CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách command và query

Trong lập trình app, việc quản lý các thao tác đọc và ghi dữ liệu là một yếu tố quan trọng và các hệ thống phức tạp thường gặp phải các vấn đề liên quan đến hiệu suất và khả năng mở rộng khi thực hiện các thao tác này. Khi này, CQRS (Command Query Responsibility Segregation) với vai trò là một design pattern sẽ giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Cùng LPTech tìm hiểu kỹ hơn về CQRS qua bài viết dưới đây nhé!

CQRS là gì?

CQRS (Command Query Responsibility Segregation) là một mẫu thiết kế (design pattern) giúp phân tách các yêu cầu liên quan đến việc ghi (Command) và đọc (Query) dữ liệu.

Ý tưởng chính của CQRS là tách biệt hoàn toàn hai loại thao tác này trong một hệ thống, điều này cho phép tối ưu hóa mỗi loại yêu cầu một cách độc lập. Tương ứng với 2 yêu cầu này thì trong một hệ thống CQRS, người dùng sẽ có hai mô hình dữ liệu riêng biệt là  một cho các thao tác ghi và một cho các thao tác đọc. 

Command và Query trong CQRS là gì?

Trong CQRS, Command và Query là hai loại thao tác cơ bản:

Command

Command là thao tác yêu cầu thay đổi trạng thái của hệ thống, chẳng hạn như thêm mới, cập nhật, hoặc xóa dữ liệu. Các Command này không trả về bất kỳ giá trị nào, thay vào đó, chúng chỉ thay đổi trạng thái của hệ thống.

Query

Query là thao tác yêu cầu lấy thông tin từ hệ thống mà không làm thay đổi dữ liệu. Queries thường chỉ liên quan đến việc đọc dữ liệu mà không có tác động đến trạng thái của hệ thống.

Việc phân tách rõ ràng giữa Command và Query giúp tối ưu hóa hiệu suất của từng phần, đặc biệt là trong các hệ thống yêu cầu khả năng mở rộng cao và lượng dữ liệu lớn.

Vai trò của CQRS

Việc CQRS tách biệt các thao tác đọc và ghi giúp tối ưu hóa từng phần độc lập, nâng cao hiệu suất toàn hệ thống. Các yêu cầu đọc có thể sử dụng cơ sở dữ liệu tối ưu cho việc truy xuất nhanh, trong khi các thao tác ghi có thể sử dụng các mô hình dữ liệu phù hợp với việc thay đổi dữ liệu.

Bên cạnh đó, CQRS còn cho phép hệ thống có thể mở rộng dễ dàng theo từng phần. Ví dụ, phần đọc có thể được tối ưu hóa hoặc mở rộng độc lập với phần ghi, điều này đặc biệt hữu ích khi hệ thống cần xử lý số lượng lớn yêu cầu đọc.

Với việc tách biệt mô hình dữ liệu cho Command và Query, các nhà phát triển có thể dễ dàng thay đổi hoặc mở rộng từng phần mà không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hệ thống. Cuối cùng, CQRS rất hữu ích trong các hệ thống có yêu cầu về tính năng phức tạp hoặc cần xử lý các tác vụ đa dạng với các yêu cầu khác nhau.

Ưu, nhược điểm khi sử dụng CQRS

Mặc dù là một phần mềm quan trọng trong việc thiết kế dữ liệu, CQRS vẫn tồn tại những ưu - nhược điểm như sau:

Ưu điểm của CQRS

Về cơ bản thì lợi ích mà CQRS mang lại nằm ở việc chia Command và Query ra một cách rõ ràng. cụ thể:

  • Tính năng mở rộng độc lập (Independent scaling): Với CQRS, thay vì phải scale cho tất cả đọc và ghi, người dùng có thể scale riêng phần mình muốn, từ đó tối ưu được queries services.
  • Tối ưu hoá các schema (Optimized data schemas): CQRS có thể chia đọc và ghi thành 2 phần độc lập, nhờ đó mà các schema riêng cho mỗi phần được tối ưu hoá.
  • Dễ dàng bảo trì và tách rời (Separation of concerns): CQRS cho phép người dùng tách rời phần đọc và ghi để linh hoạt hơn khi cần bảo trì và phát triển hệ thống. Phần có logic phức tạp có thể chuyển sang commands, phần đơn giản hơn có thể được chuyển sang commands.

Nhược điểm của CQRS

Dù có nhiều ưu điểm nổi bật trong việc thiết kế dữ liệu, CQRS vẫn còn những điểm hạn chế như sau:

  • Tăng độ phức tạp: Việc tách biệt các mô hình dữ liệu và thao tác có thể khiến hệ thống trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là trong các ứng dụng nhỏ hoặc trung bình.
  • Chi phí triển khai cao: Việc phải duy trì hai mô hình dữ liệu riêng biệt có thể dẫn đến chi phí triển khai và bảo trì cao hơn so với các hệ thống đơn giản.
  • Khó đồng bộ hóa dữ liệu: Trong CQRS, dữ liệu giữa các mô hình Command và Query có thể không đồng nhất ngay lập tức, điều này có thể tạo ra các vấn đề đồng bộ hóa dữ liệu.

Khi nào không nên sử dụng CQRS?

Mặc dù CQRS mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải lúc nào nó cũng là giải pháp tốt nhất. Dưới đây là một số tình huống bạn không nên sử dụng CQRS:

  • Ứng dụng đơn giản: Nếu ứng dụng của bạn có yêu cầu đơn giản và không cần đến khả năng mở rộng lớn, việc sử dụng CQRS có thể làm tăng độ phức tạp không cần thiết.
  • Dữ liệu không phức tạp: Nếu mô hình dữ liệu của bạn không yêu cầu phân tách rõ ràng giữa các thao tác đọc và ghi, CQRS có thể không mang lại lợi ích rõ rệt.
  • Tài nguyên hệ thống hạn chế: Nếu hệ thống của bạn có tài nguyên hạn chế, CQRS có thể không phải là sự lựa chọn phù hợp.

CQRS là một mẫu thiết kế mạnh mẽ giúp tách biệt các thao tác đọc và ghi trong một hệ thống, từ đó cải thiện hiệu suất và khả năng mở rộng của hệ thống. Tuy nhiên, không phải tất cả các hệ thống đều cần đến CQRS. Trước khi quyết định áp dụng CQRS, các nhà phát triển cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như độ phức tạp của hệ thống, yêu cầu về hiệu suất và tài nguyên sẵn có.

Hy vọng bài viết trên của LPTech đã giải đáp những thắc mắc thường gặp của người dùng khi tìm hiểu về phần mềm CQRS. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình xây dựng và phát triển phần mềm của mình nhé!

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về...

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn ngữ...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm...

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ...

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công...

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường hiệu...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao...

Bài viết mới nhất


Hướng dẫn cách tạo logo bằng AI miễn phí

Tạo logo bằng AI là một cách sáng tạo và tiết kiệm thời gian để xây dựng thương hiệu. Sau đây là hướng dẫn cách tạo logo bằng AI trên các công cụ...

Top những phần mềm/ứng dụng AI thông minh nhất...

Với công nghệ hiện đại, ngày càng có nhiều phần mềm/ứng dụng AI ra đời nhằm phục vụ các nhu cầu hằng ngày của con người. Điểm danh top các ứng dụng...

Deepseek là gì? Cách đăng ký và sử dụng...

DeepSeek đang là cái tên được giới công nghệ nhắc đến nhiều nhất trong những ngày qua. Vậy DeepSeek là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

AI Agent là gì? Cách thức hoạt động và ứng dụng...

AI Agent là hệ thống tự động thực hiện các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu thông qua phương pháp học máy. Cùng tìm hiểu sâu hơn về AI Agent và ứng...

Copilot là gì? Cách đăng ký và sử dụng Copilot...

Copilot là chatbot thông minh do Microsoft phát triển được tích hợp với hệ điều hành Windows 11 và Microsoft 365. Cùng tìm hiểu sâu hơn về Công cụ...

Cách tạo video bằng ai miễn phí từ văn bản,...

Với công nghệ trí tuệ nhân tạo phát triển, giờ đây chúng ta có thể tạo video bằng AI dễ dàng và nhanh chóng. Cùng tìm hiểu 13 ứng dụng tạo video...

Blackbox AI là gì? Blackbox AI trả lời có chính...

Blackbox AI là hệ thống xử lý dữ liệu bằng trí tuệ nhân tạo với quy trình thực hiện khép kín. Tìm hiểu cách hoạt động và độ chính xác của câu trả...

AI Chatbot là gì? Top Chatbot AI tốt nhất hiện nay

AI chatbot là trợ lý trí tuệ nhân tạo đang được phát triển và sử dụng phổ biến hiện nay. Để biết thêm về các loại chatbot và top các chatbot AI hot...

Grok AI là gì? Cách sử dụng Grok 3 của Elon Musk

Grok AI là chatbot trí tuệ nhân tạo đang được bàn tán rầm rộ mấy ngày qua. Vậy hãy cùng khám phá Grok 3 là gì và cách sử dụng công cụ này sao cho...

Thông báo lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025

Công ty TNHH Thương mại Điện tử Công nghệ LP xin thông báo đến toàn thể Quý khách hàng, Đối tác, Nhân viên lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025.