Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (3 Reviews)

Zalo là một "mảnh đất màu mỡ" với lượng người dùng khổng lồ, nhưng lại chưa thực sự được nhiều doanh nghiệp khai thác thực hiện các chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên gần đây đã có nhiều brand lớn chú ý đến ứng dụng này để đón đầu xu hướng thói quen người dùng. Hôm nay hãy cùng LPTech tìm hiểu về đinh nghĩa và các loại hình của quảng cảo Zalo nhé!

Quảng cáo Zalo là gì?

Quảng cáo Zalo hay Zalo Ads, là hình thức quảng cáo cho phép các cá nhân/doanh nghiệp tự do tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo của mình trên hệ sinh thái Zalo. Các quảng cáo của Zalo sẽ được phân phối trên Zalo App ( Media box, Tab thêm, Tab nhật ký) và Zalo Network (Zing MP3, Zing News, App Zalo, Báo mới)

quảng cáo zalo ads

So với các hình thức quảng cáo khác thì Zalo Ads còn khá mới mẻ và chưa hoàn thiện. Thế nhưng với lượng user "KHỦNG" không ngừng tăng lên cũng như mức độ phổ biến tại Việt Nam thì dự đoán tương lai quảng cáo Zalo sẽ bùng nổ và là phần không thể thiếu trong các chiến lược Marketing của các thương hiệu.

Tại sao nên chạy quảng cáo Zalo?

Dễ dàng thấy Zalo là ứng dụng thân thuộc được nhiều người Việt Nam sử dụng. Xung quanh chúng ta từ bạn bè, anh chị, ba mẹ hay kể ông bà đều ít nhiều sử dụng zalo hằng ngày để nhắn tin, gọi điện,....

Và theo thống kê, hiện nay đã có hơn 100 triệu người dùng trên Zalo. Với con số khổng lồ này Zalo không chỉ là ứng dụng nhắn tin được yêu thích nhất tại Việt Nam mà còn là kênh marketing truyền thông hiệu quả.

"Dù ra mắt khi thị trường đã có sẵn những ‘ông lớn’ như Facebook Messenger, Skype hay WhatsApp, Zalo vẫn thể hiện sức tăng trưởng chóng mặt của mình nhờ việc không ngừng cải tiến và cập nhật những tính năng mới…" - Adsota đánh giá.

Bên cạnh đó, người dùng chủ yếu của Zalo có độ tuổi lý tưởng từ 18-40 và về giới tính nam chiếm 62% và nữ chiếm 38%. Đây là phân khúc khách hàng có tỷ lệ mua hàng cự kỳ tốt nên quảng cáo trên nền tảng Zalo sẽ là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp tiếp cận lượng khách hàng khổng lộ và tăng tỷ lệ mua hàng hiệu quả.

>> Vậy nên nắm được tầm quan trọng cũng như thực hiện Zalo Marketing đúng cách, cá nhân/doanh nghiệp có thể đạt được những kết quả đột phá.

So sánh quảng cáo Zalo và quảng cáo Facebook?

Để đồng nhất, LPTech sẽ so sánh quảng cáo giữa 2 mạng xã hội Zalo và Facebook trên những phương diện sau:

Lượng khách hàng tiềm năng

Mặc dù Facebook là mạng xã hội đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm nhưng theo số liệu thống kê vào năm 2018 trong tổng số người sử dụng Internet tại Việt Nam từ 16 đến 64 tuổi, lượng người dùng Facebook Messenger chiếm 79% nhưng con số đã giảm xuống còn 74% trong năm 2019, bằng với lượng người dùng ứng dụng Zalo lúc bấy giờ.

Đến năm 2020, tỷ lệ người dùng Facebook Messenger có sự tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn Zalo. Cụ thể, Facebook Messenger đạt 75,8% và Zalo là 76,5%. Đây cũng là năm đánh dấu sự “soán ngôi” của Zalo để trở thành ứng dụng nhắn tin có tỷ lệ người dùng "cao nhất" Việt Nam.

quảng cáo zalo ads

Và theo báo cáo mới nhất của Decision Labs cũng cho thấy ở mảng Social Platform, trong năm Quý 1- 2021, Zalo đã vượt Facebook và Youtube trở thành mảng xã hội phổ biến của GenZ với tỷ lệ sử dụng lên đến 94%. Cùng kỳ năm ngoái, tỉ lệ này lần lượt là 84%, 95% và 72% với Zalo, Facebook và Youtube. Ở GenY, trong năm 2021, Zalo hiện đang xếp trên Youtube với 88%..

Từ đây có thể thấy lượng người dùng Zalo vẫn tiếp tục tăng cao và nằm trong phân khúc khách hàng tiềm năng mà nhiều doanh nghiệp nhắm đến.

Mức độ phổ biến

Facebook đã thịnh hành từ nhiều năm nay và được giới trẻ ưa chuộng. Nhưng xét về độ dễ sử dụng thì nhiều người lớn tuổi cũng như những người không tiếp xúc nhiều với mạng xã hội khó có thể sử dụng thành thạo Facebook.

Nhưng với Zalo thì dễ dàng hơn, đến người lớn tuổi vẫn có thể sử dụng tốt được. Minh chứng là ta có thể thấy ba mẹ hay ông ba sử dụng zalo cũng rất nhiều.

Tỷ lệ tiếp cận khách hàng

Nếu chạy các chiến dịch quảng cáo cộng đồng trên Facebook thì tỷ lệ tiếp cận của 1 bài post chỉ đạt được 10% tỷ lệ người theo dõi Fanpage ( theo thuật toán của Facebook công bố).

Tuy nhiên đối với Zalo (còn được gọi là Zalo OA) thì tỷ lệ tiếp cận của 1 bài post sẽ đạt được 100%, tức là tất cả những người theo dõi Zalo OA của bạn đều sẽ nhận được bài post. Ngoài ra, với dịch vụ ZNS mới được Zalo mở rộng còn cho phép doanh nghiệp tiếp cận với tất cả người dùng Zalo chỉ cần có thông tin số điện thoại khách hàng.

Khả năng kết nối với khách hàng cao

Nếu như bạn chưa biết thì Facebook đã chặn tính năng "tìm kiếm qua số điện thoại"và đây là một hạn chế nếu các doanh nghiệp nào muốn thu thập số điện thoại của khách hàng.

Bởi nếu có số điện thoại của khách hàng thì nhà cung cấp sẽ dễ dàng kết nối trực tiếp hơn. Nhưng với Zalo thì điều này thì rât dễ dàng vì vậy với Zalo bạn sẽ chăm sóc khách hàng, đưa các chương trình khuyến mại và chạy “remarketing” dễ dàng hơn so với Facebook.

Tối ưu hóa chi phí

Zalo là một thị trường hoàn toàn mới, đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh tại đây còn rất thấp so với Facebook vì vậy thay vì đổ chi phí vào một mảnh đất đã quá cạnh tranh nhưng ngược lại bạn đầu tư vào Zalo thì cùng một kết quả thu được nhưng chi phí bạn bỏ ra sẽ thấp hơn rất nhiều. Bạn có thể cân đo đong đếm tài chính để sử dụng hợp lý hơn.

Các hình thức quảng cáo Zalo phổ biến

Hiện nay, quảng cáo Zalo được chia làm 4 loại chính là: quảng cáo trên Website, Official Account, quảng cáo sản phẩm, quảng cáo shop theo danh mục. Dưới đây LPTech sẽ tách và phân tích từng loại cụ thể giúp bạn đọc nắm rõ hơn:

Quảng cáo tin nhắn Zalo

Đây là loại quảng cáo Zalo dễ tiếp cận nhất với khách hàng mà không khiến họ khó chịu. Đơn giản, sản phẩm của bạn sẽ được quảng bá qua nội dung tin nhắn trên Zalo.

quảng cáo tin nhắn zalo

Nội dung tin nhắn của bạn có thể là tin nhắn, video hoặc hình ảnh,...có đầu tư trau chuốt kỹ lưỡng. Quan trọng nhất là nội dung đó phải đánh trúng customer insight, phải thu hút đối tượng người đọc bấm vào xem.

Quảng cáo của bạn sẽ được gửi qua tin nhắn đồng loạt đến nhóm độ tượng khách hàng mục tiêu mà bạn đã chọn. Và chỉ khi người dùng nhấp vào và đọc tin nhắn tiếp thị của bạn thì mới tính phí quảng cáo. Do đó, mục đích quảng bá sản phẩm, lan truyền thương hiệu của bạn sẽ được thành công và chi phí quảng cáo được tiết kiệm tối đa.

Quảng cáo Zalo Sticker

Hình thức quảng cáo Zalo này dành cho những doanh nghiệp, đơn vị đang phát triển những bộ sticker phục vụ nhu cầu thể hiện cảm xúc của người dùng Zalo. Mục đích chính là để quảng bá thương hiệu, tăng độ nhận biết và tăng doanh số bán hàng chỉ là phụ.

Kiểu quảng cáo Zalo này xuất hiện khá sớm nhưng chỉ phổ biến trong thời gian gần đây. Bạn có thể thấy các ví dụ cụ thể như Sticker Coca-cola, khi người dùng nhìn thấy sticker này nhiều người biết rằng đó là hãng nước ngọt. Còn một số người chưa biết sẽ tò mò tìm hiểu hoặc được người khác chia sẻ cho biết.

Do đó, nó thường phù hợp hơn với các ông lớn, còn các cơ sở bán hàng nhỏ lẻ thường rất ít sử dụng.

Một số lưu ý đặc biệt quan trọng khi sử dụng quảng cáo Zalo Sticker:

  1. Đặt tiêu đề cho Sticker không quá 30 ký tự Chọn Sticker với định dạng .png (Zalo không cho phép bạn dùng định dạng khác)
  2. Lựa chọn 4 kích cỡ cho sticker: 50×50; 130×130; 240×240; 360×360.
  3. Lựa chọn giữa 2 dạng sticker sound và sticker animation.

Quảng cáo Zalo trên trang nhật ký người dùng

Khi người dùng lướt nhật ký zalo bắt gặp những mẩu quảng cáo đó chính là hình thức quảng cáo Zalo trên nhật ký người dùng. Loại quảng cáo trên nhật ký tiếp xúc với khách hàng tự nhiên hơn trong lúc khách hàng lướt đọc tin tức.

Bạn chỉ cần chú ý những điều sau: 

  1. Nội dung mô tả sản phẩm cần thuyết phục, hấp dẫn khách hàng như chỉ trong vòng 40 ký tự đổ lại.
  2. Chọn lựa chỉnh ảnh cho quảng cáo với kích thước 300x300 pixels.
  3. Sử dụng định dạng png cho hình ảnh.
  4. Kích thước chuẩn cho banner là 1200x900 pixels và 1200x675 pixels.
  5. Bạn có thêm Call to Action vào quảng cáo và hướng người tiêu dùng vào Zalo OA.

quảng cáo zalo ads

Quảng cáo Zalo trong top danh mục 

Các thương hiệu/ shop uy tín sử dụng account đã xác thực có thể lựa chọn hình thức quảng cáo này. Account của bạn cũng cần phải đăng ký tối thiểu 1 tháng gói dịch vụ quảng cáo mới được.

Hình thức quảng cáo zalo này là gói lớn nhất, nó cũng mang đến hiệu quả lớn cho doanh thu và tăng độ nhận biết sản phẩm và thương hiệu.

Cách tính phí quảng cáo Zalo Ads

Hình thức tính phí phổ biến nhất của Zalo Ads là tính theo CPC – trả cho hành vi có ý nghĩa tới việc kinh doanh của bạn. Mức giá này là giá đấu thầu giữa các nhà quảng cáo cùng tham gia quảng cáo trên hệ thống.

Vì vậy bạn hoàn toàn chủ động thay đổi mức giá này để tăng thêm sức cạnh tranh và hiện quả cho quảng cáo của bạn. Ngoài ra, Zalo Ads còn hỗ trợ một số hình thức tính phí khác như CPV, CPM…

Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Zalo hiệu quả

Trong tất cả những hình thức quảng cáo Zalo trên, bạn có thể thấy Zalo Official Account là hình thức có lợi nhất vừa tăng doanh số vừa tăng độ nhận biết cho doanh nghiệp từ nhỏ tới lớn. Ngay cả những nhà buôn bán nhỏ lẻ cũng có thể sử dụng hình thức quảng cáo Zalo Ads này dễ dàng.

Vậy làm thế nào để tối ưu chi phí, chạy quảng cáo hiệu quả nhất? Hãy xem các bước hướng dẫn thực hiện sau của LPTech:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản Zalo với Account xác thực được tối thiểu 1 tháng.

Bước 2: Tạo quảng cáo Zalo Official Account

Truy cập trang tạo quảng cáo của Zalo → Bấm chọn Zalo Official Account → Chọn page để bắt đầu quảng cáo → Đặt tên cho chiến dịch → Chọn Tạo quảng cáo.

quảng cáo zalo ads

Bước 3: Lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu

Bước này nhằm hướng đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, tránh lãng phí tài nguyên quảng cáo. Hãy xem phần phạm vi quảng cáo để chọn lọc, khoanh vùng đối tượng mục tiêu.

  1. Địa điểm (Places): Nơi (tỉnh/thành phố) bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện
  2. Giới tính: Đối tượng khách hàng của bạn là nam hay nữ hay là cả 2.
  3. Tuổi (Ages): Chọn độ tuổi của khách hàng mục tiêu bằng cách kéo thanh tuổi sao cho phù hợp.
  4. Nền tảng: Bạn muốn chạy quảng cáo trên nền tảng nào? Có thể chọn Android/iOS/ Windows phone.

Bước 4: Cân nhắc chi phí và thời gian bỏ ra cho quảng cáo

Bạn cần phải thiết lập giá cho mỗi lượt click quảng cáo. Để việc chạy quảng cáo có hiệu quả, bạn cần:

Để giá mỗi lượt click cao hơn giá tối thiểu được đề xuất. Nên theo dõi thống kê từng ngày bằng cách cài đặt cú click theo ngày. Tổng số click quảng cáo×số click nhỏ hơn số tiền trong tài khoản.

Bước 5: Viết nội dung mô tả

Bạn cần điền tất cả những thông tin yêu cầu trong phần mô tả. Chọn các kích cỡ hình, sản phẩm như trên đã nói.

Bước 6: Lưu và chờ duyệt

Quảng cáo của bạn cần được đội ngũ kiểm duyệt trước khi đăng tải cho mọi người xem. Do đó, sau khi nhập hết nội dung cần thiết bạn hãy lưu lại và gửi để kiểm duyệt. Sau khi kiểm duyệt hoàn tất bạn sẽ bắt đầu quảng cáo. Ngược lại bạn sẽ nhận được thư ghi rõ lý do bài quảng cáo không được duyệt.

quảng cáo zalo ads

Tổng Kết

Thực tế quảng cáo zalo tiềm năng hơn Facebook rất nhiều. Bởi sự riêng tư được đánh giá cao trong nền tảng của Zalo, nên khách hàng quan tâm đến sản phẩm gì cũng không bị người thân bạn bè tò mò thấy. Đây là mảnh đất màu mỡ đặc biệt cho những sản phẩm tế nhị, vấn đề khó nói.

>> Xem thêm: Cách tiếp cận khách hàng hiệu quả trên Zalo cho doanh nghiệp

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và vận hành doanh nghiệp

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và...

BSC là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện và quản lý vận hành các mục tiêu chiến lược mới hiệu quả,

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở thành xu hướng?

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở...

C2C là một mô hình kinh doanh liên quan đến các giao dịch giữa các cá nhân với nhau và thường được hỗ trợ bởi một nền tảng trực tuyến....

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng trong kinh doanh

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng...

Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà những doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình tạo dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu.

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho Các Doanh Nghiệp?

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho...

Power BI là một công cụ phân tích dữ liệu cực kỳ mạnh mẽ đã được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến công...

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh doanh

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh...

Trong kinh doanh đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp (startup), MVP là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận...

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat trong bán hàng

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat...

Live chat là một trong những công cụ này được sử dụng phổ biến giúp bạn có thể chọn được sản phẩm, đối tác phù hợp nhất trong quá trình...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.