Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (2 Reviews)

Hình thức nhượng quyền thương mại hiện nay khá phổ biến. Đây là một loại quyền sở hữu cho phép bên nhận quyền sử dụng mô hình kinh doanh và thương hiệu của bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận.

Vậy cụ thể thì nhượng quyền thương mại là gì? Những lợi ích khi khởi nghiệp với mô hình này như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau!

Nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mạilà một mô hình hình kinh doanh cho phép bên nhận quyền tiếp cận với kiến thức, quy trình và nhãn hiệu kinh doanh độc quyền của bên nhượng quyền. 

Do đó cho phép bên nhận quyền bán sản phẩm hoặc dịch vụ dưới tên doanh nghiệp của bên nhượng quyền. Để đổi lấy việc mua nhượng quyền, bên nhận quyền thường trả cho bên nhượng quyền một khoản phí khởi động ban đầu và phí cấp phép hàng năm.

Nhượng quyền thương mại là gì? Những lợi ích khi khởi nghiệp với mô hình nhượng quyền

Để sử dụng mô hình nhượng quyền thương mại thì:

  1. Bên nhượng quyền (gọi tắt là bên A): Phải cung cấp, hướng dẫn đào tạo cũng như vận hành để giúp bên B bán sản phẩm/dịch vụ
  2. Bên nhận quyền (gọt tắt bên B): Phải trả tiền bản quyền cho bên nhượng quyền (Bên A) và ký hợp đồng đồng ý hoạt động theo các điều khoản quy định

Một ví dụ nổi tiếng về mô hình nhượng quyền thương mại đó là McDonalds. Trong nỗ lực phát triển doanh nghiệp toàn cầu của mình, McDonalds nhận ra rằng quá tốn kém để xây dựng toà nhà và vận hành nhà hàng.

Thay vào đó, họ quyết định bán quyền sử dụng tên cùng với sản phẩm, quy trình của mình. Bằng cách này tập đoàn không cần bỏ vốn ra nhưng vẫn có thể kiếm lại lợi nhuận và hơn thế là mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu.

Một cửa hàng McDonald nhận nhượng quyền thương mại phải trả cho tập đoàn một số tiền lớn mỗi năm để duy trì nhượng quyền thương mại của mình. Bên cạnh đó, phải tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu về sản xuất và chất lượng cụ thể. 

Lịch sử của hình thức nhượng quyền thương mại

Hiện nay, khởi nghiệp với mô hình nhượng quyền ngày càng phổ biến. Đây không phải là một mô hình mới mà nó xuất hiện từ lâu đời. Thực tế cho thấy mô hình này có từ thời trung cổ và Trung Quốc cổ đại.

Nhượng quyền thương mại hiện đại được cho là bắt đầu với Benjamin Franklin, người vào năm 1731 đã ký thỏa thuận nhượng quyền đầu tiên với Thomas Whitmarsh để cung cấp dịch vụ in ấn ở Charleston, Nam Carolina. Đầu những năm 1850, Isaac M. Singer một lần nữa tìm đến mô hình nhượng quyền để phân phối máy may Singer. 

Ngày nay, hình thức nhượng quyền thương mại này được áp dụng trong đa dạng ngành, đa lĩnh vực từ thực phẩm, đồ uống, y tế, giáo dục, đi lại cho đến du lịch, giải trí, làm đẹp,...Nó đóng góp lớn cho nền kinh tế nhiều nước. Đồng thời, nhượng quyền thương mại được xem là con đường sinh lợi cho người tìm kiếm tự do và ổn định tài chính.

Nhượng quyền thương mại và khởi nghiệp

Nếu bạn không muốn kinh doanh dựa trên ý tưởng của người khác, bạn có thể bắt đầu kinh doanh của riêng mình. Nhưng thành lập công ty của riêng bạn là một rủi ro, mặc dù nó mang lại phần thưởng cho cả tiền bạc và cá nhân. 

Khi bạn bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh của riêng mình, nhiều điều chưa biết. Sản phẩm của tôi có bán được không? Khách hàng sẽ thích những gì tôi cung cấp? Tôi sẽ kiếm đủ tiền để tồn tại chứ?

Tỷ lệ thất bại đối với các doanh nghiệp mới là cao. Khoảng 20% ​​công ty khởi nghiệp không tồn tại được trong năm đầu tiên. Khoảng 50% kéo dài đến năm thứ năm, trong khi chỉ 30% vẫn còn hoạt động kinh doanh sau 10 năm.

Nếu bạn mạo hiểm solo với ít vốn hoặc không có kinh nghiệm, bạn phải làm việc chăm chỉ gấp 10 lần người khác may ra mới thành công. Còn không, con đường nhượng quyền thương mại có thể là một lựa chọn khôn ngoan hơn.

Mọi người thường mua một nhượng quyền thương mại vì họ thấy câu chuyện thành công của các bên nhận quyền khác. Nhượng quyền cung cấp cho các doanh nhân cẩn thận một mô hình ổn định, đã được thử nghiệm để vận hành một doanh nghiệp thành công. Đặc biệt là khi tham gia vào một ngành công nghiệp cạnh tranh cao như ăn uống. 

Khởi nghiệp với mô hình nhượng quyền thương mại

Một lợi thế lớn khi mua nhượng quyền là bạn có quyền truy cập vào tên thương hiệu của một công ty đã có tên tuổi. Bạn sẽ không cần tốn tài nguyên để đưa tên và sản phẩm của mình đến với khách hàng.

Còn đối với bên nhượng quyền, đây là một cách để họ tăng thị phần hoặc phạm vi tiếp cận địa lý với chi phí thấp. Họ bán quyền sử dụng tên và ý tưởng của doanh nghiệp mình. Còn bên nhận quyền mua quyền này để bán hàng hóa hoặc dịch vụ của bên nhượng quyền theo mô hình kinh doanh và nhãn hiệu hiện có.

Lợi ích của nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại được xem là mô hình kinh doanh có nhiều ưu điểm và ít rủi ro. Đặc trưng nhất đó là nhân rộng được mô hình kinh doanh về tính chất địa lý sang nhiều lãnh thổ và thị trường khác nhau. 

Bởi doanh nghiệp nhượng quyền đã có thương hiệu, lượng khách hàng tiềm năng cùng một mô hình kinh doanh tốt nên khả năng tự tin về mức độ thành công cao hơn hẳn với các doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh.

Bên nhượng quyền

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại không những phổ biến trên thế giới mà còn ở cả Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp nhượng quyền sẽ:

  1. Mở rộng mô hình kinh doanh và hệ thống phân phối sản phẩm, dịch vụ… của mình một cách nhanh chóng nhất.
  2. Có thêm được nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền từ các bên nhận nhượng quyền.
  3. Giảm thiểu rủi ro và chi phí khi phát triển ở các thị trường mới 
  4. Tăng danh tiếng thương hiệu cho doanh nghiệp

Bên nhận nhượng quyền

Đối với bên nhận quyền sẽ nhận được nhiều các lợi ích như:

  1. Bạn không nhất thiết phải có kinh nghiệm kinh doanh mới có thể kinh doanh nhượng quyền. 
  2. Bên nhượng quyền hỗ trợ các chương trình đào tạo và tất tần tật để vận hành mô hình kinh doanh của họ như training nhân viên, lập kế hoạch tài chính, công thức kinh doanh, cách bố trí cửa hàng hoặc thậm chí cách thiết kế đồng phục nhân viên của bạn. 
  3. Thừa hưởng danh tiếng và hình ảnh, thực tiễn quản lý và làm việc đã được kiểm chứng của bên nhượng quyền. Tăng khả năng khách hàng biết về sản phẩm/dịch vụ bạn bán và mua hàng cao hơn.
  4. Tiết kiệm được đáng kể chi phí quảng cáo và được hỗ trợ liên tục.
  5. Tỷ lệ thành công cao hơn so với các doanh nghiệp mới thành lập.

Có thể thấy mô hình nhượng quyền thương mại là mô hình rất hiệu quả trong khởi nghiệp. Nó là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi nhất là trong thời điểm hiện nay. 

Nhượng quyền thương mại là gì? Những lợi ích khi khởi nghiệp với mô hình nhượng quyền

Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc tế (IFA), Việt Nam được xác định là thị trường nhượng quyền hấp dẫn tại khu vực Đông Nam Á....Và dự báo sẽ là điểm đến của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Cho nên, tương lai thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam sẽ đầy tiềm năng và được các ông lớn nhắm tới.

Một số hạn chế của mô hình nhượng quyền

Công việc kinh doanh luôn kèm với những rủi ro và với mô hình nhượng quyền thương mại mới này cũng không ngoại lệ. Bên nhượng quyền và bên nhận nhường quyền đều sẽ gặp một số hạn chế nhất định.

Bên nhượng quyền

Là bên trao quyền cho người khác được phép sử dụng thương hiệu, hình ảnh, các sản phẩm/ dịch vụ,... của mình để kinh doanh. Tuy nghe có vẻ họ sẽ không mất gì, tuy nhiên đối với doanh nghiệp nhượng quyền ít nhất sẽ gặp các khó khăn sau:

  1. Phải luôn quyền kiểm soát các cửa hàng.
  2. Dễ bị ảnh hưởng xấu. Bởi có thể "một con sâu làm sầu nồi canh", chỉ cần 1 cửa hàng làm ăn không tuân thủ quy định, có thể gây mất danh tiếng, thương hiệu bao năm bạn dày công xây dựng.
  3. Xảy ra tranh chấp giữa các cơ sở kinh doanh.

Bên nhận nhượng quyền

Tương tự, đối với bên nhận nhượng quyền thương mại cũng gặp nhiều hạn chế như:

  1. Phải đạt nhiều yêu cầu mới có thể được nhượng quyền
  2. Chia sẽ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền.
  3. Dễ xảy ra cạnh tranh trong chuỗi
  4. Không phải thương hiệu riêng của cá nhân nên sẽ kiềm hãm sự sáng tạo
  5. Luôn bị kiểm soát và hoạt động theo nguyên tắc đã định sẵn, không linh hoạt
  6. Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh…
  7. Phải trả phí nhượng quyền và chia lợi nhuận hằng năm.

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và vận hành doanh nghiệp

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và...

BSC là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện và quản lý vận hành các mục tiêu chiến lược mới hiệu quả,

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở thành xu hướng?

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở...

C2C là một mô hình kinh doanh liên quan đến các giao dịch giữa các cá nhân với nhau và thường được hỗ trợ bởi một nền tảng trực tuyến....

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng trong kinh doanh

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng...

Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà những doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình tạo dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu.

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho Các Doanh Nghiệp?

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho...

Power BI là một công cụ phân tích dữ liệu cực kỳ mạnh mẽ đã được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến công...

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh doanh

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh...

Trong kinh doanh đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp (startup), MVP là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận...

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat trong bán hàng

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat...

Live chat là một trong những công cụ này được sử dụng phổ biến giúp bạn có thể chọn được sản phẩm, đối tác phù hợp nhất trong quá trình...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.