Sitelinks Search Box là gì? Tại sao không còn được Google hỗ trợ?

Google vừa đưa ra thông báo chính thức về việc sẽ ngưng hỗ trợ Sitelinks Search Box (hộp tìm kiếm liên kết) trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) từ ngày 21/10/2024. Đây là động thái tích cực từ Google. Vậy Sitelinks Search Box là chức năng gì và tại sao Google lại đưa ra động thái như vậy? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau của LPTech nhé!

Google thông báo về việc ngừng hiển thị Sitelinks Search Box trên SERP 

Google vừa thông báo rằng từ ngày 21 tháng 11 năm 2024, hộp tìm kiếm sitelinks (Sitelinks Search Box) sẽ chính thức bị gỡ bỏ khỏi kết quả tìm kiếm trên toàn thế giới. Đây là một thay đổi nhằm mục đích đơn giản hóa giao diện kết quả tìm kiếm sau khi Google nhận thấy rằng tính năng này đã dần mất đi sự phổ biến trong suốt hơn 10 năm qua.

Theo Google, việc này sẽ không ảnh hưởng đến thứ hạng của website hay các yếu tố khác như sitelinks tiêu chuẩn. Và các chủ website không cần phải lo lắng về dữ liệu có cấu trúc (structured data) liên quan đến Sitelinks Search Box trên website của mình. Mặc dù có thể gỡ bỏ dữ liệu cấu trúc này nếu muốn, nhưng Google xác nhận rằng nó sẽ không gây ra lỗi hay ảnh hưởng đến báo cáo trong Google Search Console.

Sau khi tính năng này bị loại bỏ, Google cũng sẽ ngừng cung cấp báo cáo về rich results liên quan đến hộp tìm kiếm sitelinks trong GSC và công cụ kiểm tra dữ liệu cấu trúc Rich Results Test cũng sẽ ngừng báo cáo loại dữ liệu này. 

Sitelinks Search Box là gì?

Sitelinks Search Box là một tính năng đặc biệt của Google, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin cụ thể ngay trong một website trực tiếp từ kết quả tìm kiếm của Google. Thay vì vào trang chủ và sử dụng thanh tìm kiếm của trang web, người dùng có thể nhập truy vấn trực tiếp vào hộp tìm kiếm này và nhận kết quả cụ thể từ trang đó.

Sitelinks Search Box được giới thiệu lần đầu tiên vào hơn 10 năm trước nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng, giúp họ tìm thấy thông tin cụ thể một cách nhanh chóng mà không phải điều hướng qua nhiều trang con. Đặc biệt, tính năng này phổ biến với các trang web lớn có cấu trúc phức tạp, nhiều trang con như trang thương mại điện tử, báo chí hay các diễn đàn lớn.

Tuy nhiên, như thông báo mới nhất từ Google ở trên, tính năng này đã chính thức ngừng hoạt động từ ngày 21 tháng 11 năm 2024.

Sitelinks Search Box hiển thị như thế nào trên kết quả tìm kiếm?

Sitelinks Search Box thường hiển thị dưới dạng một hộp tìm kiếm nhỏ nằm ngay bên dưới kết quả tìm kiếm chính của website. Kết quả tìm kiếm chính là đường dẫn tới trang chủ hoặc trang chính của website đó. Bên dưới là các liên kết phụ (sitelinks) đưa người dùng đến những trang con phổ biến hoặc hữu ích trên website.

Ví dụ, khi người dùng tìm kiếm tên của một thương hiệu lớn như "24h", kết quả tìm kiếm không chỉ hiển thị liên kết dẫn đến trang chủ của 24h, mà còn có thể có thêm một hộp tìm kiếm nhỏ. Người dùng có thể gõ vào hộp tìm kiếm này các sản phẩm cụ thể, chẳng hạn như "ngoại hạng anh", và kết quả sẽ đưa họ đến trang kết quả tìm kiếm trên 24h với các sản phẩm liên quan đến "ngoại hạng anh".

Vai trò của Sitelinks Search Box

Sitelinks Search Box đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng, đặc biệt đối với những website có lượng nội dung lớn và nhiều trang con. Dưới đây là một số lợi ích chính của Sitelinks Search Box:

Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX)

Sitelinks Search Box giúp người dùng tìm kiếm nhanh chóng nội dung hoặc sản phẩm cụ thể mà không cần phải truy cập vào trang chủ rồi mới sử dụng thanh tìm kiếm nội bộ. Điều này làm giảm thời gian điều hướng và mang lại trải nghiệm mượt mà hơn, đặc biệt khi người dùng đang tìm kiếm thông tin trong các trang web có cấu trúc phức tạp.

Tăng khả năng tương tác của website

Với hộp tìm kiếm hiển thị ngay trong kết quả tìm kiếm, người dùng có thể dễ dàng truy cập sâu vào trang web. Điều này có thể dẫn đến việc tăng tỷ lệ tương tác, thời gian truy cập và giảm tỷ lệ thoát (bounce rate), bởi người dùng tìm thấy nội dung họ cần một cách nhanh chóng.

Hỗ trợ các website có nội dung phong phú

Với các website lớn như thương mại điện tử hoặc trang tin tức, việc người dùng phải điều hướng qua nhiều danh mục hoặc trang con có thể trở nên khó khăn. Sitelinks Search Box giúp đơn giản hóa quy trình này, giúp người dùng tìm thấy thông tin một cách dễ dàng hơn ngay từ kết quả tìm kiếm Google.

Gián tiếp hỗ trợ SEO

Khi Sitelinks Search Box xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, nó giúp website của bạn chiếm nhiều không gian hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Điều này không chỉ tạo sự nổi bật cho website mà còn có thể tăng khả năng người dùng nhấp chuột vào trang của bạn.

Dù ai cũng biết Sitelinks Search Box không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng SEO, nhưng nó có thể gián tiếp giúp website nhận được nhiều lượt truy cập hơn, từ đó cải thiện các chỉ số SEO khác như tỷ lệ nhấp (CTR).

Tại sao Google ngừng hỗ trợ Sitelinks Search Box?

Dù Sitelinks Search Box mang lại nhiều lợi ích, Google quyết định ngừng hỗ trợ tính năng này vì nhiều lý do:

Giảm mức độ sử dụng

Theo Google, việc sử dụng Sitelinks Search Box đã giảm dần qua thời gian. Người dùng ngày càng ít sử dụng tính năng này, đặc biệt khi công cụ tìm kiếm của Google đã trở nên thông minh hơn, cung cấp kết quả chính xác và nhanh chóng hơn mà không cần người dùng phải tìm kiếm lại thông tin trong các trang web.

Đơn giản hóa kết quả tìm kiếm

Google luôn hướng tới việc tối ưu hóa giao diện kết quả tìm kiếm để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Việc loại bỏ các yếu tố không còn được sử dụng nhiều, như Sitelinks Search Box, giúp kết quả tìm kiếm trở nên đơn giản, gọn gàng và tập trung hơn vào nội dung cốt lõi mà người dùng quan tâm.

Ngoài ra...

Dưới góc nhìn của người làm SEO, Sitelinks Search Box trước đây được hỗ trợ cho rất ít website. Việc này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng về độ hiển thị trên kết quả tìm kiếm của các website chung lĩnh vực khác. 

Giả sử chúng ta đang xét đến lĩnh vực "điện thoại di động". Trước khi Google ngừng hỗ trợ Sitelinks Search Box, có thể chỉ có các website lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Lazada mới có hộp tìm kiếm ngay trên kết quả tìm kiếm của Google. Điều này đồng nghĩa với việc:

  • Đối với người dùng: Khi tìm kiếm một mẫu điện thoại cụ thể trên Google, người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy ngay sản phẩm mình cần trên các website lớn kể trên thông qua hộp tìm kiếm tích hợp.
  • Đối với các website nhỏ hơn: Các cửa hàng bán lẻ điện thoại nhỏ hơn, dù có sản phẩm tương tự và giá cả cạnh tranh, nhưng lại không có hộp tìm kiếm này. Điều này khiến họ khó tiếp cận được khách hàng tiềm năng, dù người dùng có thể đang tìm kiếm sản phẩm của họ.

Qua đó có thể thấy việc Google ngừng hỗ trợ Sitelinks Search Box sẽ loại bỏ đi một lợi thế cạnh tranh lớn của các website lớn. Các ông lớn trong ngành sẽ ít nhiều mất đi khả năng "đè đầu cưỡi cổ" các trang nhỏ hơn. Các website nhỏ hơn sẽ có cơ hội hiển thị và cạnh tranh công bằng hơn trên SERP. Và người dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ. 

Tóm lại, việc Google ngừng hỗ trợ Sitelinks Search Box là một động thái tích cực, giúp tạo ra một sân chơi công bằng hơn cho tất cả các website. Tuy nhiên, các website nhỏ hơn vẫn cần phải đầu tư vào SEO và các hoạt động marketing khác để tăng khả năng hiển thị và thu hút khách hàng.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Google cập nhật chính sách trả lại hàng

Cập nhật chính sách trả lại hàng của Google: bao gồm tài liệu về dữ liệu cấu trúc sản phẩm, cách thiết lập chính sách trả lại hàng trên...

Bản cập nhật nội dung hữu ích của Google cho...

Bản cập nhật nội dung hữu ích được xây dựng hướng đến những nội dung tốt hơn, mang đến trải nghiệm hài lòng người dùng. Nếu nội dung...

Bài viết mới nhất


Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về repository là gì!

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm hiểu ngay!

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ hiện đại.

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công dụng của...

Thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên có thật nhều sức khoẻ, và thành công hơn trong năm 2025

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao để sử dụng...

Solidity là gì? Tổng quan về ngôn ngữ Solidity...

Solidity là ngôn ngữ lập trình hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Ethereum. Tìm hiểu ngay!

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.