Để làm SEO website hiệu quả, từ khóa được hạng cao cần phụ thuộc rất nhiều thành tố. Trong đó một số yếu tố quan trọng LPTech đã đúc kết được trong quá trình thực thi dịch vụ seo cho nhiều khách hàng.
Hôm nay, trong bài viết này LPTech xin chia với bạn đọc TOP 11 cách tối ưu content tăng hiệu quả làm SEO website. Các bạn hãy áp dụng và chờ đợi kết quả bất ngờ nhé!
#1. Nghiên cứu từ khóa
Trước khi bạn chọn các từ khóa và cụm từ phù hợp nhất cho nội dung của mình, bạn cần tiến hành một loạt các hoạt động nghiên cứu, phân tích. Gọi là phân tích từ khóa - phần tinh túy của mọi chiến lược tối ưu hóa nội dung. Và cần được thực hiện đầu tiên.
Một số công cụ hữu ích cho bạn là Google Keyword Planner, Keywordtool io, Spineditor, Google trends… Đừng quên xem phần “Mọi người cũng hỏi” vì bộ phận này thường là nguồn ý tưởng từ khóa mới có giá trị.
Phân tích từ khóa càng kỹ càng tốt. Và cần chú ý một số điểm sau:
- Độ khó và độ cạnh tranh từ khóa
- Mở rộng các từ khóa dài (long - tail)
- Mở rộng từ khóa liên quan đến các chủ đề nóng nhất trong thị trường ngách của bạn.
Ví dụ như bạn muốn seo bài viết “ dán phim cách nhiệt “
Thông qua thanh tìm kiếm của google nó sẽ gợi ý thêm cho bạn các hậu tố như: ô tô, nhà kính, tại tphcm, mùa nắng… Tổng hợp lại bạn có thể tìm được nhiều ý tưởng như:
- Dán phim cách nhiệt nhà kính, dán phim cách nhiệt ô tô
- Dán phim cách nhiệt theo địa điểm
- Dán phim cách nhiệt theo dịp
- Địa chỉ dán phim cách nhiệt uy tín
- Thương hiệu, loại phim cách nhiệt nào tốt,....
Sau đó dựa vào lượng search mình sẽ nắm được đâu là phần quan trọng. Kết hợp với research từ google, phân tích đối thủ,…Xong sẽ bắt đầu lên dàn ý và bắt tay vào viết bài SEO.
#2. Tối ưu từ khóa trong bài
Sau khi đã tìm được những từ khóa tiềm năng và phù hợp thì bước quan trọng tiếp theo chính là tối ưu từ khóa trong bài viết. Nó cực kỳ quan trọng. Đỉnh cao của tối ưu từ khóa là chèn từ khóa như không chèn. Đọc thật tự nhiên và không cảm thấy khó chịu.
Các vị trí tốt để chèn từ khóa trong bài:
- Đoạn đầu của tiêu đề. Một số trường hợp tiêu đề dài, nếu chèn phía sau có th bị cắt đi bởi công cụ tìm kiếm Google khi đánh giá tiêu đề.
- Đầu của thẻ mô tả (meta description)
- Đoạn đầu của Sapo bài viết
- Đầu các Heading
- Đầu của đoạn đầu tiên trong bài, dưới các heading.
- Rải rác các đoạn của bạn viết, phân bổ đều và tự nhiên
- Đầu của alt ảnh
- Đầu của caption ảnh
- Đầu của đoạn cuối bài
- Đầu của Url (có dạng như: thiet-ke-website-lptech-chuyen-nghiep)
#3. Tối ưu chất lượng content
Không ít người có suy nghĩ, quan điểm rằng khi làm SEO chỉ quan trọng kỹ thuật SEO mà quên mất chất lượng nội dung. Trong khi công cụ tìm kiếm Google đặt trải nghiệm của xem người dùng là trọng tâm. Vậy cái gì của bạn đáp ứng người dùng? Chính là nội dung mà website bạn cung cấp.
Nên chất lượng nội dung đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nội dung bài viết chất lượng, kết hợp cùng các thủ thuật seo thì mới có thể đạt được các mục tiêu làm SEO đã định.
Vậy nội dung chất lượng là như thế nào?
Bài viết chứa nhiều thông tin hay, hữu ích, độc nhất vô nhị, phản ánh trình độ và sự am hiểu sâu rộng của người viết thì đó là chất lượng nội dung cao. Ngoài ra các bài viết chất lượng cao sẽ trình bày đẹp mắt khoa học, dễ nhìn và phải có hình ảnh minh họa để dễ hiểu hơn.
Trong đó, một số "lỗi" thường gặp trong triển khai nội dung website là:
- Sử dụng nội dung copy từ các trang khác: điều này được xem là đạo văn, vi phạm sở hữu trí tuệ của người khác. Khi bị phát hiện, đạo văn với tỉ lệ cao 50-60% sẽ có nguy cơ bị Google Panda phạt . Nếu kéo dài tình trạng này mà không chịu thay đổi, bạn sẽ bị văng ra khỏi danh sách kết quả tìm kiếm.
- Nội dung lạc đề: đó là những nội dung chẳng ăn nhập gì với chủ đề bài viết, từ khóa “lạc lõng” không gắn kết với các ý trong bài. Một kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”, tiêu đề trên kết quả tìm kiếm và nội dung trong trang không khớp nhau.
- Nội dung không tươi mới: giống với nhiều bài content nhan nhản khắp mọi nơi. Không động quyền, không có gì là đặc sắc, không cập nhật xu hướng.
Tối ưu nó như thế nào?
Một nội dung chất lượng không quan trọng ngắn dài. Hãy tập trung vào các điểm sau:
- Sáng tạo nội dung có "102", hữu ích và cao cấp hơn nội dung của đối thủ
- Sáng tạo nội dung tươi mới, cập nhật trend, những xu hướng mới nhất đang được người dùng quan tâm.
- Nội dung phải đúng nhu cầu khách hàng. Nếu là bài kiến thức thì tập trung chia sẻ các kiến thức chuyên sâu. Còn bài dịch vụ thì phải nêu được khó khăn và sau đó đưa ra giải pháp giúp khách hàng giải quyết vấn đề, kèm với lời kêu gọi hành động.
- Ý văn phải cụ thể, đừng chung chung. Hãy đưa ra nhiều số liệu thực tế, ví dụ minh họa cụ thể, hướng dẫn cụ thể từng bước 1,2,3,4...kèm hình ảnh minh họa.
#4. Hãy thử sử dụng Schema
Khi mà tối ưu content nhiều lần rồi những vẫn chưa lên top hãy thử ngay Schema. Tuy nó không tăng trực tiếp thứ hạng nhưng lại cực kỳ tốt cho SEO Onpage. Một số cách bạn có thể áp dụng đó là sử dụng mã schema hiển thị sao, danh sách câu hỏi, câu hỏi nhiều câu trả lời,…
Việc này sẽ giúp trang web bạn trông nổi bật hơn cũng như chiếm dụng nhiều không gian màn hình hiển thị. Gây ấn tượng và kích thích người dùng click vào bài viết của bạn thay vì đối thủ. Google cũng thích điều này.
#5. Meta description đã hay chưa?
Sau thẻ tiêu đề thì meta description (mô tả) là phần quan trọng thứ 2 quyết định người xem có click chọn website bạn hay không. Người dùng ngày nay rất bận rộn, họ sẽ không có nhiều thời gian để chọn vào tất cả bài viết và ngồi xem trong đó nội dung là gì.
Lúc này một phần mô tả ngắn gọn và hấp dẫn về những gì nội dung chính chứa bên trong bài viết sẽ khuyến khích mọi người vào xem. Cũng như để Google vào đánh giá và đề xuất website bạn trên top khi có truy vấn liên quan.
Một số lưu ý khi tối ưu content với thẻ Meta description là:
- Tối thiểu 100 từ và tối đa 150 từ.
- Phải có từ khóa chính của bài viết nhưng không nhồi nhét quá nhiều
- Tóm tắt ngắn gọn nội dung bài viết
- Đặt mỗi bài viết 1 thẻ meta description khác nhau, tránh trùng lặp sẽ bị Google đánh lỗi trùng lặp nội dung.
#6. Sử dụng các Heading đúng cách
Heading là một trong những thẻ HTML quan trọng nhưng thường bị bỏ qua khi làm SEO. Thẻ heading sẽ có 6 loại H1,H2,H3,H4,H5,H6 trong đó các thẻ H1, H2, H3 thường được dùng nhiều nhất trong việc tối ưu content.
Sử dụng đúng các thẻ Heading có thể giúp Google hiểu đúng và chính xác cấu trúc nội dung chính của trang web của bạn. Từ đó, việc này giúp tăng cường khả năng làm SEO Onpage, tối ưu website một cách hiệu quả.
Các tip dành cho bạn là:
- Nêu các ý chính của bài viết
- Hãy sử dụng đúng và đúng thứ tự các thẻ Heading trong bài viết
- Thể Heading có chứa từ khóa nhưng không được nhồi nhét quá nhiều.
- Không sử dụng dạng text ẩn cho thẻ heading 1, tiêu đề của bài viết, rất dễ dẫn tới trường hợp bị Google phạt.
- Có thể tối ưu Heading theo kỹ thuật trong tối ưu Featured Snippet(Đoạn trích nổi bật) để tăng khả năng bài viết đạt #TOP 0 và nhận được nhiều lượt click tự nhiên.
#7. Tối ưu internal trong bài viết
Liên kết chất lượng là một trong những thành phần quan trọng nhất để đạt kết quả làm SEO bền vững. Chúng giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác đo lường mức độ liên quan của các trang web và trả lại kết quả tốt hơn cho người tìm kiếm. Nếu bạn muốn cải thiện thứ hạng công cụ tìm kiếm của mình, ngoài backlink bạn cần xây dựng hệ thống internal link chất lượng.
Hãy theo dõi các page đang có traffic cao/thấp trên site. Từ đó tìm cách chèn internal link về bài đang seo với ngữ cảnh phù hợp. Tuy nhiên hãy cân nhắc tính hợp lý. Tức là có một bài đang top traffic thì không thể chèn interlink về tận 10 – 20 bài cần đẩy. Cái này thì tự bạn hãy cân nhắc.
Bạn có thể tham khảo thêm các tối ưu link nội bộ tại đây: Backlink và Internal link là gì? Xây dựng liên kết hiệu quả - Hướng dẫn SEO Bài 6
#8. Tối ưu hình ảnh
Viết bài content chuẩn SEO hấp dẫn không chỉ bao gồm phần chữ mà còn phải được ghép những bức ảnh minh họa sinh động và liên quan đến nội dung. Nhưng đây lại là yếu tố mà nhiều người lơ là, ít chú trọng.
Một số sai lầm nhiều người mắc phải là:
- Dùng ảnh copy trên mạng, dễ bị vi phạm bản quyền hình ảnh và bị report xóa bài.
- Sử dụng hình ảnh trong bài không liên quan hoặc dùng ảnh mờ, không rõ nét.
- Không có Alt hình ảnh khiến công cụ tìm kiếm không thể “nhìn” thấy.
- Ảnh không có tên và kích thước không chuẩn với website, dẫn đến ảnh khi lên website bị bóp méo, nhòe.
>> Tất cả những lỗi trên đều ít nhiều gây ra trải nghiệm người dùng kém cũng như Google đánh giá bài viết của bạn không cao. Vậy nên đừng quên bước tối ưu SEO hình ảnh nhé!
#9. Nghiên cứu dàn ý bài viết
Nội dung bài viết chất lượng, câu từ hay không chưa đủ mà nó còn phải được trình bài mạch lạc, dễ nhìn để người đọc không bị rối, cảm thấy chán và thoát trang. Sau khi đo lường chất lượng nội dung một thời gian hãy phân tích lại kết quả xem ở tỷ lệ thoát trang, time onsite của bài viết nào không tốt, bài viết nào tốt.
Ngoài ra, phân tích dàn ý bài viết của đối thủ là điều cần thiết. Hãy đặt câu hỏi tại sao trang đối thủ nó viết dàn ý này lại lên được top. Trong dàn ý nó có nội dung gì mà người đọc đang thích. Tổng kết tất cả phân tích vừa nãy, hãy chỉnh sửa lại dàn ý một chút. Sau đó cho content sửa lại theo dõi và chỉnh sửa tiếp đến khi nào ưng ý thì thôi.
>> Bài viết liên quan: 6 bước viết bài chuẩn seo và những lưu ý khi chọn từ khóa hiệu quả
#10. Nghiên cứu lại cấu trúc website
Cấu trúc website hiểu đơn giản là cách các trang của một website được sắp xếp và liên kết với nhau. Cấu trúc web xây dựng trang web thông qua việc điều hướng và dẫn dắt các liên kết.
Một cấu trúc web chuẩn SEO tốt giúp người dùng và công cụ tìm kiếm Google dễ dàng tìm thấy những gì họ đang cần. Cấu trúc 1 trang web giúp xác định độ liên quan và tầm quan trọng của nội dung trên website.
Vậy nên hãy xác định cụ thể nên viết bài về từ khóa nào trước, từ khóa nào sau. Nên tập chung vào các bài chính đã có, viết thêm các bài sub, bài phụ hỗ trợ làm SEO. Tất nhiên không quên chèn internal link và sử dụng anchor text hợp lý. Làm sao để nó có ích với người dùng, giúp google hiểu được đâu là link quan trọng, bài nói về cái gì.
Một cấu trúc website phổ biến bạn có thể áp dụng đó là cấu trúc Silo - phương pháp technical SEO sắp xếp nội dung trên website dựa trên chủ đề có liên quan với nhau. Việc này giúp các trang, các bài viết có liên quan liên kết với nhau chặt chẽ hơn.
Ví dụ: Nếu mình có bài chính là “ thiết kế website ” thì các bài viết sub, bài viết liên sẽ tập trung khai thác chủ đề nhỏ như “ Thiết kế website chuẩn SEO ” hay “thiết kế website bất động sản”. Từ đây đi internal link về bài chính với Anchor text “thiết kế website”. Ngữ cảnh thì phải chỉnh sửa sao cho tự nhiên và hợp lý rồi.
#11. Phân tích đối thủ
Ông cha ta có câu “ Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng “. Đừng chỉ chăm chăm sản xuất nội dung mình mà hãy để tâm xem các đối thủ cạnh tranh của mình đang làm gì. Nếu như trang web bạn có lượng nội dung lớn nhưng làm hoài vẫn không lên top thì có thể so sánh và phân tích các đối thủ mạnh, nằm top chính là việc bạn cần làm lúc này.
- Hãy search các từ khóa chinh của mình, lọc ra những đơn vị, trang web nào đang chiếm top đầu và phân tích xem liệu:
- Họ có mạnh điểm gì, yếu điểm gì? ---> Rồi so sánh với chính mình từ đó học hỏi và chỉnh sửa sao cho tốt hơn.
- Họ đang triển khai các kế hoạch nội dung gì? Họ đang bắt trend gì? Bài viết nào của họ đang on top? Họ nhắm vào đối tượng nào---> Thêm ý tưởng content mới cho website mình.
- Cách họ triển khai cấu trúc content website được nhiều traffic như thế nào?
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.