị điểm xếp hạng về độ uy tín và chất lượng của tên miền. Vì vậy, việc thường xuyên kiểm tra và tốt ưu tốt chỉ số DA giúp cải thiện đáng kể kết quả SEO. Các kiểm tra Domain Authority khá đơn giản với các bước sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào website chính của Moz
  • Bước 2: Đăng ký một tài khoản Moz miễn phí
  • Bước 3: Tải Moz extension về Google Chrome 
  • Bước 4: Truy cập vào website cần đo DA
  • Bước 5: Khởi động Moz extension lên và bạn có thể nhìn thấy chỉ số DA được hiển thị trên thanh đầu trang.

Lưu ý: bên cạnh chỉ số DA thì Moz cũng đề xuất thêm các chỉ số khác như PA và Spam Score. Đây cũng là 2 chỉ số khá quan trọng đánh giá mức độ uy tín của URL mà bạn cần SEO.

Chỉ số Domain Authority bao nhiêu là tốt?

Các website mới xuất hiện, điểm Domain Authority luôn là 1. Do đó, các SEOer nên đặt ra chiến lược lên điểm mục tiêu phù hợp, đặc biệt là đủ để cạnh tranh với đối thủ cùng ngành. Mức điểm từ 20 đến 30 điểm DA không đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhiều từ người làm nội dung. Tuy nhiên, để website hoặc bài viết hiện tại tăng từ 70 điểm lên 80 điểm thì vô cùng khó.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng Outbound Link từ các website uy tín như là Wikipedia hay .edu.vn để tăng chỉ số DA hiệu quả. Điều này là bởi vì, chất lượng của những trang web này luôn nằm trong top đầu của Domain Authority, là cơ sở đến nâng cao uy tín website đang được phát triển. Từ đó, xếp hạng trên SERPs dựa trên DA cũng tốt hơn. 

Hướng dẫn 10 cách tăng chỉ số DA hiệu quả cho SEOer

Sau khi xác định được khoảng điểm DA phù hợp, các SEOer sẽ bắt đầu tìm cách gia tăng chỉ số này một cách hiệu quả trong thời gian ngắn.  

Bước 1: Chọn tên miền tốt

Chọn và tạo Domain có liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà website cung cấp. Domain nên ngắn gọn và dễ nhớ để tăng tỉ lệ quay lại của khách hàng với website của mình. Người dùng có thể mua lại Domain có sẵn để rút ngắn thời gian tạo tuổi miền. Khi sử dụng Domain, hãy kiểm tra liệu nó có hết hạn hay chưa và tìm cách gia hạn sớm nhé! 

Bước 2: Sản xuất nội dung hữu ích, liên tục

Content là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng điểm Domain Authority. Nội dung có giá trị và cuốn hút là điều kiện hàng đầu để giữ chân người đọc. Điểm DA thường được xếp hạng cao hơn khi thông tin chất lượng, chuyên nghiệp, dễ hiểu và phù hợp với tệp khách hàng. Cho nên, đừng cố gắng nhồi nhét keyword mà hãy tập trung vào mạch logic của bài viết để cải thiện DA. 

Bước 3: Tối ưu nội dung On-page

SEO có khả năng gây ảnh hưởng đến website ở nhiều phương diện, bao gồm vị trí xếp hạng tìm kiếm và điểm Domain Authority của trang. Điều này đòi hỏi các SEOer nên tối ưu tất cả yếu tố, bao gồm Tag tiêu đề, nội dung trang, Tag hình ảnh, meta và sapo). 

Đối với các biến thể quan trọng, người viết nên cố gắng làm nổi bật bằng cách in nghiêng, hoặc in đậm để cải thiện trải nghiệm người đọc tốt hơn. Ngoài ra, liên kết bài viết với các URL có nội dung uy tín cũng giúp tăng điểm DA đấy! 

Bước 4: Tạo nội dung có khả năng liên kết

Để tạo ra các URL chất lượng từ nhiều Domain khác nhau, người làm web cần phải tạo ra nội dung chất lượng. Một khi thông tin hữu ích cho người đọc, họ có xu hướng truy cập và chia sẻ nhiều hơn bài viết, là cơ sở để mở rộng phạm vi tiếp cận (reach) của website. Hãy nhớ rằng, nội dung phải phù hợp với người xem, sáng tạo, có tính cập nhật và phong văn ổn định. 

Bước 5: Nâng cấp cấu trúc liên kết giữa các trang nội bộ 

Liên kết nội bộ thúc đẩy lượng lớn khách hàng truy cập đến các bài viết có nội dung tương tự của web. Điều này giúp độc giả tránh được sự hụt hẫng sau khi đọc bài và tương tác nhiều hơn với trang web. Nhờ vậy, các SEOer có thể cải thiện trải nghiệm sử dụng trang với người đọc.  

Bước 6: Kiểm tra và loại bỏ các liên kết xấu 

Các SEOer nên thường xuyên kiểm tra Outbound Link để loại bỏ nội dung độc hại và giúp website thân thiện hơn với người xem. Đó là cơ sở để các công cụ xếp hạng Domain Authority tăng điểm DA của trang web. Mọi người có thể sử dụng Link Manager từ hệ thống của SEOPressor để kiểm tra và xóa đi những liên kết xấu nhé! 

Bước 7: Đảm bảo trang web hiển thị tốt ở cả thiết bị di động

Tối ưu website trên cả máy tính và thiết bị di động là điều cần thiết trong thời đại công nghệ như hiện nay. Các SEOer có thể sử dụng bài kiểm tra độ thân thiện với Mobile trên Google Developers phân tích và điều chỉnh vấn đề này. Thời gian tải trang lâu, font chữ lỗi hoặc layout bị lộn xộn khi truy cập trên thiết bị di động sẽ làm cho điểm DA giảm đi đáng kể.  

Bước 8: Tăng DA bằng xếp hạng danh tiếng

Duy trì và nâng cao danh tiếng của website sẽ giúp tăng Domain Authority hiệu quả trong thời gian dài. Doanh nghiệp có thể tăng cường các chiến dịch truyền thông, nhằm thu hút người theo dõi website từ đa nền tảng. Từ đó, lưu lượng truy cập được cải thiện và giúp gia tăng số lượng liên kết ngoài.  

Bước 9: Tăng tốc độ loading của website

Tốc độ tải trang kém sẽ gia tăng tỷ lệ thoát trang từ người đọc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến điểm DA khi vấn đề này xảy ra liên tục trong một thời gian dài. Các SEOer nên tìm hiểu và sử các công cụ tăng tốc độ tải như PageSpeed để cải thiện chỉ số loading. 

Bước 10: Quảng bá nội dung qua mạng xã hội

Mạng xã hội là một trong những công cụ hàng đầu để thúc đẩy nhận diện sản phẩm và thương hiệu một cách nhanh chóng. Thế nên, đừng bỏ qua các nội dung quảng bá trên Facebook hay Instagram để thu hút lượt truy cập từ người dùng. Một khi người đọc bình luận tích cực hoặc follow website, doanh nghiệp đã thành công gia tăng điểm DA. 

Phân biệt Domain Authority và Page Authority

Để có thể phân biệt rõ ràng hai thuật ngữ “Domain Authority” và “Page Authority”, người làm nội dung phải biết được định nghĩa của Domain Authority và Page Authority. 

Trong khi DA dự báo khả năng xếp hạng của website, thì Page Authority (PA) lại dự đoán kết quả xếp hạng của một trang bài viết cụ thể trên công cụ tìm kiếm. Tương tự DA, PA cũng được tính dựa trên thang điểm 100. Cho nên, trang nào có độ uy tín càng cao, điểm số PA càng tiến gần đến 100.   

Trên thực tế, các SEOer rất khó để gây ảnh hưởng đến điểm số của Domain Authority trong thời gian ngắn. Thay vào đó, nếu muốn bài viết luôn ở top đầu, người làm content có thể chăm số cho chỉ PA để nâng hạng bài viết đó tốt hơn.  

Câu hỏi thường gặp liên quan đến Domain Authority

Chỉ số DA luôn là mối quan tâm của nhiều SEOer hiện nay, vì vậy không ít các câu hỏi liên quan đến chỉ số này. Dưới đây là một vài câu hỏi mà có thể bạn cũng quan tâm như:

Domain rating là gì?

Tương tự DA, Domain rating là chỉ số thể hiện sức mạnh backlink profile của website so với các trang website còn lại được tính dựa trên Ahref theo thang điểm từ 1 - 100.  

Authority Score là gì?

Authority Score có thể hiểu là điểm số đánh giá tổng thể chất lượng của một website dựa trên thang điểm của Semrush. Authority Score được tính dựa trên số lượng trên miền trỏ về website bạn, được đo trên thang điểm từ 1 - 100. 

Domain Authority được sử dụng trong backlink như thế nào?

Trong Backlink, Domain Authority đóng vai trò rất quan trọng, nó cho phép các SEOer tìm kiếm và nhận biết các domain chất lượng, uy tín. Hạn chế việc sử dụng và đi link từ các website kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến kết quả SEO tổng thể. 

Domain Authority là chỉ số quan trọng để đo lường sự hiệu quả của một website. Để có thể duy trì điểm DA từ 70 đến 80 điểm, các SEOer nên kết hợp nhiều bước để tối ưu thông tin tốt hơn cho người đọc. Đừng bỏ qua 10 bước hướng dẫn từ LPTech để trải nghiệm tốt hơn với DA.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

10 cách nén, giảm dung lượng ảnh online miễn phí...

Giảm dung lượng ảnh là biện pháp giúp ảnh vẫn đảm bảo chất lượng nhưng không làm nặng hệ thống khi upload. Tìm hiểu 10 cách nén, giảm...

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược...

Chiến lược giá là chiến lược quan trọng giúp xác định được mức giá bán ra của sản phẩm. Vậy vai trò của chiến lược giá là gì? Cách xây...

Collab là gì? Vai trò của Collab đối với doanh...

Collab là gì? Collab - viết tắt của Collaboration, là sự hợp tác giữa tổ chức với tổ chức, cá nhân với cá nhân hoặc tổ chức với cá nhân...

Hotmail là gì? Cách đăng ký tài khoản và sử dụng...

Hotmail là một ứng dụng được cung cấp bởi Microsoft từ năm 2007. Hotmail hoạt động như một công cụ giúp người dùng gửi và nhận thư điện...

Outlook là gì? Phần mềm Microsoft Outlook sử dụng...

Outlook là phần mềm gửi và nhận thư điện tử được phát triển bởi Microsoft, hỗ trợ việc giao tiếp qua lại giữa các cá nhân, tổ chức. Tìm...

Bài viết mới nhất


Thông báo lịch nghỉ Lễ 30.04 và 01.05.2024

Công ty TNHH Thương mại Điện tử Công nghệ LP xin trân trọng thông báo đến Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên lịch nghỉ Lễ 30 tháng 4 và 01 tháng 5.

Tuyển dụng Thực tập sinh SEO 2024

SEO là một ngách đặc thù trong ngành Marketing, LPTech mong muốn tìm được ứng viên đam mê số liệu, luôn cập nhật công nghệ mới để cùng đồng hành.

Tuyển dụng Nhân viên kinh doanh 2024

Đam mê thử thách, nhiệt huyết, năng động là tất cả những điều LPTech cần ở một nhân viên kinh doanh tài năng

Tuyển dụng Nhân viên SEO Marketing 2024

Đợt tuyển dụng mới trong năm của LPTech đã chính thức trở lại rồi. Ai sẽ là chủ nhân của chiếc ghế SEO cuối cùng tại team Marketing của LPTech?

Tuyển dụng Thực tập sinh Social Media 2024

Được xem là gương mặt nhận diện tại công ty, LPTech đang tìm kiếm một tài năng năng động, sáng tạo, đam mê các xu hướng mới trên mạng xã hội.

Tuyển dụng CTV Content Writer 2024

LPTech tuyển dụng CTV Content chuẩn SEO, được training kiến thức về content, đa dạng chủ đề bài viết, thời gian làm việc linh hoạt.

Thông báo lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Công ty TNHH Thương mại Điện tử Công nghệ LP xin trân trọng thông báo đến toàn thể Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương hiệu gồm...

Top 15 phần mềm quản lý KPI miễn phí cho doanh...

Phần mềm quản lý KPI giúp doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá các chỉ số đo lường hiệu quả (KPI) của mình liên tục và dễ dàng. Xem ngay top 15 phần mềm!

Fiverr là gì? Cách tạo tài khoản kiếm tiền từ...

Fiverr là nền tảng cung cấp việc làm cho freelancer lớn nhất thế giới hiện nay. Trên đây, freelancer có thể tìm kiếm các công việc đa lĩnh vực để...