6 lý do phổ biến khiến website sụt giảm traffic

Đối với mọi doanh nghiệp sự hiện diện trực tuyến cực kỳ quan trọng. Càng có nhiều người dùng truy cập vào website của bạn thì cơ hội quảng bá hình ảnh thương hiệu và bán hàng càng cao. Đây cũng là lý do tại sao mỗi lần website sụt giảm traffic đều tạo nên nỗi lo sợ đối với các đơn vị kinh doanh. Tệ hại hơn là nhiều cửa hàng kinh doanh Online phải đóng cửa vì website mất hẳn hoặc một phần lớn lượng traffic do những nguyên nhân dưới đây!

1. Tốc độ tải trang chậm

Người dùng thường có xu hướng thoát ra khỏi một trang web nếu như tốc độ tải trang vượt quá 3s đến 5s. Vì thế, trang web của bạn rất có thể nhận được tỉ lệ thoát trang cao nếu gặp phải tình trạng này. Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu cải thiện tốc độ load trang của website đã có thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Google, Bing,...thì chắc chắn traffic website sẽ được cải thiện nhanh chóng. 

Bạn có thể sử dụng PageSpeed Insights để kiểm tra tốc độ tải trang nhanh chóng bằng cách nhập URL website. Điểm số từ Pagespeed Insight không ảnh hưởng trực tiếp tới SEO và thứ hạng website. 

Mặc dù vậy, điểm số thu được từ nó có mối liên hệ chặt chẽ với trang kết quả trả về được tạo ra bởi Google khi người dùng tìm kiếm thông tin còn được gọi tắt là SERP (Search Engine Results Page).

Cho nên, điểm số từ Pagespeed Insights càng cao thì chất lượng trang website càng tốt. Như vậy, trang web có chất lượng tốc sẽ khiến người dùng hài lòng và có nhiều lượt ghé thăm sẽ thúc đẩy traffic một cách hiệu quả.

2. Vi phạm thuật toán của Google 

Với nhiều người là quản trị viên website hay Blogger có thể không biết về những thuật toán này. Vi phạm nó sẽ đánh rớt traffic thảm hại. Google Panda và Google Penguin là hai thuật toán quan trọng ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng và traffic mà một website có thể nhận được. 

Thuật toán Google Panda ra mắt 24/02/2011 và sẽ được cập nhật hàng tháng. Thuật toán này được google sử dụng để đánh giá thứ hạng website dựa trên chất lượng nội dung. Nếu nội dung của bạn thuộc Thin Content, nội dung rác,...chắc chắn thứ hạng sẽ bị đánh rớt nghiêm trọng. Vi phạm thuật toán này đe dọa trực tiếp đến lượng traffic.

Thứ hai, Thuật toán Google Penguin công bố 24/04/2012 cũng là động thái trừng phạt thẳng tay của Google để xử phạt các website có Backlink được coi là spam. Spam Backlink ở đây được hiểu là những Backlink đặt ở trang có nội dung không tốt, quá nhiều backlink trong một trang, tối ưu quá nhiều về Anchor Text.

Vi phạm cả hai thuật toán này đều khiến lượng traffic website tụt giảm nhanh chóng. Bạn có thể mở Google Analytics để tìm hiểu xem lượng traffic đã thay đổi trên các ngày thực tế như thế nào? Trước và sau khi vi phạm thuật toán traffic nó đã biến động ra sao? Từ đây, khắc phục lỗi nhanh chóng để cải thiện traffic dần dần.

Xem thêm >> Những thuật toán Google bạn cần phải biết khi làm SEO

3. Hành vi người dùng thay đổi

Hành vi người dùng có thể thay đổi theo thời gian và rất khó để kiểm soát. Đối với nhiều doanh nghiệp bán lẻ việc người dùng thay đổi hành vi khiến họ không quan tâm đến một sản phẩm/dịch vụ nào đó vẫn thường xảy ra phổ biến. Điều này đe dọa trực tiếp đến lượng traffic website vẫn thường nhận được.

Có thể sản phẩm/dịch vụ này đang thịnh hành ở thời điểm hiện tại nhưng trong thời gian tiếp theo rất có thể có những thứ tốt hơn nhờ việc cải tiến, cập nhật tính năng mới cho nên nó thúc đẩy hành vi người dùng quan tâm đến những thứ hiện đại hơn. Vì thế, họ không còn truy cập nhiều vào website của bạn. Từ đây, traffic website sụt giảm.

Để có thể khắc phục điều này và giữ vững lượng traffic website, Bạn cần theo dõi và cập nhật xu hướng kịp thời trên Google Trends để biết cái gì đang thịnh hành trong ngách của bạn. Việc làm này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về những chủ đề đang phổ biến và cách nó ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn như thế nào?

Đồng thời, qua đó bạn có thể lưu ý về những thay đổi và điều chỉnh chiến lược tiếp thị phù hợp nhằm kéo traffic về cho website của mình.

4. Chiến lược từ khóa sai

Đây chính là điều mà những SEOer luôn cần lưu ý vì nó quyết định đến traffic. Xu hướng tìm kiếm của người dùng thường xuyên thay đổi đòi hỏi những người làm SEO cần cập nhật liên tục. Cần nhắm mục tiêu từ khóa rộng rãi chứ không nên tập trung vào một số từ nhất định. Bởi việc làm này sẽ khiến bạn như tự loại bỏ mình khỏi cuộc chơi. 

Ví dụ, với từ khóa thiết kế website thì hiện nay người dùng đã có xu hướng tìm kiếm mở rộng từ khóa ra rất nhiều. Đó là thiết kế website giá rẻ, thiết kế website uy tín, thiết kế website bán hàng,...Đặc biệt, hiện nay rất nhiều người tìm đến thiết kế website thương mại điện tử,...Cho nên, nhắm mục tiêu từ khóa cần cụ thể hóa theo hành vi người dùng. 

Bên cạnh đó, nhắm mục tiêu từ khóa cạnh tranh cao cũng gây nên khó khăn nhất định. Đối với những từ khóa nhiều người tìm kiếm và nhiều đơn vị SEO thì rất khó để lên Top. Các SEOer thường xuyên phải "đứng tim" với những từ khóa SEO suốt năm này qua năm khác cũng chẳng thể lên Top google.

Nhắm từ khóa có nhiều đối thủ cạnh tranh khiến website rất khó để lên Top và lượng truy cập vào website cũng sẽ rất hiếm có. Vì vậy mà việc nghiên cứu từ khóa kỹ càng và SEO các từ khóa đuôi dài thường "dễ thở" hơn rất nhiều để kéo traffic website.

Giả sử, bạn đang viết về "Cách giảm cân". Trong thị trường ngách này, thì mọi người sẽ quan tâm "làm thế nào để giảm cân nhanh chóng". Nếu bạn đăng lên website bài viết có tiêu đề " Cách để giảm cân nhanh nhất" thì rất khó để bài đăng này lên TOP và nhận được traffic vì hiện đã có rất nhiều bài viết với độ tin cậy cao và tiêu đề hấp dẫn vô cùng đang nhắm từ khóa "Cách giảm cân".

Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi một chút lượng traffic sẽ khác. Ví dụ như "cách giảm 5 cân nhanh chóng trong 1 tuần" thì cơ hội cải thiện thứ hạng sẽ tăng lên đáng kể

5. Backlink kém chất lượng

Backlink (liên kết ngược) là một phần quan trọng của SEO. Bạn cần liên kết ngược từ bên ngoài trỏ về để tăng traffic website và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Về lâu dài, lượng traffic sẽ sụt giảm nếu thiếu liên kết ngược. Đây cũng chính là lý do mà các SEOer phải dùng Tools bơm link hoặc đi link liên tục, tuy nhiên việc này cũng là "dao hai lưỡi".

Đi quá nhiều Backlink liên tục nhằm tăng traffic cho website nhiều lúc sẽ gây ra hệ lụy nghiêm trọng do lượng link này bị xếp vào nhóm Spamlink. Spamlink vi phạm thuật toán của Google cho nên nhiều backlink kém chất lượng sẽ khiến website bị đánh giá thấp và không được xếp hạng. 

6. Thay đổi thiết kế hoặc cấu trúc trang web

Nguyên nhân phổ biến khiến mất traffic là do thực hiện những thay đổi đối với website của bạn. Nghe có vẻ khó hiểu vì thường việc thay đổi tốt hơn sẽ làm tăng lượng truy cập. Tuy nhiên nếu thay đổi thiết kế website, bạn phải chấp nhận rủi ro cho việc traffic giảm. 

Cho nên, trước khi tiến hành thay đổi bạn nên cân nhắc các chỉ số dự báo và tối ưu hóa website chắc chắc trước khi bản cập nhật mới ra mắt với mọi người. Trong trường hợp phát sinh những thay đổi lớn liên quan đến URL, sử dụng điều hướng 301 và thẻ canonical trong code sẽ là giải pháp tốt nhất để đảm bảo người dùng và các công cụ tìm kiếm được chuyển tới đúng trang,lượng traffic website vẫn giữ ở mức mong muốn.

Tham khảo thêm>> SEO mũ trắng - Cách SEO website an toàn và bền vững

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

TTFB là gì? Cách đo lường và cải thiện TTFB cho...

TTFB (Time to First Byte) là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của website. Tìm hiểu chi tiết TTFB là gì ở bài viết này.

Sapo là gì? Vai trò và cách viết 1 đoạn sapo hấp...

Sapo là gì? Sapo là đoạn tóm tắt của bài viết để người dùng có thể nắm bắt được nội dung chính. Đoạn sapo hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều...

Slug là gì? Tầm quan trọng và cách tối ưu slug...

Slug là gì? Đây là một yếu tố có thể chỉnh sửa được trong URL của Wordpress, nó có các ký tự chữ, số, dấu gạch ngang và được đặt sau tên...

Disavow Link là gì? Cách gỡ phạt tác vụ thủ công...

Tìm hiểu Disavow Link là gì và cách sử dụng công cụ này để gỡ bỏ hình phạt tác vụ thủ công từ Google. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

10 cách nén, giảm dung lượng ảnh online miễn phí...

Giảm dung lượng ảnh là biện pháp giúp ảnh vẫn đảm bảo chất lượng nhưng không làm nặng hệ thống khi upload. Tìm hiểu 10 cách nén, giảm...

Bài viết mới nhất


Cách tắt hoạt động trên Facebook (trạng thái...

Áp dụng cách tắt hoạt động trên facebook giúp đảm bảo không ai biết bạn đang online hay không để tránh bị nhắn tin làm phiền. Hướng dẫn chi tiết...

OCR là gì? Lợi ích và ứng dụng của nhận dạng ký...

OCR là gì? Tìm hiểu về khái niệm, lợi ích và cơ chế hoạt động của công nghệ nhận dạng ký tự quang học - công nghệ quan trọng hiện nay.

On premise là gì? On-premise có gì khác với Cloud?

On-premise là một mô hình triển khai phần mềm, app mà doanh nghiệp tự sở hữu và quản lý toàn bộ. Xem ngay đặc điểm khi so với cloud và các mô hình...

TypeScript là gì? Ưu, nhược điểm so với...

TypeScript là ngôn ngữ lập trình mở rộng từ JavaScript. Nó cung cấp hệ thống kiểu tĩnh giúp phát hiện lỗi ngay từ giai đoạn biên dịch và giảm thiểu...

IIS là gì? Cách cài đặt và cấu hình máy chủ IIS

IIS (Internet Information Services) là máy chủ web của Microsoft, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết kế web/webapp và quản lý nội dung.

Pentest là gì? Tầm quan trọng của kiểm thử xâm...

Tìm hiểu về phương pháp kiểm thử xâm nhập - Pentest, một giải pháp bảo mật thiết yếu cho doanh nghiệp trong thời đại số hóa.

RAID là gì? Các loại RAID từ 0 đến 10 và cách...

RAID là gì? RAID là viết tắt của Redundant Array of Independent Disks (Mảng đĩa dự phòng). RAID là công công nghệ lưu trữ dữ liệu sử dụng nhiều ổ...

Cách thêm liên kết Instagram, Tiktok, Youtube...

Hướng dẫn cách thêm liên kết Instagram, Tiktok, Youtube vào hồ sơ Facebook nhanh chóng, xem bài viết bên dưới để biết được các bước thực hiện bạn nhé.

Sitelinks Search Box là gì? Tại sao không còn...

Google vừa thông báo về việc ngưng hỗ trợ Sitelinks Search Box trên kết quả tìm kiếm từ 21/10/2024. Vậy Sitelinks Search Box là gì? Tại sao Google...

Cách khóa trang cá nhân Facebook để tránh bị...

Tìm hiểu cách khóa trang cá nhân Facebook một cách hiệu quả để bảo vệ thông tin cá nhân và kiểm soát quyền riêng tư của bạn.