Content là gì? Cấu trúc bài viết và cách xây dựng content

Content là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong Marketing hay SEO website. Trên hết, nó là công cụ để thu hút và giữ chân khách hàng, xây dựng thương hiệu và nâng cao sự hiện diện trực tuyến thông qua những nội dung được truyền tải từ văn bản, hình ảnh hay video. Vậy Content là gì? Cấu trúc bài viết và cách xây dựng content. Tất cả sẽ được LPTech chia sẻ một cách chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Content là gì?

Content là những nội dung, thông tin hữu ích hay những thông điệp ý nghĩa được tạo ra dưới dạng văn bản, hình ảnh, video, bài hát, báo chí,...để truyền tải đến cộng đồng và xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hiện nay, content được sử dụng để kể một câu chuyện hay quảng cáo cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Nó tồn tại ở 2 phạm trù khác nhau, đó là Content SEO và Content Marketing:

  • Content Marketing được dùng để quảng cáo sản phẩm, nhằm mục đích tiếp thị và thu hút khách hàng, từ đó tạo ra giá trị lợi nhuận. Content Marketing tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: Video, Podcast, Webpage, infographic,...
  • Content SEO (viết tắt của Search Engine Optimization) là việc tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm, đảm bảo các thuật toán của Google lẫn người đọc đều hiểu được nội dung đó. Từ đó, bài viết có thể tiếp cận được khách hàng một cách dễ dàng và tăng lượt truy cập vào website.

>>> Xem thêm: Seo là gì? Lợi ích và 10 lưu ý cần biết khi SEO website

Vai trò của Content trong Marketing

Content là yếu tố quan trọng trong marketing, chúng được xem là công cụ truyền tải thông điệp tốt nhất đến khác hàng. Dưới đây là những vai trò chính của Content đối với doanh nghiệp khi làm marketing:

Thông tin và giới thiệu về sản phẩm

Để biết thêm thông tin về công dụng, giải pháp của sản phẩm, nhiều khách hàng thường có xu hướng lên mạng tìm kiếm. Vì vậy, nếu thông tin trên Seo là gì mà doanh nghiệp cung cấp được đầy đủ, sử dụng ngôn từ thân thiện, lối diễn đạt dễ hiểu sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Từ đó thu hút khách hàng truy cập vào trang web của doanh nghiệp nhiều lần.

Tạo lòng tin và sự uy tín

Nếu doanh nghiệp thường xuyên đăng tải những nội dung có ích cho khách hàng sẽ thể hiện được mình là một chuyên gia trong mắt khách hàng. Từ đó tạo cho khách hàng niềm tin về thương hiệu lẫn doanh nghiệp. Khách hàng sẽ biết thêm về sản phẩm và sử dụng mà không phải do dự hay hoài nghi bất kỳ điều gì. Điều này giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Tạo tương tác và liên kết với khách hàng

Ngoài ra, việc đăng tải những content thu hút còn kích thích sự tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp. Khách hàng sẽ không ngần ngại phản hồi nếu đọc được những bài viết gây thích thú trên mạng xã hội. 

Việc xây dựng content dựa trên nền tảng này không chỉ tạo ra sự kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng mà còn giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, qua đó có thể mở rộng được thị trường kinh doanh.

Các loại Content cơ bản mà bạn cần biết 

Dựa vào mục đích, người ra chia content thành 3 dạng:

Content giải trí

Content giải trí hay thường được biết đến là content social là những nội dung được tạo ra với mục đích mang tiếng cười cho mọi người. Những loại content này thường nhận được lượt tương tác và chia sẻ cao, giúp lan truyền rộng rãi thương hiệu của doanh nghiệp mà không tốn quá nhiều chi phí.

Content tiện ích

Content tiện ích là mục content được doanh nghiệp đầu tư một cách nghiêm túc, mục đích là để giải đáp cho khách hàng những thắc mắc có liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp. Loại content yêu cầu cao về cách trình bày, đảm bảo mang đến những giải pháp hữu ích, từ đó khẳng định được thương hiệu trong mắt khách hàng.

Content cung cấp thông tin

Content cung cấp thông tin tồn tại ở những bài đăng về sản phẩm, bạn sẽ bắt gặp loại content này ở các website của doanh nghiệp. Mục đích là để mang đến cho khách hàng những thông tin về sản phẩm cũng như giải pháp đi kèm. Từ đó có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng đồng thời làm thoả mãn nhu cầu của họ.

17 Định dạng Content phổ biến hiện nay

Một số định dạng content được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

Bài viết blog

Bài viết Blog là một hình thức sử dụng content tương đối đơn giản, mục đích là để mang đến cho khách hàng những thông tin hoặc giải pháp. Một bài viết blog tối ưu SEO sẽ đem lại kết quả vượt trội và tăng lượng truy cập cho website.

Content Guides

Content Guides sẽ ở dưới dạng bài viết blog nhưng nó được đầu tư nhiều hơn về mặt hình ảnh, hiệu ứng sinh động. Mục tiêu của content guides là thúc đẩy hành động của khách hàng.

Content How to

Dạng content này được xây dựng dựa trên mô hình AIDA, mục đích là để hướng dẫn cách làm, giống như mek vặt. Content How to giúp xác định vấn đề và đưa ra giải pháp, qua đó tạo nên hành động của khách hàng.

Content List

Dạng content này sẽ liệt kê về một lĩnh vực nào đó. Vì vậy, nó thường là dạng tổng hợp, danh sách hoặc tập hợp những điều tốt nhất, được ưa chuộng nhất.

Videos Content

Người dùng thường thích xem thông tin hơn đọc, vì vậy những video về content luôn được ưa chuộng hơn hẳn. Mục đích của dạng content này là để truyền tải thông điệp, cung cấp thông tin dưới dạng video.

Images Content

Tương tự với video content, images content cũng truyền tải thông điệp và cung cấp thông tin nhưng ở dạng hình ảnh. Việc sử dụng những hình ảnh minh họa hay đại diện tạo cho người dùng sự thân thiện và thu hút họ hơn.

Content Infographics

Dạng content này sẽ tập hợp những hình ảnh, văn bản và được hiển thị dưới dạng biểu đồ một cách tối thiểu nhất, từ đó giúp người dùng dễ dàng nắm được thông tin.

Content Meme

Người viết sẽ chèn văn bản và những hình ảnh vui nhộn dựa vào những xu hướng để thu hút người được. Bạn sẽ bắt gặp dạng content này trên các kênh mạng xã hội.

User Generated Content

Là dạng content hoàn toàn mới do người viết tạo ra, yêu cầu cao về sự sáng tạo, từ đó tạo nên cho doanh nghiệp sự khác biệt và nổi bật.

Content Daily

Là dạng content tồn tại ở dạng tin tức thời sự. Những nội dung, thông tin sẽ được cập nhật vào một khung giờ cụ thể theo định kỳ. Việc lặp lại thông tin sẽ tạo cho người dùng thói quen, đảm bảo họ sẽ không bỏ lỡ bất kỳ tin tức nào.

Email Newsletters

Thông qua email mà người dùng đã đăng ký trước đó với doanh nghiệp để gửi thông tin đến họ. Nội dung email chủ yếu là những lĩnh vực mà người dùng quan tâm hoặc cũng có thể là thư giới thiệu về những hoạt động mới của doanh nghiệp.

Press release

Phạm vi hiển thị trong 1 trang văn bản, mục đích là để giới thiệu đến khách hàng những sự kiện hay hoạt động mới của doanh nghiệp.

Content Product Review

Dạng nội dung này thường được bắt gặp ở các trang mạng xã hội, mục đích là nhằm chia sẻ những trải nghiệm về một sản phẩm nào đó, qua đó giới thiệu và kêu gọi mọi người sử dụng.

Content Interviews

Dạng content này được tạo ra để phỏng vấn người nổi tiếng hay các chuyên gia nhằm mục đích thuyết phục người xem.

Livestream

Hình thức tương tác trực tiếp thông qua mạng xã hội, mục đích là để tạo sự gần gũi với doanh nghiệp và khách hàng. Livestream không những ít tốn kém chi phí mà còn làm tăng mức độ nhận diện của doanh nghiệp.

Content Ebooks

Dạng content này giúp truyền tải những thông tin hữu ích từ doanh nghiệp đến khách hàng. Góp phần làm tăng mức độ tin cậy và độ nhận diện thương hiệu đến khách hàng.

Case Studies

Nội dung tạo ra sẽ được đặt trong các tình huống thực tế của đời sống thường ngày, sao cho phù hợp với kiến thức cần cung cấp. Từ đó người đọc có thể dễ dàng áp dụng những kiến thức mà người viết truyền tải.

Cấu trúc bài viết Content chuẩn SEO

Cấu trúc một bài viết content chuẩn SEO sẽ bao gồm những nội dung sau đây:

Tiêu đề (Title và SEO Title)

Những nội dung được thông tin đến người đọc đầu tiên sẽ quyết định được họ có vào đọc hết bài viết hay không. Tiêu đề hay và hấp dẫn sẽ kích thích sự tò mò của người đọc, thu hút họ truy cập vào trang web của doanh nghiệp. Đồng thời, tiêu đề phải chứa từ khóa mà người đọc tìm kiếm, đảm bảo ngắn gọn, xúc tích và gợi sự tò mò.

Đoạn mô tả (Meta description)

Đoạn mô tả (Meta description) thường chứa khoảng 170 ký tự và được xuất hiện cùng với tiêu đề trên trang Google. Đoạn mô tả phải đảm bảo những ý chính có trong bài, giúp người đọc tham khảo xem nội dung bài viết có đúng những gì họ đang tìm kiếm hay không.

Đoạn mở bài (Sapo)

Người viết sẽ đặt ra vấn đề với người đọc ngay ở đoạn mở bài. Sử dụng những từ ngữ dẫn dắt sẽ giúp người đọc dễ dàng cuốn theo mạch bài viết

Các đề mục (Heading)

Các đề mục (Heading) trong bài viết được chia theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, lớn nhất là Heading 1, sau đó là Heading 2, 3,...Các heading được đặt ra giúp người đọc không cảm thấy nhàm chán và giúp người viết dễ dàng phân bổ được các mục kiến thức.

Thân bài (Text và Multimedia)

Ở mỗi phần Heading, nội dung không nên chứa quá 300 từ và nên phân chia thành nhiều đoạn hợp lý để người đọc không bị rối mắt, từ đó giúp họ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn.

Mật độ từ khóa (Keyword Density)

Một bài viết chuẩn SEO là phải đảm bảo cả người dùng và Google đều hiểu. Mật độ từ khóa xuất hiện sẽ tùy thuộc vào lượng từ có trong bài, tốt nhất là nên từ 2-5%. Bạn nên lưu ý răng, bài viết là cho người dùng đọc nên đừng quá tuân theo khuôn khổ, họ sẽ khó tiếp cận được nội dung.

Liên kết (Internal Link và External Link)

Internal Link và External Link là 2 loại đường dẫn sẽ xuất hiện trong bài. Internal Link là liên kết nội bộ dẫn đến website của doanh nghiệp với nội dung tương tự. Trong khi đó, External Link là liên kết ngoài giúp hỗ trợ cho một website khác. 

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là website của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng một phần, nếu website đó cung cấp thông tin không tốt.

Quy trình xây dựng bài viết Content chuyên nghiệp

Một bài viết content chuyên nghiệp phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

Xây dựng kế hoạch tổng thể

Trong phần xây dựng kế hoạch, bạn phải xác định được chủ đề, nội dung cũng như mục tiêu từng phần và mục tiêu cuối cùng. Mục đích là để khi thực hiện kế hoạch bạn có thể dựa vào đó để theo dõi, chỉnh sửa.

Lên khung nội dung

Lên khung nội dung là việc làm bắt buộc cho một bài viết content chuyên nghiệp. Thông qua khung nội dung, người viết có thể hình dung cụ thể về bức tranh toàn bài. Từ đó hạn chế tình trạng bí ý tưởng, viết lan man, lặp lại ý trong bài viết.

Chọn tiêu đề

Thông qua nội dung đã được lập, người viết sẽ chọn một tiêu đề cho bài viết sao cho thật thu hút. Để làm tốt điều này, người viết cần xác định xu hướng tìm kiếm của người đọc, tìm hiểu những từ ngữ gây sự tò mò cho người đọc. Và nên nhớ rằng tiêu đề phải đủ ý nhưng không được quá dài dòng.

>>> Xem thêm: Tổng hợp 12 công thức viết content đỉnh cao hiệu quả thu hút người xem

Tổng hợp, chọn lọc thông tin

Để bài viết hay, người viết nên thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Tìm hiểu những thông tin gốc và thông tin có liên quan mà người đọc quan tâm. Từ đó chọn lọc những thông tin giá trị và tổng hợp lại để nó trở thành bài viết của mình.

Kiểm tra nội dung đã viết

Người viết nên kiểm tra lại bài viết trước khi truyền tải đến người đọc để đảm bảo rằng nội dung đã đầy đủ và liền mạch. Việc kiểm tra nên được thực hiện 2-3 lần để bài viết được hoàn chỉnh nhất có thể.

Tối ưu các yếu tố SEO

Những yếu tố SEO có thể kể đến như Heading, các liên kết, đoạn mô tả, tiêu đề, lỗi chính tả. Kiểm tra kỹ càng mức độ phân bổ từ khóa trong bài, đảm bảo tiêu đề đã hay, hấp dẫn để có thể thu hút và gây sự tò mò cho người đọc.

Đánh giá độ hiệu quả của Content

Sau khi hoàn thành các bước trên, lúc này bài viết đã có thể xuất bản lên website hoặc các trang mạng xã hội. Người viết nên đặt ra mục tiêu và thang điểm cho bài viết thông qua việc theo dõi những nhận xét, phản hồi từ người đọc.

Tiếp tục tối ưu content

Để bài viết có chất lượng tốt hơn từng ngày, bạn nên thường xuyên xem xét lại các lỗi đã mắc phải trước đó. Có như vậy , bài viết của bạn mới đạt hiệu quả cao và leo lên top tìm kiếm một cách dễ dàng.

Hy vọng qua bài viết trên đây của LPTech bạn đã hiểu rõ hơn về Content là gì? Cấu trúc bài viết và cách xây dựng content chuyên nghiệp. Từ đó có thể ứng dụng nó vào những chiến dịch SEO, marketing của mình.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

TTFB là gì? Cách đo lường và cải thiện TTFB cho...

TTFB (Time to First Byte) là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của website. Tìm hiểu chi tiết TTFB là gì ở bài viết này.

Sapo là gì? Vai trò và cách viết 1 đoạn sapo hấp...

Sapo là gì? Sapo là đoạn tóm tắt của bài viết để người dùng có thể nắm bắt được nội dung chính. Đoạn sapo hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều...

Slug là gì? Tầm quan trọng và cách tối ưu slug...

Slug là gì? Đây là một yếu tố có thể chỉnh sửa được trong URL của Wordpress, nó có các ký tự chữ, số, dấu gạch ngang và được đặt sau tên...

Disavow Link là gì? Cách gỡ phạt tác vụ thủ công...

Tìm hiểu Disavow Link là gì và cách sử dụng công cụ này để gỡ bỏ hình phạt tác vụ thủ công từ Google. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

10 cách nén, giảm dung lượng ảnh online miễn phí...

Giảm dung lượng ảnh là biện pháp giúp ảnh vẫn đảm bảo chất lượng nhưng không làm nặng hệ thống khi upload. Tìm hiểu 10 cách nén, giảm...

Bài viết mới nhất


OCR là gì? Lợi ích và ứng dụng của nhận dạng ký...

OCR là gì? Tìm hiểu về khái niệm, lợi ích và cơ chế hoạt động của công nghệ nhận dạng ký tự quang học - công nghệ quan trọng hiện nay.

On premise là gì? On-premise có gì khác với Cloud?

On-premise là một mô hình triển khai phần mềm, app mà doanh nghiệp tự sở hữu và quản lý toàn bộ. Xem ngay đặc điểm khi so với cloud và các mô hình...

TypeScript là gì? Ưu, nhược điểm so với...

TypeScript là ngôn ngữ lập trình mở rộng từ JavaScript. Nó cung cấp hệ thống kiểu tĩnh giúp phát hiện lỗi ngay từ giai đoạn biên dịch và giảm thiểu...

IIS là gì? Cách cài đặt và cấu hình máy chủ IIS

IIS (Internet Information Services) là máy chủ web của Microsoft, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết kế web/webapp và quản lý nội dung.

Pentest là gì? Tầm quan trọng của kiểm thử xâm...

Tìm hiểu về phương pháp kiểm thử xâm nhập - Pentest, một giải pháp bảo mật thiết yếu cho doanh nghiệp trong thời đại số hóa.

RAID là gì? Các loại RAID từ 0 đến 10 và cách...

RAID là gì? RAID là viết tắt của Redundant Array of Independent Disks (Mảng đĩa dự phòng). RAID là công công nghệ lưu trữ dữ liệu sử dụng nhiều ổ...

Cách thêm liên kết Instagram, Tiktok, Youtube...

Hướng dẫn cách thêm liên kết Instagram, Tiktok, Youtube vào hồ sơ Facebook nhanh chóng, xem bài viết bên dưới để biết được các bước thực hiện bạn nhé.

Sitelinks Search Box là gì? Tại sao không còn...

Google vừa thông báo về việc ngưng hỗ trợ Sitelinks Search Box trên kết quả tìm kiếm từ 21/10/2024. Vậy Sitelinks Search Box là gì? Tại sao Google...

Cách khóa trang cá nhân Facebook để tránh bị...

Tìm hiểu cách khóa trang cá nhân Facebook một cách hiệu quả để bảo vệ thông tin cá nhân và kiểm soát quyền riêng tư của bạn.

Cách gắn link bio trên TikTok đảm bảo thành...

Làm thế nào để gắn link bio trên TikTok? Xem bài viết hướng dẫn cách gắn link vào trong bio Tiktok đảm bảo thành công 100% không bị gỡ của LPTech nhé!